Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 4

doc13 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào?
 Vua quan chỉ lo ăn chơi sa đọa.
 Những kẻ có quyền thế ra sức vơ vét của dân để làm giàu.
 Nhà nước không quan tâm đến công việc đê điều. Nhiều năm mất mùa, cuộc sống của nhân dân rất cơ cực.
x Cả ba ý trên đều đúng.
Nông dân, nô tì làm gì trước cuộc sống khổ cực và bị bốc lột tàn tệ ?
 Cam chịu cuộc sống hiện tại.
x Nổi dậy đấu tranh.
 Bỏ quê hương vào Nam khai khẩn đất hoang.
 Chạy lên biên giới phía Bắc kiếm sông.
Người đã dâng sớ xin chém 7 viên quan cuối thời Trần là :
 Phạm Sư Mạnh	x Chu Văn An
 Nguyễn Trung Ngạn	 Lê Quát
Hồ Quý Ly là:
 Người thông minh, học giỏi.
 x Một vị quan có tài.
 Người mưu mô xảo quyệt.
 Người tham lam, độc ác
Hồ Quý Ly lên làm vua và lập ra nhà Hồ bằng cách:
 x Truất ngôi vua Trần và tự xưng là vua
 Được quan lại nhà Trần tôn lên làm vua
 Giết vua Trần rồi lên làm vua
 Gây chia rẽ trong triều đình nhà Trần
Sau khi lên làm vua, lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly dời đô về:
 Hoa Lư (Ninh Bình) x Tây Đô (Vĩnh Lộc – Thanh Hóa)
 Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) Lam Sơn (Thọ Xuân – Thanh Hóa)
Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly:
 Thay thế các quan cao cấp của Nhà Trần bằng những người tài giỏi
 Đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân
 Quy định lại số ruộng cấp cho quan lại, quý tộc, nếu thừa phải trả lại cho nhà nước
 Quy định lại số nô tì phục vụ trong các gia đình quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước
 Các nhà giàu phải bán thóc cho nhà nước khi có nạn đói
 x Tất cả các ý trên
Nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh để đất nước ta bị nhà Minh đô hộ là vì:
 Chỉ lo xây thành lũy để chống giặc
 Chỉ dựa vào quan lại quý tộc để chống giặc
 x Không huy động được sức mạnh của toàn dân để chống giặc mà chỉ dựa vào quân đội
 Chỉ lo chế tạo vũ khí
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
Ai chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mai phục giặc ở Chi Lăng:
 Trần Thủ Độ Nguyễn Trãi
 Trần Hưng Đạo x Lê Lợi
Lê Lợi là người như thế nào?
 Là một nhà quân sự đại tài
 Là một ông quan rất nghiêm khắc
 x Là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa)
 Là một địa chủ giàu có
Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược :
 Nam Hán Tống Mông Nguyên x Minh
Không chịu cành đất nước bị giặc Minh đô hộ, Lê Lợi đã:
 Chiêu tập binh sĩ, xây dựng lực lượng
 Chọn Lam Sơn làm căn cứ địa cho cuộc khởi nghĩa
 Khi lực lượng nghĩa quân đã lớn mạnh, quyết định tiến quân ra Bắc
 x Cả ba ý trên đều đúng
Ải Chi Lăng là vùng đất như thế nảo?
 Là vùng sông sâu, nước chảy xiết
 x Là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hep, khe sâu, rừng cây um tùm
 Là vùng đồi trọc
 Là vùng có thành lũy kiên cố
Ải Chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta?
 Hà Giang Cao Bằng
 x Lạng Sơn Lào Cai
Nghĩa quân của Lê Lợi đã dùng mưu lế gì để đánh giặc Minh ?
