Đề giao lưu học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4,5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hà Châ

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4,5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Hà Châ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HÀ TRUNG ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ CHÂU NĂM HỌC 2013- 2014
 MÔN TIẾNG VIỆT
 Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm)
a) Tìm 3 thành ngữ, tục ngữ có từ thầy ( chỉ nam giới làm nghề dạy học)
b) Cho các từ sau:
Đường xá, xanh xám, ăn mặc, ấp úng, êm ấm, quanh co, ngoan ngoãn, xe lam, nóng bỏng, nóng nảy, công kênh, mặt hồ, mùa xuân, hòa hoãn, ồn ã.
 Hãy xếp các từ trên thành các nhóm: từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy.
Câu 2: (2 điểm)
 Xác định từ loại trong câu thơ sau:
 Mẹ già ở túp lều tranh
 Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
Câu 3: (1 điểm)
 Xác định kiểu câu theo mục đích nói cho câu: “ Lan mời Huệ vào nhà chơi” trong các trường hợp sau:
 a. Lan nói với Huệ.
 b. Lan nói với Hoa.
 c. Hoa nói với Huệ.
 d. Hà nói với Lan.
Câu 4: (3 điểm)
Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Tiếng gàu nước va vào nhau loảng xoảng.
b) Giữa hồ, nổi lên một hòn đảo nhỏ.
c) Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn, nở hoa tím ngắt.
Câu 5: (3 điểm)
Trong bài “Việt Nam thân yêu” nhà thơ Nguyền Đình Thi có viết:
 Việt Nam đất nước ta ơi !
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
 Cánh cò bay lả rập rờn
 Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được điều gì về đất nước Việt Nam?
 Câu 6: (7điểm)
 Từ lâu, phượng đã gắn bó thân thiết với tuổi học trò. Chùm phượng rực đỏ bao lần báo hiệu hè về với niềm vui phơi phới.
 Em hãy tả lại cây phượng gắn bó với em nhiều kỉ niệm nhất.
 Điểm chữ viết và trình bày: 1 điểm
Hà Châu, ngày 18 tháng 3 năm 2014
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG:
Lê Văn Sơn
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 4
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu 1
 a
b
* Yêu cầu: Đúng mối câu cho 0,5 điểm
3 thành ngữ, tục ngữ có từ thầy ( chỉ nam giới làm nghề dạy học)
- Học thầy không tày học bạn
- Không thầy đố mày làm nên
- Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy
* Yêu cầu: Đúng mối từ cho 0,1 điểm
Các nhóm cần xếp
- Từ ghép tổng hợp: Đường xá, xanh xám, ăn mặc, êm ấm, nóng bỏng, hòa hoãn
- Từ ghép phân loại: mặt hồ, mùa xuân, xe lam
- Từ láy: ấp úng, quanh co, nóng nảy, công kênh, ồn ã.
3 điểm
Câu 2
* Yêu cầu: Đúng mối từ cho 0,2 điểm
- Tìm được các danh từ: mẹ, túp lều tranh, sớm, tối, dạ con.
- Tìm được các động từ: thăm, viếng, đành, ở
- Tìm được các tính từ : già
2điểm
Câu 3
* Yêu cầu: Đúng mối ý cho 0,25 điểm
- Câu “ Lan mời Huệ vào nhà chơi” trong các trường hợp là câu khiến
a) Lan nói với Huệ
d) Hà nói với Lan
- Câu “ Lan mời Huệ vào nhà chơi” trong các trường hợp là câu kể 
a) Lan nói với Hoa
d) Hoa nói với Huệ
1điểm
Câu 4
* Yêu cầu: Đúng mối câu cho 1 điểm
a) Tiếng gàu nước va vào nhau loảng xoảng.
 CN VN
b) Giữa hồ, nổi lên một hòn đảo nhỏ.
 TN VN CN
c) Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu
 TN CN
biếc bò xanh rờn, nở hoa tím ngắt.
