Đề 6 Kỳ thi thử tốt nghiệp thpt năm học 2013 -2014 môn: sinh học -thpt thời gian làm bài: 60 phút

pdf5 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 6 Kỳ thi thử tốt nghiệp thpt năm học 2013 -2014 môn: sinh học -thpt thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trang 1/5 - Mã đề thi 893 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TÂY NINH 
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 
MÔN: SINH HỌC - THPT 
Thời gian làm bài: 60 phút; 
(48 câu trắc nghiệm) 
ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 893 
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... 
Số báo danh:............................................................................... 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: Từ Câu 1 đến Câu 32 
Câu 1: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A qui định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với 
alen a qui định quả màu vàng. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ: 1 quả màu vàng ở 
đời con là: 
A. AAaa x Aa và AAaa x AAaa. B. AAaa x aa và AAaa x Aaaa. 
C. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa. D. AAaa x Aa và AAaa x aaaa. 
Câu 2: Khi điều kiện môi trường thuận lợi, quần thể của loài có đặc điểm sinh học nào sau đây có đồ thị 
tăng trưởng hàm số mũ? 
A. Loài có tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn, kích thước cá thể bé. 
B. Loài có tốc độ sinh sản chậm, vòng đời dài, kích thước cá thể lớn. 
C. Loài có số lượng cá thể đông, tuổi thọ lớn, kích thước cá thể lớn. 
D. Loài động vật bậc cao, có hiệu quả trao đổi chất cao, tỉ lệ tử vong cao. 
Câu 3: Trong số các dạng đột biến sau đây, dạng nào thường gây hậu quả ít nghiêm trọng nhất? 
A. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Thêm một cặp nuclêôtit. 
C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit. 
Câu 4: Vùng kết thúc của gen có chức năng 
A. kết thúc phiên mã. B. kết thúc dịch mã. 
C. kết thúc nhân đôi và phiên mã. D. kết thúc phiên mã và dịch mã. 
Câu 5: Ở đậu Hà Lan (2n =14). Kết luận nào sau đây không đúng? 
A. Số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là 21. B. Số nhiễm sắc thể ở thể tứ bội là 28. 
C. Số nhiễm sắc thể ở thể bốn nhiễm là 28. D. Số nhiễm sắc thể ở thể một nhiễm là 13. 
Câu 6: Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào? 
A. Lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần. 
B. Nuôi cấy các dòng tế bào của thực vật trong ống nghiệm rồi cho chúng tái sinh thành các cây. 
C. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội 
(n), sau đó xử lí hóa chất cônsixin gây lưỡng bội hóa tạo cây lưỡng bội hoàn chỉnh. 
D. Lai hai cơ thể bố mẹ khác loài, khác chi hoặc khác họ tạo con lai, tứ bội hóa cơ thể con lai để tạo 
loài song nhị bội. 
Câu 7: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định (không có 
alen trên Y). Ở một cặp vợ chồng đều không bị bệnh này nhưng có bố của vợ bị bệnh. Xác suất để đứa 
con đầu lòng là con trai và không bị bệnh là 
A. 3/4. B. 1/4. C. 1/8. D. 3/8. 
Câu 8: Nếu chỉ xét riêng từng nhân tố thì nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần 
thể với tốc độ chậm nhất? 
A. Di – nhập gen. B. Chọn lọc tự nhiên. 
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến. 
Câu 9: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là 
A. làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. 
B. làm thay đổi tần số alen của mỗi gen một cách đột ngột. 
C. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể bị thay đổi đột ngột. 
D. làm cho tần số tương đối các alen trong mỗi gen biến đổi theo một hướng xác định. 
 Trang 2/5 - Mã đề thi 893 
Câu 10: Biết mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Ở đời 
con của phép lai AaBBDd x AaBbdd, có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là 
A. 12 và 4. B. 18 và 4. C. 27 và 8. D. 8 và 27. 
Câu 11: Cho phép lai P: AaBbDd x aaBbdd. Biết mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng và trội lặn 
hoàn toàn. Ở đời con F1, kiểu hình A-B- dd chiếm tỉ lệ 
A. 12,5%. B. 25%. C. 18,75%. D. 6,25%. 
Câu 12: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật 
có hoa xuất hiện ở 
A. kỉ Krêta thuộc đại Trung sinh. B. kỉ Đệ Tam thuộc đại Tân sinh. 
C. kỉ Triat thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. 
Câu 13: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng 
chưa gây chết được gọi là 
A. khoảng chống chịu. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. khoảng thuận lợi. 
Câu 14: Một gen ở vi khuẩn E.coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số 
nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là 
A. 506. B. 322. C. 480. D. 644. 
Câu 15: Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại? 
A. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt – con mồi. 
B. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh – vật chủ. 
C. Quan hệ kí sinh – vật chủ và quan hệ hội sinh. 
D. Quan hệ kí sinh – vật chủ và quan hệ vật ăn thịt – con mồi. 
Câu 16: Điều nào dưới đây là không đúng về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? 
A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. 
B. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường do ngoại cảnh quyết định. 
