Đề kiểm tra chất lượng ôn thi đại học lần 1 năm học 2013-2014 môn thi: ngữ văn - khối c

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng ôn thi đại học lần 1 năm học 2013-2014 môn thi: ngữ văn - khối c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN - KHỐI C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo).
Câu 2. (3,0 điểm)
Theo nguồn tin Báo Dân trí, ngày 04-12-2013, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai xảy ra một vụ đổ xe chở hàng khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ xuống đường và rất nhiều người xung quanh nhào đến hôi của.
 Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về hiện tượng trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
 Về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa và là một người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất. Ý kiến khác lại khẳng định: Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng. 
Từ cảm nhận hình tượng Huấn Cao, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
	Từ cảm nhận về đoạn thơ sau, anh/chị hãy làm rõ cách vận dụng sáng tạo chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ:
	Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
	Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
	Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
	Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
	Tóc mẹ thì bới sau đầu
	Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
	Cái kèo, cái cột thành tên
	Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
	Đất Nước có từ ngày đó…
 (Đất Nước - trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 12 - Tập 1)
-----Hết-----

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………..…………..; Số báo danh………......................


SỞ GD -ĐT VĨNH PHÚC
ĐÁP ÁN KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN - KHỐI C

(Đáp án có 04 trang)

I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
	- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
	- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm
 II. Đáp án và thang điểm

Câu
Ý
Đáp án
Điểm
1

Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
2,0

1.
Giá trị nội dung (1,0 điểm)



- Đàn ghi ta của Lor-ca đã khắc họa thành công hình tượng Lor-ca, một nghệ sĩ có khát vọng cách tân nghệ thuật, một chiến sĩ suốt đời đấu tranh cho tự do, công lí; nhưng cuộc đời lại bất hạnh do tội ác của thế lực bạo tàn.
- Qua bài thơ, Thanh Thảo bày tỏ lòng đồng cảm, xót thương và sự tri âm, ngưỡng mộ cuộc đời, tài năng, nhân cách của một nghệ sĩ thiên tài. Nhà thơ cũng gửi tới người đọc một thông điệp: cái đẹp của nhân cách, cái đẹp của sự sáng tạo nghệ thuật chân chính sẽ có sức sống bất diệt.
0,5


0,5

2.
Giá trị nghệ thuật (1,0 điểm)



- Thể thơ tự do mang phong cách tượng trưng siêu thực, nhiều hình ảnh độc đáo mới lạ, ngôn ngữ đầy chất tạo hình và giàu nhạc tính.
- Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ được sử dụng tài hoa. 
0,5

0,5
2

 Theo nguồn tin Báo Dân trí, ngày 04-12-2013, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai xảy ra một vụ đổ xe chở hàng khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ xuống đường và rất nhiều người xung quanh nhào đến hôi của.
 Viết bài văn bàn về hiện tượng trên.
3,0

1.
Nhận thức hiện tượng (1,0 điểm)



- Đây là hiện tượng có thực, được bàn luận nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và đời sống hàng ngày.
- Hiện tượng này còn mang tính phổ biến trong đời sống của người Việt, trở thành vấn nạn nhức nhối về văn hóa, nhân cách và đạo đức con người.
0,5

0,5

2.
Bàn luận hiện tượng (1,0 điểm)




- Hiện tượng trên cho thấy lối sống tò mò, hiếu kì; sự ích kỉ, vụ lợi; thói vô cảm, thiếu văn hóa và ý thức trách nhiệm với cộng đồng; đồng thời, đó còn là biểu hiện của sự xuống cấp đạo đức trầm trọng trong đời sống hiện đại.
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do tâm lí đám đông và cách ứng xử văn hóa thiếu chiều sâu của một bộ phận người Việt.
0,5


0,5

3.
Giải pháp (0,5 điểm)



- Cần tuyên truyền ý thức trách nhiệm, lối sống tương thân tương ái trong cộng đồng.
- Cần có sự can thiệp của pháp luật và bản thân mỗi cá nhân cần tự nhìn nhận lại hành vi của chính mình.
0,25
0,25

4.
Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)



- Nhận thức: Hiện tượng trên là những hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử của người Việt Nam và đáng bị xã hội lên án.
- Hành động: Mỗi người cần có việc làm cụ thể giúp người gặp rủi ro, hoạn nạn trong cuộc sống.
0,25

0,25
3.a

 Về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa và là một người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất. Ý kiến khác lại khẳng định: Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng. 
 Từ cảm nhận hình tượng Huấn Cao, hãy bình luận những ý kiến trên.

5,0

1.
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)



- Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là nhà văn rất mực tài hoa, uyên bác. Ông sáng tác cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám.
- Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời(1940) là truyện ngắn xuất sắc kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân. Tác phẩm xây dựng thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, từ đó gửi gắm quan niệm tiến bộ của nhà văn về cái đẹp.