 Khi quân Minh mới đến biên giới, quân ta đã tập trung quân đánh cho tơi bời
 Để cho quân Minh tiến vào nước ta một cách dễ dàng không chống cự gì cả
 x Lợi dụng địa hình hiểm trở của Ải Chi Lăng, nhử địch vào vùng đồng lầy rồi nhất loạt tiến công
 Chia quân làm hai gọng kìm : một đánh ở sau lưng, một đánh ở trước mặt, buộc địch phải chịu thua
Mục đích chính của Liễu Thăng khi kéo quân vào Lạng Sơn là gì ?
 Vơ vét của cải các tỉnh biên giới nước ta
 x Giải vây cho quân Minh đang bị quân ta vây hãm ở thành Đông Quan
 Để dẹp các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh
Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm :
 1407 x 1428 1426 
Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhân dân ta ?
 Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước
 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (1428), mở đầu thời Hậu Lê
 Từ đây, quân Minh không bao giờ dám sang xâm lược nước ta
 x Cả ba ý trên đều đúng
Ghi Đ hay S
 đ Chiến thắng Chi Lăng đã buộc quân Minh phải xin hàng, rút về nước
 s Chiến thắng Chi Lăng đã chấm dứt 40 năm đô hộ của nhà Minh đối với nước ta
 s Kể từ đây, phong kiến phương Bắc không dám sang xâm lược nước ta
 đ Chiến thắng Chi Lăng mở ra một thời kỳ ổn định, phồn vinh của nước ta dưới thời vua Lê Lợi
NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
Thời Hậu Lê, tên nước ta là :
 Đại Cồ Việt x Đại Việt
 Đại Ngu Vạn Xuân
Hãy xếp bốn ông vua đầu triều Hậu Lê theo 1, 2, 3, 4 đúng thứ tự từ trước đến sau :
3 Lê Nhân Tông x Lê Thánh Tông
 1 Lê Thái Tồ x Lê Thái Tông
Thời Hậu Lê, vua có uy quyền tuyệt đối vì :
 Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua
 Vua trực tiếp là Tổng chỉ huy quân đội
 Bãi bỏ một số chức quan cao cấp nhất như Tướng quốc, Đại tổng quản,Đại hành khiển
 Giúp việc cho vua có các Bộ và các viện
 x Tất cả các ý trên
Bản đồ đầu tiên của đất nước ta được vẽ vào thời vua nào vả có tên là bản đồ gì ?
 x Bản đồ Hồng Đức, vẽ vào thời Lê Thánh Tông
 Bản đồ Đại Việt, vẽ vào thời Lê Nhân Tông
 Bản đồ Đại Bảo, vẽ vào thời Lê Thái Tông
 Bản đồ Đại Việt, vẽ vào thời Lê Hiến Tông
Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là :
 Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ
 Bảo vệ chủ quyền quốc gia
 Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
 Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ
 x Tất cả các ý trên
Nội dung nào dưới đây của Bộ luật Hồng Đức không thể hiện sự tiến bộ :
 x Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ
 Bảo vệ lãnh thổ quốc gia
 Khuyến khích phát triển kinh tế
 Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
 Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ
Nhà Hậu Lê, đặc biệt lả đời vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lý đất nước ?
 Tổ chức quản lý đất nước rất chặt chẽ
 Cho vẽ bản đồ vả soạn Bộ luật Hồng Đức
 Bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội
 x Cả ba ý trên đều đúng
Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lý đất nước ?