C. Kiểu hình không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi trường. 
D. Bố mẹ không truyền cho con tính trạng có sẵn mà di truyền một kiểu gen. 
Câu 17: Trong một quần xã, nhóm loài nào sau đây có vai trò quan trọng nhất? 
A. Loài ngẫu nhiên. B. Loài ưu thế. C. Loài chủ chốt. D. Loài đặc trưng. 
Câu 18: Trong lai tế bào, nuôi cấy 2 dòng tế bào xôma khác loài trong cùng một môi trường, chúng có 
thể kết dính với nhau tạo thành tế bào lai chứa bộ gen của cả 2 loài bố mẹ. Sử dụng các hoocmôn thích 
hợp để kích thích thì tế bào lai có thể phát triển thành 
A. thể tứ bội. B. thể song nhị bội. C. thể tam bội. D. thể lưỡng bội. 
Câu 19: Ở loài đậu thơm, sự có mặt của hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen qui định màu hoa đỏ, 
các tổ hợp gen khác sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể 
tương đồng khác nhau. Cho cây dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn sẽ thu được kết quả phân tính ở F2 
A. 3 hoa đỏ: 13 hoa trắng. B. 13 hoa đỏ: 3 hoa trắng. 
C. 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. D. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng. 
Câu 20: Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Một người bố mù màu có 
con gái bình thường. Người con gái này lấy chồng mù màu, tỉ lệ kiểu hình của các con của họ sẽ là 
A. 3 con gái bình thường: 1 con trai mù màu. 
B. 1 con gái bình thường: 1 con trai mù màu. 
C. tất cả các con đều mù màu. 
D. 1 con gái mù màu: 1 con gái bình thường: 1 con trai mù màu: 1 con trai bình thường. 
Câu 21: Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự phối có 100% cá thể mang kiểu gen Aa. Theo lí thuyết, 
tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 là 
A. 0,75AA: 0,25aa. B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa. 
C. 0,4375AA: 0,125Aa: 0,4375aa. D. 0,375AA: 0,25Aa: 0,375aa. 
Câu 22: Cừu Đôly có kiểu gen giống với 
A. cừu cho trứng. B. cừu cho nhân tế bào. 
C. cừu mang thai. D. cừu cho trứng và cừu cho nhân tế bào. 
Câu 23: Có thể xác định được tần số hoán vị gen nhờ lai phân tích đối với cơ thể mà các gen liên kết ở 
trạng thái 
A. đồng hợp trội về 2 cặp gen. B. dị hợp về 2 cặp gen. 
 Trang 3/5 - Mã đề thi 893 
C. dị hợp về một cặp gen. D. đồng hợp lặn về 2 cặp gen. 
Câu 24: Trong trường hợp các tính trạng di truyền trội hoàn toàn và cả bố và mẹ đều có hoán vị gen với 
tần số 40% thì ở phép lai 
Ab
aB
 x 
AB
ab
, kiểu hình mang hai tính trạng trội có tỉ lệ 
A. 56%. B. 30%. C. 48%. D. 56,25%. 
Câu 25: Trong quần xã, năng lượng được truyền theo một chiều từ 
A. sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường. 
B. môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất. 
C. sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng từ thấp lên cao. 
D. sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu. 
Câu 26: Cho con đực thân đen thuần chủng lai với con cái thân xám thuần chủng thì F1 đồng loạt thân 
xám. Ngược lại, khi cho con đực thân xám thuần chủng lai với con cái thân đen thuần chủng thì F1 đồng 
loạt thân đen. Nếu cho các cá thể thân đen giao phối tự do thì kiểu hình đời con sẽ như thế nào? 
A. 100% cá thể có thân xám. 
B. 75% cá thể có thân đen, 25% cá thể có thân xám. 
C. 100% cá thể có thân đen. 
D. 50% cá thể có thân đen, 50% cá thể có thân xám. 
Câu 27: Trong một quần thể ngẫu phối, xét một gen có 2 alen A và a . Tần số tương đối của alen A là 0,6. 
Tần số các kiểu gen được dự đoán trong quần thể này là 
A. 0,36AA: 0,48aa: 0,16Aa. B. 0,36aa: 0,48AA: 0,16Aa. 
C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. D. 0,36aa: 0,48Aa: 0,16AA. 
Câu 28: Đối với một quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố nào sau đây có thể sẽ làm thay đổi tần số alen 
của quần thể một cách nhanh chóng? 
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. 
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến. 
Câu 29: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, dạng sợi có chiều ngang 
11nm được gọi là 
A. sợi nhiễm sắc. B. vùng xếp cuộn. C. sợi cơ bản. D. crômatit. 
Câu 30: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi pôlypeptit do gen qui định 
tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì 
A. mã di truyền có tính đặc hiệu. B. gen của vi khuẩn có cấu trúc theo Operon. 
C. ADN của vi khuẩn có dạng vòng. D. mã di truyền có tính thoái hóa. 
Câu 31: Hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 (cùng loài) và thụ phấn cho các cá thể của 
quần thể 2. Hiện tượng này được gọi là 
A. chọn lọc tự nhiên. B. giao phối không ngẫu nhiên. 
C. biến động di truyền. D. di – nhập gen. 
Câu 32: Cơ quan tương tự là những cơ quan 
A. có cùng chức năng. B. có cùng kiểu cấu tạo. 
C. có cùng nguồn gốc. D. có cấu trúc bên trong giống nhau. 
II. PHẦN RIÊNG: 
Thí sinh chọn một trong hai phần riêng (A/ hoặc B/) để làm bài. Nếu làm cả hai phần 
(A/ và B/) sẽ không được tính điểm phần riêng. 
