Đề kiểm tra 1 tiết môn sinh học - Ban cơ bản - đề số 1

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn sinh học - Ban cơ bản - đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NAM ĐÔNG QUAN
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC - BAN CƠ BẢN - ĐỀ SỐ 1
Họ và tên: ……………………………….. Lớp:……………
Câu 1: Chọn Đ với phát biểu đúng và S với phát biểu sai bằng cách đánh dấu X vào ô chọn: 
Phát biểu
Đ
S
A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân chia tế bào
B. Nguyên phân là hình thức phân bào có tơ.
C. Giảm phân gồm 1 lần nhân đôi vật chất di truyền và 2 lần phân chia tế bào, tạo 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm 1 nửa.
D. Nhiều Vi sinh vật có khả năng tổng hợp các độc tố
E. Vi sinh vật có thể nuôi cấy trên môi trường dạng rắn, lỏng và khí
Câu 2: Ghép nội dung cột 1 với cột 2 sao cho phù hợp rồi điền kết quả vào cột 3
Các kì nguyên phân
Đặc điểm chính
Kết quả
1. Kì đầu
2. Kì giữa
3.Kì sau
4. Kì cuối
a.Nhiễm sắc thể dãn xoắn, xuất hiện màng nhân.
b. Các Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào. Thoi phân bào đính 2 phía tâm động.
c. Các nhiễm sắc thể dần tách nhau ra và di chuyển về hai cực của tế bào.
d. Các nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi bắt đầu cuộn xoắn dần lại, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
1……………
2……………
3……………
4……………
Chọn phương án trả lời đúng hặc đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào đáp án chọn
Câu 3: Trong qúa trình làm nước mắm xảy ra sự phân giải:
A. Prôtêin 	B. Lipit	C. Tinh bột	 D. Glucôzơ
Câu 4: Trong nguyên phân, phân chia tế bào chất diễn ra ở kì nào:
A. Kì đầu	B. Kì giữa	C. Kì sau	D. Kì cuối
Câu 5: Trong quá trình giảm phân, ADN được nhân đôi ở kì nào:
A. Kì trung gian của giảm phân I	B. Kì giữa của giảm phân I
C. Kì trung gian của giảm phân II	D. Kì giữa của giảm phân II
Câu 6: Tế bào sinh dục của ngô chứa 2n = 20 nhiễm sắc thể thì tế bào noãn chứa số lượng nhiễm sắc thể là:
A. 5	B. 10	C. 15	D.20
Câu 7: Nguồn năng lượng (1) và nguồn cacbon của vi sinh vật hoá dị dưỡng là:
A. ánh sáng (1) ; CO2 (2)
B. Chất hữu cơ(1); chất hữu cơ (2)
C. Chất vô cơ (1); CO2 (2)
D. ánh sáng(1); Chất hữu cơ(2)
Câu 8: Đặc điểm nào của vi sinh vật mà con người sử dụng để sản xuất sinh khối:
A. Giàu prôtêin, giàu vitamin.
B. Nhiều axit amin quý.
C. Tốc độ sinh trưởng nhanh.
D. Cả A,B,C.
Câu 9: Khi muối dưa thì vi khuẩn lăctic sử dụng nguồn dinh dưỡng là:
A. Prôtêin	B. Đường	C. Lipit	Pôlisaccarit
Câu 10: Nấm men có kiểu dinh dưỡng là:
A. Quang tự dưỡng.	B. Quang dị dưỡng.	 C. Hoá tự dưỡng.	 D. Hoá dị dưỡng
Câu 11: ....(I)... và ....(II).... là 2 mặt của quá trình chuyển hoá vật chất của Vi sinh Vật. Quá trình ....(I)... là quá trình tạo thành các chất phức tạp từ các chất đơn giảnkèm theo tích luỹ năng luợng. Quá trình ....(II).... là quá trình biến các chất hữu cơ có kích thước lớn thành các chất có kích thước nhỏ kèm theo giải phóng năng lượng. 
(I) là..................................... . (II) là................................................
Câu 12: Thời gian thế hệ là :
A. Thời gian từ khi 1 tế bào sinh ra tới lúc phân chia.
B. Thời gian để quần thể vi sinh vật tăng số lượng tế bào.
C. Thời gian để 1 tế bào Vi sinh vật tăng kích thước.
D. Thời gian để quần thể vi sinh vật giảm đi một nửa.
Câu 13: Chọn phương án trả lời đúng: 
Giả sử 1 quần thể vi khuẩn có số lượng tế bào ban đầulà 100. Sau 100 phút trong điều kiện nuôi cấy tối ưu thì số lượng tế bào của quần thể vi khuẩn là 400. Thời gian thế hệ là:
A. 20 phút. 	B. 40 phút. 	C. 50 phút. 	D. 4 phút.
Câu 14 : Trong nuôi cấy không liên tục thì Vi khuẩn bắt đầu sinh trưởng ở pha nào?