 Vẽ bản đồ đất nước
 Quản lý đất nước không cần định ra pháp luật
 x Cho soạn Bộ luật Hồng Đức
Ngày nay, nhà nước ta còn thừa kế những nội dung cơ bản nào của Bộ luật Hồng Đức
 Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ
 x Bảo vệ chủ quyền quốc gia
 x Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
 x Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ
Ghi Đ trước những ý đúng khi mói về việc quản lý đất nước của nhà Hậu Lê :
 đ Khôi phục lại tên nước Đại Việt như trước đây
 đ Sử gọi nhà Hậu Lê để phân biệt với nhà Tiền Lê thời Lê Hoàn
 đ Tập trung quyền hành tuyệt đối vào tay vua
 Tuyển con gái đẹp vào cung
 đ Cho vẽ bản đồ đất nước gọi là bản đồ Hồng Đức để quản lý đất đai
 đ Lập ra các Bộ, Viện trong triều đình để giúp vua quản lý đất nước
Bộ luật Hồng Đức ra đời vào thời vua :
 Lê Nhân Tông x Lê Thánh Tông
 Lê Thái Tồ Lê Thái Tông
TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
Giáo dục được phát triển và chế độ đào tạo thật sự được quy định chặt chẽ vào thời :
 Thời Lý Thời Đinh
 Thời Trần x Thời Hậu Lê
Trong giáo dục, nhà Hậu Lê có những việc làm nào để khuyến khích học tập (a) và tổ chức học tập (b)
 b Dựng nhà Thái Học, dựng lại Quốc Tử Giám
 b Xây trường học có chỗ ở cho học sinh và cả kho sách
 a Quốc Tử Giám không chỉ thu nhận con cháu vua quan mà đón cả con em gia đình thường dân đến học, nếu học giỏi
 b Ở các địa phương, nhà nước cũng mở trường công bên cạnh các lớp học tư
Nội dung học tập, thi cử của nhà Hậu Lê là :
 Văn học Phật Giáo
 Chữ viết x Nho giáo
Thời Hậu Lê, mấy năm có một kì thi Hương và thi Hội ?
 2 năm x 3 năm 4 năm 5 năm
Việc làm nào thể hiện rõ Nhà Lê rất chú trọng đến việc tôn vinh người có tài :
 Nhà nước tổ chức lễ xướng danh (lễ đọc tên người thi đỗ)
 Lễ vinh quy (lễ đón tiép người đỗ đạt cao về làng)
 Khắc tên người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu
 x Tất cả các ý trên
Nhà Hậu Lê thực hiện chế độ tuyển chọn quan lại bằng cách :
 Người nào giàu có thì chọn ra làm quan
 Chỉ con em quan lại mới được ra làm quan
 Quan lại cứ giữ chức suốt đời
 x Theo định kì, nhà nước kiểm tra trình độ quan lại
Ghi Đ hay S:
 đ Văn Miếu ở Hà Nội hiện nay được lập từ thời Lý
 đ Đến thời Hậu Lê, giáo dục được phát triển và chế độ đào tạo mới thực sự được quy định chặt chẽ
 đ Bộ luật Hồng Đức là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta
Chọn các từ sau và điền vào chỗ trống: Trường Quốc Tử Giám, Thái học Viện, thi hương, thi hội, nho giáo, lễ vinh quy, bia tiến sĩ, lễ xướng danh
Cơ quan lo việc giáo dục cho cả nước
Thái Học Viện
Nơi thu nhận mọi học sinh giỏi vào học
Trường Quốc Tử Giám
Nội dung học tập để thi cử
Nho giáo
Ba năm thi một lần ở địa phương
Thi Hương
Ba năm thi một lần ở kinh thành 
Thi Hội
Lễ đọc tên người thi đỗ
Lễ xướng danh
Lễ đón rước người đỗ về làng
Lễ vinh quy
Bia đá khắc tên tuổi người đỗ cao
Bia Tiến sĩ
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
Nền văn học chiếm ưu thế ở thời Hậu Lê là :
 Văn học chữ Hán Nôm x Văn học chữ Hán 
 Văn học chữ Nôm Văn học chữ Quốc Ngữ
