Đề kiểm tra học kì I năm học 2011-2012 môn: ngữ văn 11

docx5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2011-2012 môn: ngữ văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trần Đại Nghĩa ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2011-2012 
Tổ Văn	 MÔN: NGỮ VĂN 11
	 Thời gian :90 phút (không kể gian giao đề)
 ********************
Câu 1: (1 điểm)
Giải nghĩa và đặt câu với thành ngữ “Nấu sử sôi kinh ”.
Câu 2: (2 điểm)
Nêu khái quát giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Câu cá mùa thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Câu 3 (7 điểm):
 Hãy phân tích sự thức tỉnh tính nguời và khát khao lương thiện của Chí phèo sau khi gặp Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.



	--HẾT--












Trường THPT Trần Đại Nghĩa KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2011-2012
 HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 11 CTCB

Câu
Ý
                                                  Nội dung
Điểm
 
1
Giải nghĩa và đặt câu với thành ngữ  “nấu sử sôi kinh ”
1
 
 
1
Nói người học sinh thời xưa chăm chỉ học hành
0,5
 

2
Đặt câu đúng, phù hợp.
0,5
 
2
Học sinh có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng phải bảo đảm được các thông tin cơ bản sau:
2
 
1
    Về nội dung: Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (1), tình yêu thiên nhiên, đất nước(2) và tâm trạng thời thế của tác giả(3)(mỗi tiểu ý là 0,5 điểm)
1,5

2
    Về nghệ thuật: bút pháp gợi tả tinh tế, vẻ đẹp “thi trung hữu họa” của bức tranh phong cảnh.
0,5
 
3
Tình yêu Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân Chí Phèo      
7
 
1
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu luận đề.
1

2
Sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo đã được thức tỉnh: nghe âm thanh quen thuộc của cuộc sống, nhìn lại đời mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai, nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của đời mình.
2

3
Sự chăm sóc của Thị Nở với bát cháo hành đã làm Chí Phèo ngạc nhiên và cảm động; vui vì lần đầu tiên được người khác chăm sóc, thương yêu, buồn vì thân phận, ăn năn vì ý thức được kiếp sống đen tối của mình.
1

4
Tình yêu với Thi Nở khiến Chí Phèo khao khát được quay lại làm người lương thiện ,hắn hy vọng Thị Nở sẽ là bạn đời của mình, sẽ mở lối để hắn trở lại cuộc đời lương thiện.
2

5
Khái quát vấn đề: Nêu lên tư tưởng nhân đạo lớn của Nam Cao là đã phát hiện phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay cả khi họ đã bị vùi dập cả thể xác lẫn linh hồn.Tác giả rất thành công trong miêu tả tâm lí nhân vật.
1

	Người ra đề , làm Đ/A: Trần Thị Trang



Trường THPT Trần Đại Nghĩa KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2012-2013
 MÔN: NGỮ VĂN 11
	 Thời gian :90 phút (không kể thời gian giao đề)
	------------------------------------------***-------------------------------------
Câu 1: (1 điểm)
	Trình bày ngắn gọn các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu2: (2điểm)
	Hãy nêu ý nghĩa của kết thúc cuộc đời nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao.
Câu3: Phân tích bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương
	Quanh năm buôn bán ở mom sông,
	Nuôi đủ năm con với một chồng.
	Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
	Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
	Một duyên hai nợ âu đành phận,
	Năm nắng mười mưa dám quản công.
	Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
	Có chồng hờ hững cũng như không. 
	(Thơ văn Trần Tế Xương)

	---Hết---





Trường THPT Trần Đại Nghĩa KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2012-2013
 HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 11 CTCB
Câu
Ý
                                                  Nội dung
Điểm
 
1
Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí
1
 
 
1
Tính thông tin thời sự
1-2ý:
0,5 đ 
Đủ 3ý:1đ
 

2
Tính ngắn gọn

 

3
Tính sinh động hấp dẫn


2
Học sinh có thể có các cách diễn đạt, khai thác khác nhau nhưng phải bảo đảm được các thông tin cơ bản sau:
2
 
1
Kết thúc: Sau khi bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo phẫn uất và tuyệt vọng, bị dồn vào đường cùng đã giết Bá Kiến và tự sát

1

2
 Ý nghĩa:+Cái chết cho thấy niềm khao khát cháy bỏng được sống lương thiện nhưng bế tắc của Chí Phèo(1)và có sức tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc địa phong kiến vô nhân đạo (2)
(Nếu học sinh không làm các ý trên mà làm đựoc ý: kết thúc cũng chứng tỏ cảm quan hiện thực sâu sắc của Nam Cao thí cũng được xem là một tiểu ý)
 1
(mỗi tiểu ý:0,5 )
3
 Gía trị bài thơ Thương vợ củaTrần Tế Xương(Yêu cầu học sinh nắm được kĩ năng phân tích tác phẩm thơ trữ tình, vận dụng được các thao tác lập luận, xây dựng được bố cục bài viết khoa học, diễn đạt mạch lạc, quá trình phân tích biết kết hợp làm sáng tỏ giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm)
7
 
1
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
0,5

2
Nội dung tác phẩm:
4,5


Chân dung bà Tú:người vợ tần tảo, vất vả đảm đương gánh nặng gia đình , giàu đức hi sinh.(hs phải phân tích các cặp câu đề ,thực, luận để làm rõ nội dung này)

2,5


Tình thương ,qúi trọng, tri ân vợ của ôngTú thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả,gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú.Từ đó thấy được vẻ đẹp nhân cách Tú Xương (thể hiện trong toàn bài thơ)

2

3
Nghệ thuật :từ mgữ giản dị ,giàu sức biểu cảm vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian 

2

Người ra đề , làm đáp án : Trần Thị Trang

File đính kèm:

  • docxde kiem tra van 11 hki.docx