A/ CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN: Từ Câu 33 đến Câu 40 
Câu 33: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là 
A. 3/XAU5/. B. 5/AUG3/. C. 3/AUG5/. D. 5/XAU3/. 
Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hòa của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? 
A. Trong vùng điều hòa có trình tự nuclêôtit đặc thù giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết 
để khởi động quá trình phiên mã. 
B. Trong vùng điều hòa có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã. 
C. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5/ trên mạch mã gốc của gen. 
 Trang 4/5 - Mã đề thi 893 
D. Vùng điều hòa cũng được phiên mã ra mARN. 
Câu 35: Hai quần thể sống trong một khu vực địa lí nhưng các cá thể của quần thể này không giao phối 
với các cá thể của quần thể kia vì khác nhau về cơ quan sinh sản. Đây là dạng cách li nào? 
A. Cách li thời gian. B. Cách li sau hợp tử. C. Cách li cơ học. D. Cách li tập tính. 
Câu 36: Hai cá thể động vật chắc chắn thuộc 2 loài khác nhau nếu chúng mang đặc điểm nào sau đây? 
A. Không thể giao phối được với nhau. B. Có hình thái bên ngoài khác nhau. 
C. Sống trong các khu vực khác nhau. D. Chúng thuộc 2 quần thể khác nhau. 
Câu 37: Trong chu trình tuần hoàn vật chất, nhóm sinh vật có vai trò trả lại các chất vô cơ cho môi 
trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất là 
A. sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. B. sinh vật sản xuất. 
C. sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. sinh vật phân giải. 
Câu 38: Để 2 tế bào sinh dưỡng của hai loài thực vật có thể dung hợp với nhau thành một tế bào thống 
nhất, trước khi đem lai người ta phải loại bỏ 
A. màng nhân. B. thành tế bào. 
C. tế bào chất, chỉ giữ lại nhân. D. màng sinh chất. 
Câu 39: Khi nói về diễn thế sinh thái, điều nào sau đây không đúng? 
A. Diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một quần xã ổn định. 
B. Con người có thể dự đoán được chiều hướng của quá trình diễn thế. 
C. Diễn thế là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của 
môi trường. 
D. Trong quá trình diễn thế, luôn kéo theo sự biến đổi của ngoại cảnh. 
Câu 40: Tuổi sinh thái 
A. được tính từ khi cá thể sinh ra cho đến khi chết vì già. 
B. là thời gian sống thực tế của cá thể. 
C. được tính bằng tuổi trung bình của các cá thể còn non trong quần thể. 
D. được tính bằng tuổi trung bình của các cá thể già trong quần thể. 
B/ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO: Từ Câu 41 đến Câu 48 
Câu 41: Sự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ là 
A. một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn. 
B. diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. 
C. trên một phân tử ADN có nhiều đơn vị tái bản cùng hoạt động một lúc. 
D. chỉ có một mạch được dùng làm khuôn. 
Câu 42: Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện tượng đa hình cân bằng 
A. Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác. 
B. Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác. 
C. Trong quần thể song song tồn tại một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định. 
D. Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen. 
Câu 43: Chu trình Cacbon 
A. không xuất hiện ở hệ sinh thái nông nghiệp. 
B. là chu trình vật chất của mọi hệ sinh thái. 
C. chỉ liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái. 
D. góp phần tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái. 
Câu 44: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền? 
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật. 
C. Mã di truyền có tính thoái hóa. D. Mã di truyền có tính phổ biến. 
Câu 45: Ứng dụng nào sau đây không phải là của kĩ thuật di truyền? 
A. Tạo giống động vật biến đổi gen. 
B. Tạo ưu thế lai. 
C. Sản xuất một số sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp. 
D. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. 
 Trang 5/5 - Mã đề thi 893 
Câu 46: Kiến làm tổ trên cây kiến là mối quan hệ 
A. hội sinh. B. hợp tác. C. cộng sinh. D. kí sinh. 
Câu 47: Nhóm cá thể nào sau đây là một quần thể? 
A. Cỏ ven bờ hồ. B. Sâu hại lúa trong ruộng lúa. 
C. Những cây sen trong đầm. D. Cây trong vườn. 
Câu 48: Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở 
A. thực vật và những động vật ít di chuyển xa. B. thực vật, không gặp ở động vật. 
C. động vật bậc cao có khả năng di chuyển xa. D. động vật, không gặp ở thực vật. 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 

File đính kèm:

  • pdfTHUTN2014_PT-SINH_893.pdf
Đề thi liên quan