Người có nhiều tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm thời Hậu Lê là :
 Lê Thánh Tông x Nguyễn Trãi
 Nguyễn Mộng Tuân Lý Tử Tấn
1/Bình Ngô đại cáo
1 - c
a/Ngô Sĩ Liên
2/Hồng Đức quốc âm thi tập
2 - d
b/Lương Thế Vinh
3/Đại thành toán pháp
3 - b
c/Nguyễn Trãi
4/Đại Việt sử ký toàn thư
4 - a
d/Lê Thánh Tông
Các tác phẩm Quốc Âm thi tập, Ức Trai thi tập, Dư địa chí là của tác giả :
 Ngô Sĩ Liên x Nguyễn Trãi
 Nguyễn Quý Đức Lê Văn Hưu
Ghi Đ hay S :
 đ Thời Hậu Lê, văn học chữ Hán chiếm ưu thế
 s Thời Hậu Lê, văn học chữ Nôm chiếm ưu thế
 đ Lê Thánh Tông và Nguyễn Trãi là những người có nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm
 s Các tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê là : Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn
 đ Các nhà thơ, nhà văn tiêu biểu thời Hậu Lê là : Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Nguyễn Húc
 đ Thời Hậu Lê, văn học chữ Nôm vẫn không ngừng phát triển
ÔN TẬP
Điền tên các triều đại phù hợp :
Cổ Loa
Âu Lạc ; Ngô Quyền
Hoa Lư
Đinh Tiên Hoàng
Thăng Long
Nhà Lý ; Nhà Trần ; Nhà Hậu Lê
Tây Đô
Nhà Hồ
Điền sự kiện lịch sử phù hợp :
Năm 938
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
Năm 968
Đinh Bộ lĩnh thống nhất đất nước
Năm 981
Chiến thắng Bạch Đằng-Chi Lăng do Lê Hoàn lãnh đạo
Năm 1010
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
1075-1077
Kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2
Năm 1226
Nhà Trần thành lập
Năm 1400
Nhà Hồ thành lập
Năm 1428
Nhà Hậu Lê thành lập
TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH
Nhà Hậu Lê bắt đầu suy yếu vào thời gian :
 x Đầu thế kỷ XVI Đầu thế kỷ XVII
 Giữa thế kỷ XVI Cuối thế kỷ XVI
Ý nào dưới đây chỉ sự suy yếu của Nhà Lê ?
 Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm
 Quan lại chia bè phái, đánh giết lẫn nhau
 Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc
x Tất cả các ý trên
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn :
 Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính
 Con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàn vào trấn thủ vùng Thuận Hóa Quảng Nam
 Nguyễn Hoàn xây dựng lực lượng và đánh nhau với thế lực họ Trịnh
 x Tất cả các ý trên
Trong 50 năm, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bao nhiêu lần ?
 Năm lần Sáu lần x Bảy lần Tám lần
Con sông được lấy làm ranh giới phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài là :
 Sông Nhật Lệ (Quảng Bình) x Sông Gianh (Quảng Bình)
 Sông Hương (Huế) Sông Đà Rằng (Quảng Nam)
Hậu quả cuộc đấu tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến là :
 Đất nước bị chia cắt
 Đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau
 Vợ chồng, cha con phải chia lìa
 Hơn 200 năm loạn lac, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế đất nước
 x Tất cả các ý trên
Vua nào ở triều Lê bị nhân dân mỉa mai gọi là “vua quỷ” và “vua lợn”
 Lê Thái Tổ x Lê Tương Dực
 x Lê Uy Mục Lê Chiêu Tông
Trong hoàn cảnh suy yếu của Nhà Lê, điều gì đã xảy ra với đất nước ta?