 VN
3 điểm
Câu 5
* Yêu cầu: Đúng mối ý cho 1,5 điểm
- Đất nước Việt Nam thật giàu đẹp và đáng yêu, thể hiện qua những hình ảnh : biển lúa rộng mênh mông (hứa hẹn sự ấm no), cánh cò bay lả rập rờn ( gợi nét giản dị, đáng yêu) 
- Đất nước Việt Nam thật đáng tự hào với cảnh hùng vĩ mà nên thơ , thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ.
3 điểm
Câu 6
* Yêu cầu:
A. Yêu cầu chung:
- Thể loại : Văn tả cây cối
- Đối tượng: Cây phượng
- Trọng tâm : Tả những đặc điểm nổi bật của cây phượng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ và bộc lộ tình cảm của em đối với cây phượng.
- Có cấu trúc 3 phần rõ rệt
- Trình tự miêu tả hợp lí.
- Bài văn thể hiện được kĩ năng quan sát, miêu tả, làm nổi bật được vẻ đẹp của cây phượng
- Diễn đạt rõ ràng mạch lạc
- Sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các biện pháp nghệ thuật trong bài viết.
- Chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi chính tả, ngữ pháp.
B. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: Giới thiệu cây phượng ở đâu? Do ai trồng?
2. Thân bài:
* Tả bao quát : Nhìn từ xa dáng cây ra sao? Đến gần có như thế nào?
* Tả từng bộ phận và các yếu tố có liên quan đến cây như chim chóc, ong bướm, nắng, gió, gắn với kỉ niêm tuổi thơ và bộc lộ cảm xúc
- Thân: to, sần sùi, vỏ cây xù xì, sờ ram ráp, bạc phếch
- Rễ: ngoằn ngoèo, uốn lượn
- lá: nhỏ li ti, xanh um, che mát cả góc sân.
- Hoa: đỏ rực,5 cánh, như cánh bướm, mịn như nhung
- Các yếu tố liên quan: Nắng nhảy nhót, gió đùa vui, ve kêu báo hiệu hè về
- Kỉ niệm: Chơi đùa dưới gốc cây, ép cánh hoa vào trang vở, phượng chứng kiến baao niềm vui, nỗi buồn tuổi học trò.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây phượng, ý thức chăm sóc bảo vệ.
* Khi chấm bài tùy theo mức độ làm bài của học sinh để linh động cho điểm
 Điểm chữ viết và trình bày: 1 điểm
7 điểm
1 điểm
5 điểm
1 điểm
PHÒNG GD & ĐT HÀ TRUNG ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 5
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ CHÂU NĂM HỌC 2013- 2014
 MÔN TIẾNG VIỆT
 Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm)
a) Tìm 3 câu ca dao hay tục ngữ nói về quê hương đất nươc tươi đẹp.
b) Dựa vào nghĩa của tiếng cảnh, hãy xếp các từ: thắng cảnh, cảnh cáo, phong cảnh, cảnh giác, cảnh vật, cảnh tỉnh, thành 2 nhóm và cho biết nghĩa của tiếng cảnh trong mỗi nhóm đó.
Câu 2: (1điểm)
 Xếp các từ sau đây vào 2 nhóm thích hợp và đặt tên cho mỗi nhóm:
 Lẩy bẩy, cuối cùng, lo lắng, khập khiễng, đường đua, đường đất, tốt tươi, mong muốn, mong mỏi, mệt mỏi.
Câu 3: (2điểm)
 Xác định từ loại của những từ sau:
 Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.
Câu 4: (3 điểm)
 Xác định bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ, bộ phận trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua một vài cái bánh rợm.
b) Trắng trời, trắng núi một thế giới ban.
c) Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông cá sấu cản mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.
Câu 5: (3 điểm)
 Trong bài “Về thăm nhà Bác’ nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
 Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
 Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
 Chiếc giường tre quá đơn sơ
 Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
 Em hãy cho biết: Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ thân thương?
Câu 6: (7 điểm)
 Mùa xuân đến mang theo hơi thở mới, đất trời và cảnh vật đều được khoác lên mình những chiếc áo đầy màu sắc tươi đẹp. Em hãy viết bài văn tả cảnh đẹp mùa xuân.
