Đề thi thử Lần 5 THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Cò Nòi (Có đáp án)

pdf5 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Lần 5 THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Cò Nòi (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Câu 1: Mối quan hệ sinh thái gây bất lợi cho các cá thể khác loài hoặc cùng loài: 
 A. Cạnh tranh. . C. Hợp tác B. Hội sinh. D. Cộng sinh. 
Câu 2: Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là: 
 A. Không khai thác. B. Trồng nhiều hơn khai thác. 
 C. Cải tạo rừng. D. Trồng và khai thác. 
Câu 3: Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm: 
1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào. 
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. 
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. 
4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/ -> 3/. 
5 . Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục 
với sự phát triển của chạc chữ Y 
6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. 
Phương án đúng là: 
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5, 6. C. 1, 3, 4, 5, 6. D. 1, 2, 3, 4, 6. 
Câu 4: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là 
A. quần thể. B. quần xã. C. cá thể. D. tế bào. 
Câu 5: Cho cây dị hợp về 2 cặp gen, kiểu hình cây cao hoa đỏ tự thụ phấn, ở F1 xuất hiện 4 
kiểu hình trong đó cây cao, hoa đỏ chiếm tỷ lệ 66%. Phép lai nào dưới đây phù hợp với kết 
quả trên. Biết rằng tương phản với cây cao là cây thấp; tương phản với hoa đỏ là hoa trắng 
và mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là giống nhau. 
Câu 6: Một đơn vị tái bản có 158 đoạn Ôkazaki thì số đoạn mồi cần có là : 
A. 160 B. 159 C. 158. D. 79 
Câu 7: Nhận định nào không đúng khi nói về hoạt động của opêrôn Lac (ở E.coli)? 
A. Khi có mặt lactozơ thì gen điều hoà bị bất hoạt. 
B. Vùng khởi động(P) là vị trí tương tác của ARN-polimeraza. 
C. Gen điều hoà và cụm opêrôn cùng nằm trên một nhiễm sắc thể (NST) hoặc thuộc 2 NST 
khác nhau. 
D. Chất ức chế có bản chất là prôtêin. 
Câu 8: Mối quan hệ cộng sinh xuất hiện giữa các loài nào dưới đây: 
 A.Vi khuẩn lam với san hô. 
 B. Một số loài tôm, cá con với cá chình biển. 
 C. Tôm kí cư với hải quỳ. 
 D. Dây tơ hồng với các loài thực vật. 
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa? 
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới. 
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với 
quá trình tiến hóa. 
SỞ GD & ĐT SƠN LA 
TRƯỜNG THPT CÒ NÒI 
(Đề thi có 04 trang) 
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2017 
MÔN THI: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 50 phút. 
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình 
thành loài mới. 
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật. 
Câu 10: Giả sử trong một gen có một bazơ xitozin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau bao 
nhiêu lần nhân đôi sẽ tạo ra gen đột biến dạng thay thế G-X bằng A-T: 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 4. 
Câu 11: Sinh quyển của chúng ta trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, song ở giai đoạn đầu sự 
diễn thế của nó là: 
 A. Diễn thế phân hủy và tự dưỡng. B. Diễn thế thứ sinh và dị dưỡng. 
 C. Diễn thế nguyên sinh và dị dưỡng. D. Diễn thế nguyên sinh và tự dưỡng. 
Câu 12: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. 
Cho cà chua tứ bội giao phấn với nhau thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 đỏ: 1 vàng. 
Kiểu gen bố, mẹ là 
A. AAaa x aaaa B. AAaa x AAaa C. Aaaa x Aaaa D. Aa x Aa 
Câu 13: Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen trên 
NST số 2, người ta thu được kết quả sau 
Dòng 1: ABCDEFGH Dòng 2: ABCGFDEH 
Dòng 3: ABFGCDEH Dòng 4: ABFEDCGH 
Nếu dòng 1 là dòng gốc, do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia theo 
trật tự là: 
A. 1 → 2 → 3→ 4 B. 1 → 4 → 3 → 2 C. 1 → 3 → 4 → 2 D. 1 → 2 → 4 → 3 
Câu 14: Mối quan hệ hội sinh xuất hiện giữa các loài nào dưới đây: 