 Giặc ngoại xâm kéo vào Vua Lê bị mất ngôi
 x Đất nước bị chia cắt
Ghi Đ hay S:
S Mạc Đĩnh Chi cầm đầu một số quan lại lật đổ triều Lê, lập nên triều Mạc năm 1527
 đ Nam triều và Bắc triều đánh nhau, gây ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm
 đ Năm 1592, Nhà Lê diệt được Nhà Mạc
 đ Sau khi chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc, đất nước lại rơi vào cảnh Trịnh – Nguyễn phân tranh
 s Họ Trịnh cai quản từ sông Gianh trở vào, gọi là Đàng Trong
 s Họ Nguyễn cai quản từ sông Gianh trở ra, gọi là Đàng Ngoài
Nước ta lâm vào thời kỳ chia cắt là do:
 Bị nước ngoài xâm lược
 Nhân dân ở mỗi địa phương nổi lên tranh giành đất đai
 x Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành quyền lợi
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
Trước thế kỷ XVI, Đàng Trong là vùng:
 Đất đã khai phá hết, đồng ruộng tốt tươi
 Xóm làng đông đúc
 x Đất hoang còn nhiều, dân cư thưa thớt
 Nhân dân làm ăn buôn bán tấp nập
Ý nào thể hiện Chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang:
 x Nông dân, quân lính được phép mang cả gia đình vào phía Nam khẩn hoang và được cấp lương thực trong nửa năm, cùng một số nông cụ
 Những người khẩn hoang được cấp tiền để đi đường
 Những người khẩn hoang được cấp nhà cửa tại nơi ở mới
 Những người khẩn hoang được cấp xe, ngựa để đi khai hoang
Công việc của những người đi khai hoang ở vùng đất phía Nam là:
 Chia thành từng đoàn người đi khai hoang
 Tiến sâu vào khai hoang ở tận đồng bằng sông Cửu Long
 Đi đến đâu họ lập làng, lập ấp đến đó
 Biến vùng đất hoang vắng ở phía Nam thành xóm làng đông đúc, trù phú
 x Tất cả các ý trên
Cuối thế kỉ XVI, từ Phú Yên trở vào có những dân tộc nào sinh sống?
 Người Chăm, người Khơ Me
 x Người Chăm, người Khơ Me, các dân tộc Tây Nguyên, người Việt
 Người Việt, người Khơ Me
 Người Chăm, các dân tộc Tây Nguyên
Cuộc sống của các dân tộc trên đất nước Việt Nam hồi bấy giờ là:
 Sống hòa hợp, đoàn kết để chống thiên tai và ách bóc lột
 Nền văn hóa lâu đời của các dân tộc hòa vảo nhau, bổ sung cho nhau
 Tạo nên một nền văn hóa thống nhất và có nhiều bản sắc
 x Tất cả các ý trên
Cuộc khẩn hoang Đàng Trong có tác dụng thế nào với việc phát triển đất nước?
 Ruộng đất được khai phá
 Xóm làng được hình thành
 Tình đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước ta ngày càng bền chặt
 x Tất cả các ý trên
Cuối thế kỉ XVI, vua chúa nào đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang?
 Vua Lê Mạc Đăng Dung
 Chúa Trịnh x Chúa Nguyễn
Vùng đất nào được đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích canh tác?
 Từ Thanh Hóa trở vào Đồng bằng Bắc bộ
 x Từ sông Gianh vào phía Nam
THÀNH THỊ Ở THẾ KỶ XVI-XVII
Thăng Long ở thế kỷ XVI-XVII được mô tả như thế nào?
 Những ngày phiên chợ, người người gánh hàng hóa đến đông nghẹt
 Kinh thành Thăng Long đông người, nhà ở san sát
 Phường Hàng Ngang, Hàng Đào bán tơ, lụa, vóc, nhiễu
 Phường Hảng Buồm buôn bán náo nhiệt suốt ngày
 x Tất cả các ý trên
Phố Hiến là nơi buôn bán tấp nập vì:
 Bấy giờ Phố Hiến có 2000 nóc nhà
 Có người Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp đến ở
 Là nơi buôn bán tấp nập với các thứ hàng hóa
 x Tất cả các ý trên
Hội An là thành phố cảng đẹp nhất Đàng Trong vì:
 Các nhà buôn Nhật Bản và dân địa phương đã xây dựng nhà cửa, phố xá ở Hội An
 Hải cảng đẹp, kín gió
 Thương nhân các nước thường lui tới đây buôn bán, trao đổi hàng hóa
 x Tất cả các ý trên
Địa danh nào dưới đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới ngày 5-12-1999?