A. Tiềm phát. 	B. Luỹ thừa.	C. Cân bằng.	D. Suy vong
Câu 15: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục thì trình tự các pha diễn ra như thế nào?
A. Pha luỹ thừa, pha cân bằng, pha tiềm phát, pha suy vong.
B. Pha tiềm phát, pha cân bằng, pha suy vong, pha luỹ thừa.
C. Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng, pha suy vong.
D. Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha suy vong, pha cân bằng.
Câu 16: Vì sao pha lũy thừa kéo dài trong nuôi cấy liên tục:
A. Có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới.
B. Loại bỏ chất độc hại.
C. Cả A và B đúng
D. Avà B sai
Câu 17: Để phân giải tinh bột thì vi sinh vật cần tiết ra Enzim ngoại bào nào ? 
A. Prôtêaza 	B. Lipaza. 	C. Amilaza. 	D. Xenlulaza
Câu 18: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức nào?
A. Phân đôi. 	B. Nảy chồi. 	C. Bào tử hữu tính. 	D. Bào tử vô tính
Câu 19: Sinh sản theo kiểu phân đôi có đặc điểm gì:
A.Không có thoi phân bào.	B. Có thoi phân bào.
C. Có sự tạo thành mêzôxôm	D. Cả A và C.
Câu 20 Nấm mốc có những dạng bào tử nào:
A. Nội bào tử. 	B. Bào tử túi. 	C.Bào tử tiếp hợp. 	D. Cả B và C
Câu 21: Các chất dinh dưỡng là các chất hữu cơ mà vi sinh vật sử dụng có vai trò:
A. Cung cấp chất kháng sinh.
B. Cung cấp chất điều hoà sinh trưởng
C. Cung cấp năng lượng và nguồn vật chất cho sinh tổng hợp.
D. ức chế sự sinh trưởng của sinh vật khác.
Câu 22: Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh giữ được lâu vì :
A. Các vi khuẩn phá hỏng thức ăn là các vi khuẩn ưa axit.
B. Các vi khuẩn có lợi thường ưa lạnh.
C. Các vi khuẩn có hại và phá hỏng thức ăn thường là vi khuẩn ưa ấm.
D. Cả A và C. 
TRƯỜNG THPT NAM ĐÔNG QUAN
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC - BAN CƠ BẢN - ĐỀ SỐ 2
Họ và tên:………………………..	Lớp:………….
Câu 1: Chọn Đ vói phátbiểu đúng và S với phát biểu sai
Phát biểu
Đ
S
A. Quá trình phân giải của Vi sinh vật có hại khi nó phá huỷ thực phẩm
B. Trong đất vi sinh vật có cả 4 pha sinh trưởng.
C. Trong pha cân bằng thì quần thể vi sinh vật không sinh sản
D. Vi khuẩn có hình thức sinh sản hữu tính.
E. Đa số nấm là ưa axit
Câu 2: Ghép nội dung cột 1 với nội dung cột 2 sao cho phù hợp , ghi kết quả vào cột 3
Kiểu Dinh Dưỡng (1)
Nguồn năng lượng và cacbon (2)
Kết quả (3)
1. Vi sinh vật quang tự dưỡng
2. Vi sinh vật quang dị dưỡng
3. Vi sinh vật hoá tự dưỡng
4. Vi sinh vật hoá dị dưỡng
A. Nguồn năng lượng: Chất hữu cơ. Nguồn Cácbon : Chất hữu cơ.
B. Nguồn năng lượng: ánh sáng, Nguồn Cácbon chủ yếu: Chất hữu cơ.
C. Nguồn năng lượng: ánh sáng, nguồn cácbon: CO2 
D. Nguồn năng lượng: Chất vô cơ hoặc hữu cơ. Nguồn năng lượng: CO2. 
1…………..
2…………..
3…………..
4…………..