Hà Châu, ngày 18 tháng 3 năm 2014
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG:
Lê Văn Sơn
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 5
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu 1
 a
b
* Yêu cầu: Đúng mối câu cho 0,5 điểm
- Non sông gấm vóc
- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
- Non xanh nước biếc
* Yêu cầu: Đúng mối nhóm và nêu được nghĩa chung cho 0,75 điểm
Nhóm 1: thắng cảnh, phong cảnh, cảnh vật
Nhóm 2: cảnh giác, cảnh cáo, cảnh tỉnh
+ Cảnh 1: Chỉ chung các sự vật, hiện tượng bày ra trước mắt ở một nơi, một lúc nào đó.
+ Cảnh 2: Chú ý đề phòng việc không hay có thể xảy ra.
3 điểm
Câu 2
* Yêu cầu: Đúng mối từ cho 0,1 điểm
Nhóm từ láy: Lẩy bẩy, lo lắng, khập khiễng, mong mỏi
Nhóm từ ghép: cuối cùng, đường đua, đường đất, tốt tươi, mong muốn, mệt mỏi.
1điểm
Câu 3
* Yêu cầu: Đúng mối ý cho 0,1 điểm
- DT : sách vở, kỉ niệm, sự nghi ngờ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, nỗi buồn
- ĐT : kiên nhẫn, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, suy nghĩ,.
- TT : thân thương, trìu mến.
2điểm
Câu 4
* Yêu cầu: Đúng mối câu cho 1 điểm
a) Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua một vài cái bánh 
 TN CN VN
rợm.
b) Trắng trời, trắng núi một thế giới ban.
 VN CN
c) Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông cá sấu cản mũi thuyền, trên
 TN
 cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực
 CN VN
3 điểm
Câu 5
* Yêu cầu: Đúng mối ý cho 1,5 điểm
- Hình ảnh ngôi nhà của Bác Hồ lúc thiếu thời thật đơn sơ, giản dị như bao nhiêu ngôi nhà của làng quê Việt Nam: mái nhà tranh nghiêng nghiêng từng trải bao mưa nắng, chiếc giường tre đơn sơ, chiếc võng gai ru mát những trưa nắng hè.
- Sống trong ngôi nhà đó, Bác Hồ được lớn lên trong tình cảm yêu thương của gia đình: võng gai ru mát những trưa nắng hè.
3 điểm
Câu 6
* Yêu cầu:
A. Yêu cầu chung:
- Bài viết đúng thể loại văn miêu tả, dạng bài văn tả cảnh
- Có cấu trúc 3 phần rõ rệt
- Trình tự miêu tả hợp lí.
- Bài văn thể hiện được kĩ năng quan sát, miêu tả, làm nổi bật được vẻ đẹp của cảnh và lòng yêu quê hương đất nước.
- Diễn đạt rõ ràng mạch lạc
- Sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các biện pháp nghệ thuật trong bài viết.
- Chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, ít phạm lỗi chính tả, ngữ pháp.
B. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu cảnh định tả
- Giới thiệu địa điểm, vị trí và thời điểm quan sát để tả cảnh đó.
2. Thân bài:
- Tả bao quát cảnh đẹp mùa xuân, tả từ xa đến gần, nêu cảm nghĩ chung.
- Tập trung tả được các chi tiết nổi bật của cảnh đẹp mùa xuân, đồng thời bộc lộ được tình cảm, thái độ ( thể hiện sự yêu thích) đối với cảnh đẹp đó(hình dáng, màu sắc..) cỏ thể tả theo thứ tự thời gian, không gian hoặc kết hợp cả hai
- Kết hợp tả cảnh vật xung quanh, hoạt động của con người và vật có liên quan đến cảnh đẹp mùa xuân.
3. Kết bài:
- Nêu được ý nghĩa, giá trị của cảnh đẹp mùa xuân đối với cuộc sống con người
- Nêu được cảm nghĩ, tình cảm của người tả đối với cảnh đẹp mùa xuân.
* Khi chấm bài tùy theo mức độ làm bài của học sinh để linh động cho điểm
 Điểm chữ viết và trình bày: 1 điểm
7 điểm
1 điểm
5 điểm
1 điểm

File đính kèm:

  • docPHÒNG GD - de thi.doc