 Thăng Long Phố Hiến x Hội An Thị Nại
Vào thế kỷ XVI-XVII, nước ta có những thành thị sầm uất nào?
 x Thăng Long Thanh Hóa Quảng Ninh
 Huế x Phố Hiến x Hội An
Ghi Đ hay S:
 đ Nền kinh tế nước ta thời kỳ này đã khá phát triển
 đ Cuộc sống của nhân dân ta ngày càng phồn thịnh
 s Tình hình công nghiệp của nước ta đã lớn mạnh
 đ Nước ta có sự trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG
Trong ba anh em họ Nguyễn, ai là người cấm quân tiến ra Thăng Long?
 Nguyễn Nhạc x Nguyễn Huệ Nguyễn Lữ
Căn cứ dựng cờ khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn ở vùng Tây Sơn thượng đạo nay thuộc địa danh nào dưới đây?
 Kon Tum – Gia Lai Trà Bồng – Quảng Ngãi
 x An Khê – Gia Lai Quy Nhơn – Bình Định
Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, làm chủ toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ quyết định:
 Tiến quân ra Phú Xuân (Huế)
 Tiến quân ra Nghệ An, xây dựng kinh đô ở đây
 Tiến quân vào Nam, xây dựng chính quyền riêng cho vững mạnh
 x Tiến quân ra Bắc, tiêu diệt họ Trịnh, thống nhất giang sơn
Thái độ của quan tướng họ Trịnh khi nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long:
 Chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên
 Quan tướng họ Trịnh sợ hãi, lo cất giấu của cải, đưa vợ con đi trốn
 Trịnh Khải tức tốc triệu tập quần thần bàn kế giữ thành
 x Tất cả các ý trên 
Quân của Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long bằng cách:
 Bằng đường thủy Bằng đường bộ
 x Cả đường bộ và đường thủy
Cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ thu được kết quả gì? Ghi Đ hay S
 đ Lật đổ được họ Trịnh chuyên quyền
 đ Làm chủ Thăng Long
 Nguyễn Huệ xưng Hoàng đế
 Giao quyền cai quản Đàng Trong cho vua Lê
 d Mở đầu cho việc thống nhất đất nước
Sau khi tiêu diệt họ Trịnh, Nguyễn Huệ đã tiến hành:
 x Giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho Vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước
 Giành quyền cai trị Đàng Ngoài
 Cùng với vua Lê cai trị Đàng Ngoài
 Cùng với vua Lê cai trị Đàng Ngoài và một mình cai trị Đàng Trong
QUAN TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
Quân Thanh sang xâm lược nước ta năm nào?
 1782 1786 x 1788 1789 
Quân Thanh lấy cớ gì để sang xâm lược nước ta?
 Mượn cớ giúp nhà Trịnh giành lại chính quyền
 x Mượn cớ giúp nhà Lê củng cố chính quyền
 Sợ Nguyễn Huệ làm chủ Thăng Long sẽ uy hiếp Nhà Thanh
Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
 Hỏi tội Lê Chiêu Thống
x Tiêu diệt quân Thanh xâm lược
 Truy quét tàn quân họ Trịnh
Nguyễn Huệ làm gì trước khi tiến quân ra Bắc?
 Xin Nguyễn Nhạc cấp quân ra trận
 Vận động Nguyễn Lữ cùng ra Bắc
 x Lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung
Khi chỉ huy quân ra đến Tam Điệp, Quang Trung cho quân sĩ ăn Tết trước là để:
 Quân lính được nghỉ ngơi để có sức khỏe đánh giặc
 Nếu có người hi sinh thì đã được ăn Tết rồi
 Khích lệ, động viên quân sĩ chiến đấu
 x Bất ngờ tấn công quân Thanh vào đúng dịp Tết, chúng mải lo ăn Tết nên không phòng bị
Biết tin Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc đánh quân Thanh, tướng Tôn Sĩ Nghị có thái độ như thế nào?