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào đáp án chọn
Câu 3: Trong kỳ trung gian, pha nào xảy ra sự nhân đôi ADN và nhân đôi NST:
A. Pha G1	B. Pha G2	C. Pha S	 D. Cả kỳ trung gian
Câu 4: Trong quá trình nguyên phân ở kỳ giữa xảy ra hoạt động nào:
A. Các NST nhân đôi tạo thành NST kép
B. Các NST kép co xoắn cực đại xảy ra trao đổi chéo
C. Các NST kép xo xoắn cực đại và sắp xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, thoi phân bào đứng về 2 phía tâm động
D. NST kép trượt về 2 cực của tế bào
Câu 5: Trong giảm phân, hiện tượng trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng xảy ra ở kỳ nào:
	A. Kỳ trung gian I	B. Kỳ đầu I
	C. Kỳ giữa I	D. Kỳ đầu II
Câu 6: Tế bào của người có 2n = 46. Số NST của chúng là:
A. 23 B. 46	 C. 92	D. A, B, C đều sai
Câu 7: Môi trường tự nhiên phân biệt với môi trường tổng hợp ở điểm nào:
A. Gồm các chất tự nhiên 
B. Có thành phần không xác định
C. Gồm các chất có thành phần xác định 
D. Cả A và B
Câu 8: sản xuất sữa chua, dưa chua , nem chua dựa vào quá trình lên men nào :
A. Êtylic	B. Lăctic	C. Axêtic	D. Butilic
Câu 9: Vi sinh vật tổng hợp tinh bột từ chất mở đầu là:
A. ADN	B. Glucôzơ	C. ADP - Glucôzơ	 D. ATP - Glucôzơ
Câu 10: Vi sinh vật gồm 	các sinh vật có kích thước nhỏ bé thuộc các giới:
A. Khởi sinh, nguyên sinh, nấm	B. Khởi sinh, nguyên sinh, thực vật
C. Khởi sinh, nguyên sinh, động vật	D. Nguyên sinh, động vật, thực vật
Câu 11: Vi sinh vật có đặc điểm chung nào sau đây
A. Hấp thu và chuyển hoá dinh dưỡng nhanh	B. Sinh trưởng mạnh
C. Phân bố rộng	D. Cả A, B, C.
Câu 12: Vi khuẩn lam là sinh vật quang tự dưỡng, nó sử dụng nguồn năng lượng (1) và các bon (2) là :
A. ánh sáng (1), chất hữu cơ (2)	B. Chất hữu cơ (1), và CO2(2)
C. Chất vô cơ (1) và CO2 (2)	D. ánh sáng (1) và CO2 (2)
Câu 13: Câu nào sau đây sai
A. Hô hấp thiếu khí: Chấp nhận e cuối cùng là ôxi phân tử 
B. Hô hấp kị khí: Chấp nhận e cuối cùng là chất hữu cơ
C. Lên men: Chấp nhận e cuối cùng là chất hữu cơ
D. Hô hấp thiếu khí, kị khí, lên men đều sử dụng ôxi làm chấp nhận e
Câu 14: Để phân giải tinh bột, vi sinh vật tiết ra enzim ngoại bào nào 
A Mantaza	B Prôtêaza	C Amilaza	D.Xenlulaza
Câu 15: Chọn câu phát biểu sai
A. Vi sinh vật không phải là một đơn vị phân loại
B. Vi sinh vật vừa có lợi vừa có hại
C. Nhờ vi sinh vật có khả năng cố định nitơ trong không khí
D. Tất cả các vi sinh vật đều có sinh sản hữu tính
Câu 16: Vì sao vi sinh vật phải tiết enzim ngoại bào vào môi trường
A. Trong tế bào không tổng hợp được enzim
B. Enzim chỉ hoạt động bên ngoài tế bào
C. Các chất dinh dưỡng có kích thước lớn 
D. Vi sinh vật không có khả năng phân giải nội bào
Câu 17: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là:
A. Là sự tăng khối lượng tế bào	 B. Là sự gia tăng kích thứoc tế bào
C. Là sự gia tăng số lượng tế bào	 D.Là sự gia tăng kích thước và khối lượng tế bào
Câu 18: Trong điều kiện nuôi cấy lý tưởng, thời gian thế hệ của vi khuẩn A là g = 50 phút. Sau 200 phút từ 5 tế bào ban đầu, số lượng tế bào của quần thể là bao nhiêu.
A. 5	B. 20	C. 80	D. 100
Câu 19: Trong nơi cấy liên tục quần thể vi khuẩn hoàn toàn không có pha nào 
A. Pha tiềm phát	B. Pha cân bằng
C. Pha luỹ thừa	D. Pha suy vong
Câu 20: Vi khuẩn có thể sinh sản bằng 
A. Bào tử đốt, ngoại bào tử, nội bào tử	 
B. Ngoại bào tử, nội bào tử, nẩy chồi
C. Ngoại bào tử, bào tử đốt, nẩy chồi, phân đôi
D. Ngoại bào tử, nội bào tử, nẩy chồi, phân đôi
Câu 21: ... (I) … là những chất hữu cơ cần thiết cho sinh trưởng của vi sinh vật nhưng vi sinh vật không tự tổng hợp được mà phải … (II) …. từ môi trường bên ngoài
I. Là: …………………..………	II.Là:………………………………
Câu 22: Pha cân bằng và pha tiềm phát khác nhau khác nhau ổ chỗ:
A. Pha cân bằng có số lượng tế bào không tăng
B. Pha cân bằng tế bào không phân chia.
C. Pha cân bằng tế bào vẫn phân chia
D. Pha cân bằng số lượng tế bào tăng.

File đính kèm:

  • docKIEM TRA 45 PHUT SINH HOC 10BAN CO BAN.doc
Đề thi liên quan