Đề cương Công Nghệ học kì II môn công nghệ 11

doc3 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Công Nghệ học kì II môn công nghệ 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương Công Nghệ HKII
ĐCĐT là gì? Phân loại ĐCĐT theo dấu hiệu nguyên liệu, số hành trình pit-tông trong 1 chu trình?
ĐCĐT là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xilanh của động cơ.
Dấu hiệu phân loại ĐCĐT:
Theo nhiên liệu có: động cơ xăng, động cơ điêzen và động cơ ga.
Theo số hành trình pit-tông: động cơ 4 kì và động cơ 2 kì.
 2. Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì?
* Kì 1: nạp
- Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupap nạp mở, xupap thải đóng.
- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi xuống, áp suất trong xilanh giảm, không khí trong đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào xilanh nhờ sự chênh lệch áp suất.
* Kì 2: nén
- Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupap đều đóng.
- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên làm thể tích xilanh giảm nên áp suất và nhiệt độ của khí trong xilanh tăng.
- Cuối kì nén, vòi phun phun một lượng nhiên liệu điêzen với áp suất cao vào buồng cháy.
* Kì 3: Cháy – Dãn nở
- Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupap đều đóng.
- Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy (từ cuối kì nén) hòa trộn với khí nóng tạo thành hòa khí. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy sinh ra áp suất cao đẩy pit-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công. (nên được gọi là kì sinh công).
* Kì 4: Thải
- Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupap nạp đóng, xupap thải mở.
- Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên đẩy khí thải trong xilanh qua cửa thải ra ngoài.
Khi pit-tông đi đến ĐCT, xupap thải đóng, xupap nạp mở, trong xilanh lại diễn ra kì 1 của chu trình mới.
3. Nêu nhiệm vụ của từng cơ cấu và hệ thống chính của động cơ điêzen?
* Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền:
-Pit-tông: 
+ Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành buồng cháy.
+ Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thể hiện các quá trình nạp, nén và thải khí.
-Thanh truyền: dung để truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.
-Trục khuỷu:
+ Nhận lực từ thanh truyền để tạo momen quay kéo máy công tác.
+ Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
* Cơ cấu phân phối khí: có nhiệm vụ là đóng mở các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.
* Hệ thống bôi trơn: có nhiệm vụ là đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ các chi tiết.
* Hệ thống làm mát: có nhiệm vụ là giữ nhiệt của các chi tiết ko vượt quá giới hạn cho phép.
* Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen: có nhiệm vụ là cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
* Hệ thống khởi động: có nhiệm vụ là làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất đình để động cơ tự nổ máy được.
4. Trình bày sơ đồ và nguyên tắc ứng dụng về ĐCĐT?
* Sơ đồ ứng dụng:
ĐCĐTàHệ thống truyền lựcàMáy công tác
ĐCĐT thường sử dụng là động cơ xăng và động cơ điêzen
Hệ thống truyền lực là bộ phận trung gian nối động cơ với máy công tác
Máy công tác là thiết bị nhận năng lượng từ động cơ để thực hiện 1 nhiệm vụ nào đó
* Nguyên tắc ứng dụng:
- Về tốc độ quay:
+ Tốc độ quay của động cơ bằng tốc độ quay của máy công tác cần nối trực tiếp chung thông qua khớp nối.
+ Tốc độ quay của động cơ khác tốc độ quay của máy công tác phải nối động cơ với máy công tác thông qua hộp số, hoặc bộ truyền đai, xích.
- Về công suất:
Chọn công suất của đồng cơ phải thỏa mãn quan hệ sau:
NĐC = K(NCT + NTT)
Với: -K: hệ số dự trữ (K= 1,05 ÷ 1,5)
 -NĐC: công suất động cơ
 -NCT: công suất máy công tác
 -NTT: tổn thất công suất của hệ thống truyền lực
5. Xác định nhiệm vụ của các bộ phận chính của hệ thống truyền lực ôtô?
* Li hợp: dùng để truyền, ngắt momen quay từ động cơ đến hộp số.
* Hộp số:
- Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe
- Thay đổi chiều quay của bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe.
- Ngắt đường truyền momen từ động cơ tới bánh xe trong thời gian cần thiết.
* Truyền lực các đăng: các đăng có nhiệm vụ truyền momen quay từ hộp số đến cầu chủ động của xe.
* Truyền lực chính: có nhiệm vụ sau:
- Thay đổi hướng truyền momen từ phương dọc xe (truyền lực các đăng) sang phương ngang xe (hai bánh trục)/
- Giảm tốc độ, tăng momen quay.
* Bộ vi sai có nhiệm vụ phân phối momen cho hai bánh trục của hai bánh xe chủ động, cho phép hai bánh xe quay với vận tốc khác nhau khi ôtô chuyển động trên đường không phẳng, không thẳng và khi quay vòng.
6. Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên xe máy?
Động cơ à Li hợp à Hộp số à Xích hoặc các đăng à Bánh xe
- Động cơ, li hợp, hộp số thường bố trí trong một vỏ chung.
- Li hợp trên xe máy thường là li hợp ma sát được điều khiển bằng tay hoặc tự động dựa vào lực li tâm theo tốc độ quay của động cơ.
- Hộp số thường có ba, bốn cấp tốc độ và không có số lùi.
- Khi động cơ đặt ở giữa xe thì truyền lực đến bánh xe sau thường bằng xích.
- Khi động cơ bố trí lệch về phía đuôi xe thì momen quay từ hộp số được truyền cho bánh xe bằng trục các đăng.
7. Trình bày đặc điểm của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi?
Máy kéo thường chuyển động với tốc độ thấp, trên đất lầy, dễ xảy ra quá tải, nên hệ thống truyền lực có những đặc điểm riêng:
- Tỉ số truyền momen từ động cơ đến bánh xe chủ động lớn.
- Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng.
- Trong trường hợp bánh trước và bánh sau đều là bánh xe chủ động, phân phối momen ra bánh sau có thể trực tiếp từ hộp số chính hoặc qua hộp số phân phối.
- Có trục trích công suất.

File đính kèm:

  • docde cuong cn.doc