0,5





2.
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)



 - Nghệ sĩ là người có rung động tâm hồn mãnh liệt trước mọi vui buồn của cuộc sống, tạo vật và khả năng thể hiện những rung động ấy bằng các phương tiện nghệ thuật đặc thù. Người nghệ sĩ tài hoa là người nghệ sĩ có tài năng xuất chúng. Người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất là người có bản lĩnh, chí khí, không sợ cường quyền, dám đứng lên chống lại bạo ngược để bảo vệ lẽ phải, cái thiện.
 - Người có thiên lương trong sáng là người có lòng tốt tự nhiên, thuần khiết. Đây là hai nhận xét khái quát về các khía cạnh khác nhau tạo nên vẻ đẹp lý tưởng ở nhân vật Huấn Cao: tài hoa, khí phách, thiên lương.
0,25






0,25


3.
Cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao và bình luận về các ý kiến (4,0 điểm)




a. Cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao (3,0 điểm)



* Huấn Cao - nghệ sĩ tài hoa (0,75 điểm)
- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người.
- Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa.
* Huấn Cao - người anh hùng có khí phách hiên ngang (0,75 điểm)
- Ở ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình.
- Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng.
* Huấn Cao- con người có thiên lương trong sáng (1,0 điểm)
- Sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. 
- Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động, vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật (0,5 điểm)
- Xây dựng tình huống giàu kịch tính, thủ pháp nghệ thuật đối lập tương phản; ngôn ngữ vừa cổ điển, vừa hiện đại, bút pháp giàu chất tạo hình.
- Khả năng phân tích sâu sắc diễn biến nội tâm nhân vật; đặt nhân vật trong mối quan hệ đối sánh với các nhân vật khác.

0,25



0,5




0,25


0,5



0,5

0,5


0,25

0,25


b. Bình luận về các ý kiến(1,0 điểm)



- Hai ý kiến nhận xét về nhân vật Huấn Cao đều chính xác. Mỗi ý kiến đề cập đến một khía cạnh của nhân vật, tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau để cùng khẳng định vẻ đẹp lý tưởng của hình tượng Huấn Cao: tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng.
- Qua hình tượng nghệ thuật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm thẩm mĩ của mình: cái tài gắn liền với cái tâm, cái đẹp gắn liền với cái thiện.

0,5



0,5
 3.b

Cảm nhận về đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước để thấy được cách vận dụng sáng tạo chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm .
5,0

1.
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)



 - Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện tâm tư của người trí thức tích cực tham gia cuộc kháng chiến của dân tộc.
 - Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu, chương V, thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. 


0,5

2.
 Cảm nhận về đoạn thơ (3,0 điểm)



a. Nội dung (2,0 điểm)








- Sự hình thành Đất Nước gắn liền với sự hình thành văn hóa, phong tục, tập quán, lối sống của nhân dân.
- Sự hình thành Đất Nước còn gắn liền với truyền thống lao động cần cù, vất vả một nắng hai sương và truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Cách cảm nhận ấy làm cho Đất Nước trở nên gần gũi, bình dị, thân thuộc. Đất Nước không xa lạ, trừu tượng mà hóa thân trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.




0,75

0,75

0,5


b. Nghệ thuật (1,0 điểm)



- Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, tự hào, sâu lắng. Chất liệu văn hóa dân gian và bút pháp chính luận trữ tình thể hiện sâu sắc tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
- Ngôn ngữ giản dị gợi tình cảm gia đình ruột thịt thân thương. Hình ảnh quen thuộc gần gũi với cuộc sống thường nhật nhưng có khả năng gợi liên tưởng xúc động, sâu xa. Biện pháp điệp từ kết hợp với cách viết hoa danh từ Đất Nước vừa mang sắc thái trang trọng vừa góp phần khẳng định sự hiện diện của Đất Nước trong muôn mặt đời thường.
0,5



0,5


3.
Cách vận dụng sáng tạo chất liệu văn hoá dân gian (1,0 điểm)



- Chất liệu dân gian được vận dụng rất đa dạng, từ văn hóa, phong tục, tập quán sinh hoạt, lối sống, những vật dụng quen thuộc đến ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích...
- Cách vận dụng của tác giả thường chỉ gợi ra bằng một vài từ của một câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết tạo ra một thế giới nghệ thuật vừa gần gũi thân quen, vừa bay bổng, mĩ lệ.
0,5


0,5



4.
Đánh giá chung (0,5 điểm)



 Đoạn trích thể hiện đặc điểm thơ Nguyễn Khoa Điềm: Kết hợp chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc; qua đó, thể hiện những suy nghĩ, phát hiện sâu sắc về Đất Nước trong sự tiếp nối mạch nguồn của thơ ca truyền thống.
0,5

--------HẾT--------










File đính kèm:

  • docDe DA VanC2VP2014.doc