 Rất sợ hãi, lo lắng
 Bàn mưu tính kế để chống lại
 x Tỏ ý ngạo mạn, khinh thường
 Chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng ứng phó
Hằng năm, đến ngày mồng 5 Tết, ở Gò Đống Đa, Hà Nội diễn ra lễ hội nào?
 Kỉ niệm quân Tây Sơn tiêu diệt quân Trịnh
 x Giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh
 Kỉ niệm ngày Quang Trung chiến thắng ở trận Ngọc Hồi
 Kỉ niệm ngày Quang Trung chiến thắng ở trận Hà Hồi
CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ - VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG
Sau khi đánh đuổi quân Thanh xâm lược, việc đầu tiên vua Quang Trung làm là:
 x Ban hành nhiều chính sách về kinh tế và văn hóa
 Ban hành nhiều chính sách về quân sự
 Cho soạn thảo một bộ luật mới
 Tiến hành phân định biên giới lãnh thổ với các quốc gia láng giềng
Ý nào là nội dung và tác dụng của “Chiếu khuyến nông” của vua Quang Trung?
 Lệnh cho dân đã bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang
 Sau vài năm, mùa màng trở lại tốt tươi, làng xóm thanh bình
 Kinh tế đất nước phát triển
 x Cả 3 ý trên
Nhằm đẩy mạnh buôn bán trong nước, vua Quang Trung đã tiến hành những biện pháp:
 Cho đúc tiền đồng mới
 Yêu cầu Nhà Thanh mở cửa biên giới, cho dân hai nước tự do trao đổi hàng hóa
 Cho mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài ra vào buôn bán
 x Tất cả các ý trên 
Vua Quang Trung đã có những biện pháp gì về văn hóa – giáo dục?
 Cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm
 Coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia
 Chữ Nôm được dùng trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước
 x Tất cả các ý trên 
Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm vì ông muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc:
 x Đúng Sai
Câu nói: “Xây dựng đất nước, lấy việc học làm đầu” là của:
 Lý Thường Kiệt x Quang Trung
 Ngô Sĩ Liên Nguyễn Trãi
Vua Quang Trung lên ngôi năm 1788 
Ông mất năm 1792 Ở ngôi đươc 4 năm
Ghi Đ hay S:
 đ Chiếu khuyến nông huy động được dân phiêu tán trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang, làm cho mùa màng tươi tốt, đất nước thanh bình
 s Việc đúc tiền đồng mới thời Quang Trung không thuận lợi cho việc mua bán
 đ Quang Trung mở biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển tạo điều kiện cho việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài được phát triển
 đ Quy định chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia
 đ Việc ban “chiếu lập học” chứng tỏ vua Quang Trung coi trọng tri thức
Vì sao dân ta tiếc thương vua Quang Trung khi ông mất sớm:
 Vì ông là một vị tướng tài ba
 Vì ông đã lên ngôi hoàng đế
 Vỉ ông đã đánh Nguyễn, dẹp Trịnh, chống quân xâm lược Xiêm, Thanh thắng lợi
 x Vì ông đã có nhiều chính sách về kinh tế, van hóa, giáo dục nhắm làm đất nước hưng thịnh
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
Nhà Nguyễn được thành lập trong hoàn cảnh:
 Vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu dần
 Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn
 Triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn
 x Tất cả các ý trên 
Nguyễn Ánh lấy niên hiệu nào?
 Hiệp Hòa x Gia Long
 Kiến Phúc Đồng Khánh
Sắp xếp thứ tự các đời vua nhà Nguyễn từ năm 1802 đến 1858:
 4 Tự Đức 2 Minh Mạng
 3 Thiệu Trị 1 Gia Long
Sau khi lật đổ Tây Sơn, Nguyễn Ánh chọn nơi nào làm kinh đô?
