Đề kiểm tra chất lượng tháng 2 Tiếng việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Triệu Đề

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng tháng 2 Tiếng việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Triệu Đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRIỆU ĐỀ 
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 2 
Môn : Tiếng Việt - lớp 4
(Thời gian làm bài : 40 phút)
Họ và tên học sinh:..Lớp:..
Ghi lại chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng
Câu 1. 7. Từ nào chứa tiếng “trung” với nghĩa là “ở giữa”.
 A. Trung hậu. B. Trung kiên. C. Trung tâm. D. Trung thành.
Câu 2. Có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu:
 A. Võ sĩ;	B. Tráng sĩ;	C. Hiệp sĩ;	D. Dũng sĩ.
Câu 3. Từ nào dưới đây có nghĩa là " Độc ác và tàn nhẫn"?
 A. Ác báo. B. Ác liệt.	 C. Ác cảm.	 	 D. Tàn ác.
Câu 4. Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy:
 A. Nhỏ nhắn.	 B. Nhè nhẹ.	C. Nhỏ nhẹ.	D. Nhẹ nhàng.
Câu 5. Chọn câu trả lời đúng nhất.
 Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là 
 A. Lời nói của một nhân vật. B. Lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
 C. Gồm cả 2 ý A và B.
Câu 6. Chọn câu trả lời đúng nhất:
 Từ ghép là từ gồm 
 A. 1 tiếng;	B. 2 tiếng;	C. 3 tiếng; 	D. 2 tiếng trở lên.
Câu 7. Chọn đáp án đúng nhất:
Tính từ là những từ dùng để miêu tả:
A. Đặc điểm hoặc tính chất của sự vật. B. Hoạt động, trạng thái của sự vật.
C. Gồm cả hai ý trên.
Câu 8. Từ nào viết sai chính tả?
A. Giọt sương;	B. Xương sườn;	C. Tưởng tượng;	D. Con Lươn.
Câu 9. Trong các câu sau câu nào là câu hỏi:
A. Anh hỏi cô bé sao lại khóc.
B. Anh hỏi cô bé : Sao lại khóc ?.
C. Anh nói với cô bé: “ Cháu khóc đi”.
Câu 10. Câu nào dưới đây có dùng biện pháp so sánh?
A. Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
B. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
C. Chúng tôi sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
Câu 11. Trong bài Tuổi Ngựa, Ngựa con muốn đi những đâu?
A. Miền đồng bằng;	B. Miền trung du;	
C. Vùng đất đỏ;	 D. Tất cả những nơi trên.
Câu 12. Câu: "Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới vớt cá ". Có vị ngữ là:
A. Đang tung lưới bắt cá.	 B. Đang tung lưới.	 C. Vớt cá.	
Câu 13 Câu thơ nào dưới đây có từ ngữ viết sai chính tả:
A. Đây con sông xuôi dòng nước trảy B. Bốn mùa soi từng mảnh mây trời.
	C. Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy 	 D. Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.
Câu 14. Xác định vị ngữ trong câu sau:
 Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
A. Rộng dài.	 B. Trổ ra mạnh mẽ.	 C. Nõn nà.	D. Cả 3 ý trên.
Câu 15. Trong các nhóm từ ngữ sau, nhóm nào dùng để miêu tả cây cối?
A. Duyên dáng, mượt mà, xanh láng bóng.
B. Bụ bẫm, nõn nà, mơn mởn, tươi rói.
C. Nguy nga, đồ sộ, xinh xắn, rung rinh.
Câu 16. Chọn đáp án đúng nhất:
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:
A. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
B. Phần chú thích trong câu.
C. Các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Gồm cả 3 ý trên.
Câu 17. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ nhân hậu?
 A. Hiền hậu. B. Nhân từ. C. Tàn bạo. D. Nhân ái.
Câu 18. Dòng nào dưới đây nêu dúng nghĩa của tiếng “hiền” trong các từ: hiền tài, hiền triết, hiền hoà?
 A. Người hiền lành và tốt tính.
 B. Người có đức hạnh và tài năng.
 C . Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 19. Em hiểu nghĩa của câu “Lá lành đùm lá rách” là như thế nào?
 A. Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn.
 B. Giúp đỡ, san xẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
 C. Người may mắn giúp đỡ người gặp bất hạnh.
Câu 20. Có mấy từ phức trong hai câu thơ sau?
 Chỉ còn truyện cổ thiết tha
 Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
 A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ
 Câu 21. Có mấy từ láy trong hai câu thơ trên?
 A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ
Câu 22 Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ ghép tổng hợp?
 A. Trái cây, xe máy, đường sữa, xe đạp, đường bộ.
 B. Tươi ngon, nhà cửa, bát đũa, bàn ghế, tình nghĩa.
 C.Tàu hoả, đường biển, ôtô, dưa hấu, máy bay.
Câu 233. Tác giả dùng biện pháp gì để tả tre Việt Nam trong hai câu thơ sau: 
 Lưng trần phơi nắng phới sương
 Có manh áo cộc tre nhường cho con.
 A. So sánh B. Nhân hoá. C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 24. Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy?
 A. Háo hức, cheo leo, mênh mông, chầm chậm. 
 B. Háo hức, cheo leo, lặng im, mênh mông, chầm chậm. 
 C. Chắc khoẻ, mong manh, cheo leo, se sẽ. 
Câu 25. Người ngay thẳng không sợ bị nói xấu là nghĩa của thành ngữ nào dưới đây?
 A. Cây ngay không sợ chết đứng. 
 B. Thẳng như ruột ngựa. 
 C. Đói cho sạch, rách cho thơm. 

File đính kèm:

  • docDE THI TRAC NGHIEM MON TV4 SAU 24 TUAN HOC.doc