 A. Tầm gửi- Cây nhãn. B. Tơ hồng-Cây nhãn. 
C. Phong lan – Cây nhãn. D. Cây thân leo – Cây nhãn. 
Câu 15: Trong tự nhiên, thể đa bội ít gặp ở động vật vì 
A. Động vật khó tạo thể đa bội vì có vật chất di truyền ổn định hơn. 
B. Đa bội thể dễ phát sinh ở nguyên phân mà thực vật sinh sản vô tính nhiều hơn động vật. 
C. Thực vật có nhiều loài đơn tính mà đa bội dễ phát sinh ở cơ thể đơn tính. 
D. Cơ chế xác định giới tính ở động vật bị rối loạn gây cản trở trong quá trình sinh giao tử. 
Câu 16: Nếu các tính trạng trội lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng thì đời sau 
của phép lai AaBbDd x AaBbDd sẽ có 
A. 4 kiêu hình, 9 kiểu gen. B. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen. 
C. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen. D. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen. 
Câu 17: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng 
và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbCcDdHh x AaBbCcDdHh sẽ cho 
kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 
A. 135/1024 B. 270/1024 C. 36/1024 D. 32/1024 
Câu 18: Nhóm những cá thể cùng loài, sống trong cùng khu vực và có khả năng giao phối với 
nhau sinh con cái được gọi là: 
A.Ṇoi địa lý B.Ṇoi sinh thái C.Ṇoi sinh học D.Quần thể 
Câu 19: Nhận định nào dưới đây là sai về quá tŕnh đột biến và vai trò của đột biến trong tiến 
hoá? 
A.Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài ḥòa giữa 
cơ thể và môi trường đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên. 
B.Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen. 
C.Đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá tŕnh tiến hóa vì so với đột 
biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn. 
D. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể. 
Câu 20: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp 
(A1,a1,A2,a2,A3,a3),chúng phân ly độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ 
làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Khi cho cây cao nhất lai với 
cây thấp nhất được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, tỷ lệ số cây có chiều cao 150cm là 
A.6/64 B. 32/64 C.15/64 D.20/64 
Câu 21: Các động vật sống trong đất và trong hang động có chung một số đặc điểm. Đặc 
điểm nào sau đây không đúng? 
 A. Sự tiêu giảm sắc tố da. 
B. Sự tiêu giảm toàn bộ các cơ quan cảm giác. 
C. Sự giảm hoạt động thị giác. 
D. Sự thích nghi với những điều kiện hang tối. 
Câu 22: Từ 4 loại nuclêôtit khác nhau( A, T, G, X ) có tất cả bao nhiêu bộ mã có chứa 
nuclêôtit loại G 
A. 37 B. 38 C. 39 D. 40 
Câu 23: Trong đại dương có xích thức ăn rút ngắn sau đây: 
 Tảo Giáp xác Cá nổi kích thước nhỏ Cá thu cá mập. Cá voi là loài thú lớn 
nhất sống dưới nước. Ở những thế kỉ trước, tổng sản lượng của cá voi trên đại dương không 
thua kém cá mập, có khi còn lớn hơn. Vậy cá voi thực tế đã sử dụng loại thức ăn: 
 A. Tảo và giáp xác. B. Giáp xác và cá nổi kích thước nhỏ. 
C. Cá thu, cá ngừ. D. Chỉ cá mập. 
Câu 24: Hai tế bào có kiểu gen BD/bd khi giảm phân bình thường, có trao đổi chéo thực tế 
cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? 
A. 1 B. 4 C. 8 D. 16 
Câu 25: Ở phép lai XAXa BD/bd x XaYBd/bD, nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số 
40% thì tỉ lệ kiểu gen XAXa BD/bd thu được ở đời con là: 
A. 3% B. 4,5% C. 9% D. 12% 
Câu 26: Cho các loại môi trường sống của sinh vật như sau: 
I. Môi trường không khí. II. Môi trường trên cạn. III. Môi trường đất. 
IV. Môi trường xã hội. V. Môi trường nước. VI. Môi trường sinh vật. 
Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là: 
A. I, II, IV, VI. B. I, III, V, VI. C. II, III, V, VI. D. II, III, IV, V. 
Câu 27: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các 
gen là: AB = 20 cM, AC = 5 cM, BC = 25 cM, BD = 22 cM. Trật tự đúng của các gen trên 