 Thuận Quảng Hội An x Phú Xuân
Nhà Nguyễn định đô ở:
 Thăng Long (Hà Nội) x Phú Xuân (Huế)
 Trung Đô (Nghệ An) Quy Nhơn (Bình Định)
Ý nào dưới đây chỉ việc các Vua Nguyễn nắm mọi quyền hành trong tay và không muốn chia sẻ cho ai:
 Bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc quang trọng từ trung ương đến địa phương
 Đặt luật pháp và tổ chức các kỳ thi Hội
 Cắt đặt, thay đổi các quan trong triều
 Điều động binh lính đi chiến đấu
 Điều hành các quan đứng đầu tỉnh
 x Tất cả các ý trên 
Theo em, với ách thống trị hà khắc của các vua thời Nguyễn, cuộc sống của dân ta sẽ ra sao?
 Vua quan bóc lột sức lao động của dân
 x Cuộc sống của dân ta vô cùng cực khổ
 Dung túng người giàu
Quân nào dưới đây không thuộc biên chế quân đội nhà Nguyễn:
 Bộ binh x Kị binh
 Thủy binh Tượng binh
Để phục vụ cho hoạt động của quân đội, nhà Nguyễn đã làm gì?
 Ở kinh đô cũng như ở các nơi cho xây dựng các thành trì vững chắc
 Xây dựng các trạm ngựa từ Bắc tới Nam để kịp thời thông báo tin tức khi có biến động
 x Cà hai ý trên
Bộ luật Gia Long thời Nguyễn là bộ luật bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị của quan lại, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối:
 x Đúng Sai
KINH THÀNH HUẾ
Triều đại nào xây dựng kinh thành Huế?
 Triều Trần Triều Lê
 x Triều Nguyễn Triều Lý
Các vua nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng công trình gì?
 Chùa chiền Trường học 
x Cung điện, lăng tẩm Đê điều
Kinh thành Huế nằm bên con sông nào?
 Sông Thu Bồn Sông Gianh
 x Sông Hương Sông Lam 
Để xây dựng Kinh thành Huế, nhà Nguyễn đã huy động:
 Háng trăm người x Hàng chục vạn người
 Hàng chục nghìn người Hàng triệu người
Kinh thành Huế được xây dựng bằng nguyên vật liệu nào?
 x Các loại đá, vôi, gỗ, gạch, ngói Sắt, thép, ximăng
 Chỉ có các loại đá Đất sét, gạch. Đá
Việc xây dựng kinh thành Huế phải mất bao nhiêu thời gian
 Ba năm Năm năm
 Mười năm x Mấy chục năm
Ý nào dưới đây mô tả kinh thành Huế?
 Thành có 10 cửa chính ra vào. Cửa chính phía Nam có cột cờ cao 37 mét
 Nằm giữa kinh thành là Hoàng Thành có cửa chính là Ngọ Môn
 Tiếp đến là hồ sen, có cầu bắc qua hồ đi vào điện Thái Hòa nguy nga tráng lệ
 Quanh điện Thái Hòa là các cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc
 x Tất cả các ý trên 
Ngoài cung điện, các vua Nguyễn còn cho xây dựng các công trình gì?
 x Lăng tẩm
 Các lâu đài xung quanh có các hào sâu
 Các khu vườn sinh thái nuôi đủ loài thú dữ
 Xây nhiều chùa chiền và nhiều nhà thờ
Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào:
 10-12-1993 08-10-1992 x 11-12-1993 
Ghi Đ hay S
 d Các vua Nguyễn cho xây dựng nhiều lăng tẩm ở Huế
 s Ngày nay, kinh thành Huế vẫn nguyên vẹn như xưa
 d Kinh thành Huế đã để lại những dấu tích của một công trình lao động sáng tạo và tài hoa của nhân dân ta
 s Ngày 12-11-1995, quần thể cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa
 s Trên tuyến đường Bắc-Nam, từ Hà Nội qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An rồi đến cố đô Huế
Hà Nội_Thanh Hóa_Nghệ An_Hà Tĩnh_Quảng Bình_Quảng Trị_T.T.Huế

File đính kèm:

  • docSu 4 HKII.doc