Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4,5

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4,5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Trong các dòng sau, dòng nào gồm các từ cùng nghĩa với từ nhân hậu:
A. yêu thương,đùm bọc, giúp đỡ
B. đùm bọc, yêu thương, ức hiếp
C. cưu mang, nhân ái, đọc ác 
2. Trong các từ sau, từ nào có tiếng nhân nghĩa là người:
A.nhân dân, nhân hậu, công nhân 
B. nhân đức, nhân từ, nhân tài
C. nhân dân, công nhân, nhân tài, nhân loại
3. Câu tục ngữ nào khuyên ta ăn ở hiền lành:
A. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
B. Ở hiền gặp lành
C. Trâu buộc ghét trâu ăn
4. Dùng gạch xiên(/) tách các từ trong các câu thơ sau và chỉ ra các động từ có trong các câu thơ đó:
Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi trước, chân bà theo sau
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà
Động từ:
..
5. Hãy ghi lại 3 từ phức , ba từ đơn nói về chủ đề nhân hậu- đoàn kết
6. Điền vào ô trống cho hoàn chỉnh các câu thành ngữ dưới đây:
a) Hiền như..
b) Lành như
c)Dữ như.
d) thương nhau như .
7. Câu: Thân gầy guộc, lá mong manh, mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? có mục đích :
A. dùng để hỏi 
B. dùng để khẳng định
C. dùng để khen
8. Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu?
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Tìm ghi lại các tính từ có trong đoạn thơ trên?
.
Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Em cảm nhận được điều gì qua đoạn thơ trên?
.
9. Bài thơ: “Tre Việt Nam” của tác giả nào? Trong bài thơ đó em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
10. Hãy chia các từ: xe điện, làng xóm, núi non, xe điện, tàu hoả, gò đống, đường ray, bờ bãi,hình dạng, máy bay, màu sắc thành hai nhóm thích hợp?
11. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trung thực:
A. Tin vào bản thân mình
B. Coi trọng và giừ gìn phẩm giá của minh.
C. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác
D.Ngay thẳng thật thà đúng như vốn có.
12. Có thể dùng thành ngữ nào dưới dây để nói về lòng tự trọng:
A.Thẳng như ruột ngựa
B. Giấy rách phải giữ lấy lề
C. Thuốc đắng giã tật
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
13. Trong các dòng dưới đây, dóng nào gồm các từ viết đúng chính tả:
A. sắp sếp, lên xe, sum suê
B. An-đrây-ca, Sắp xếp, xum xuê
C. An - ĐRây – Ca, sum sê
D. An-đrây-ca, sắp xếp, xum xuê
14. Câu: “Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn Minh.”, thuộc kiểu câu nào?
A. Ai thế nào?
B. Ai làm gì?
C. Câu cảm
D. Câu kể Ai thế nào?
!5. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn Minh.”
16.Từ nào đúng với nghĩa trước sau như một, không gì lay chuyển nổi
A. trung thành
B. trung hậu
C. trung kiên
D. trung nghĩa
17. Dòng nào gồm các từ có tiếng trung có nghĩa là một lòng, một dạ
A. trung kiên, trung thu, trung nghĩa
B. Trung bình, trung thu, trung tâm, trung đểm
C. trung thực, trung thành, trung nghĩa, trung hậu, trung kiên 
18. Xác định chủ ngừ vị ngữ trong các câu sau:
a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện
b)Ở giữa biển rộng, cở đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên những con tàu lớn
19.Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đau trong các câu sau: 
a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện
b)Ở giữa biển rộng, cở đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên những con tàu lớn
20. Hãy viết một đoạn văn trong đó có câu cảm, có dùng dấu hai chấm nói về ước mơ của em?

File đính kèm:

  • docDe cuong BDHSG45.doc