nhiễm sắc thể đó là 
A. A B C D. B. AD C B. C. B AD C. D. B D A C. 
Câu 28: Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều 
loài khác nhau, trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu 
tiên trong chi Homo là: 
 A. Homo habilis. B. Homo sapiens. 
C. Homo eretus. D. Homo neanderthanlensis. 
Câu 29: Gấu trắng Bắc Cực đến đầu mùa xuân thường tìm kiếm những con hải cẩu dưới lớp 
băng đang tan để bắt và ăn thịt. Hiện tượng đó nằm trong mối quan hệ: 
 A. Hợp tác đơn giản. B. Vật dữ - con mồi. 
C. Vật chủ – kí sinh. D. Cạnh tranh. 
Câu 30: Đột biến gen dạng thay thế 2 cặp G - X bằng 3 cặp A - T làm: 
 A. Số liên kết hidro không thay đổi B. Giảm 1 liên kết hidro 
 C. Giảm 2 liên kết hidro D. Giảm 3 liên kết hidro 
Câu 31: Quan niệm về sự chọn lọc theo hướng phân li tính trạng đã giải thích thành công 
về: 
A. Sự hình thành các cơ quan tương đồng. 
B. Sự hình thành các cơ quan tương tự. 
C. Sự đa dạng của vật nuôi và cây trồng. 
D. Sự hình thành loài mới trong điều kiện tự nhiên. 
Câu 32: Theo Dacuyn, chọn lọc nhân tạo có vai trò: 
A. Là nhân tố quyết định trong quá trình hình thành loài mới. 
B. Là nhân tố chính quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới. 
C. Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi các giống vật nuôi, cây trồng. 
D. loại bỏ những cá thể kém thích nghi. 
Câu 33: Cho các phát biểu sau: 
I.Phát tán đột biến trong quần thể. II.Tạo biến dị tổ hợp. 
III.Loại bỏ các đột biến có hại. IV.Luôn tạo ra những tổ hợp gen thích nghi 
Phát biểu về ý nghĩa của quá trình giao phối đối với tiến hoá là: 
A. I, II B. II, III C. I, II, IV D. I, II, III, IV 
Câu 34: Quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa. Nếu không bị 
tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số tương đối của các alen A và a ở thế hệ sau lần 
lượt là : 
A. 0,6 và 0,4. B. 0,8 và 0,2. C. 0,7 và 0,3. D. 0,5 và 0,53. 
Câu 35: Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã. 
 A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau, 
 B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau. 
 C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày. 
 D. Cạnh tranh khác loài. 
Câu 36: Ở người, tính trạng tóc quăn do gen trội A, tóc thẳng do gen lặn a nằm trên NST 
thườngquy định; còn bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây nên. 
Bố mẹ đều tóc quăn, mắt bình thường, sinh một con trai tóc thẳng, mù màu đỏ - lục. Kiểu 
gen của người mẹ là 
A. AAXM XM B. AaXM Xm C. AaXM XM D. AAXM Xm 
Câu 37: Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát ? 
A. Đại Thái cổ. B. Đại Cổ sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh. 
Câu 38: Ở người gen 1 có 3 alen, gen 2 có 4 alen, gen 3 có 2 alen. Biết gen 1 và gen 2 nằm 
trên cặp NST số 1, gen 3 nằm trên cặp NST số 2. Số loại kiểu gen tối đa của quần thể là 
A. 180 B. 24 C. 198 D. 234 
Câu 39: Chuỗi thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật trong hệ sinh 
thái ? 
 A. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật. 
B. Quan hệ giữa thực vật và động vật ăn thực vật. 
 C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2. 
 D. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi. 
Câu 40: Ở cơ thể đực của một loài động vật có kiểu gen BV/bv, khi theo dõi 4000 tế bào 
sinh trứng trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 1600 tế bào có xẩy ra hoán vị gen 
giữa V và v. Như vậy tỉ lệ giao tử BV tạo thành là 
A. 10% B. 20% C. 30% D. 40% 
ĐÁP ÁN 
1 A 11 D 21 B 31 A 
2 B 12 C 22 A 32 C 
3 D 13 B 23 B 33 A 
4 C 14 C 24 B 34 A 
5 A 15 D 25 A 35 D 
6 A 16 D 26 C 36 B 
7 A 17 B 27 C 37 C 
8 C 18 D 28 A 38 D 
9 B 19 C 29 D 39 A 
10 A 20 D 30 C 40 D 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_lan_5_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12_truong_th.pdf