Đề 12 Kiểm tra 45 phút môn : ngữ văn 9

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 12 Kiểm tra 45 phút môn : ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Huyện Đức Linh 	KIỂM TRA 45 PHÚT
Trường :........................	MÔN : NGỮ VĂN 9 
Đề Số : ................	TIẾT 157 TUẦN 32 THEO PPCT
	
Họ và tên : .........................
Lớp : ...................................
Điểm 
Lời phê của thầy cô giáo




I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm)
	Khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng trong các câu sau :
 1. Thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tãi được nói đến trong câu là :
	a. Khởi ngữ	b. Chỉ từ	c. Cảm thán	d. Phụ chú
 2. Câu : “Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều” có chứa thành phần gì ?
	a. khởi ngữ	b. Tình thái	c. Cảm thán	d. Phụ chú
 3. Câu “Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu?” từ “Than ôi !” thuộc thành phần nào ?
	a. Tình thái	b. cảm thán	c. Phụ chú`	d. Khởi ngữ
 4. Trong các câu sau, câu nào có chứa thành phần gọi – đáp ?
	a. Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng ?
	b. Vẫy đuôi thì cũng chết.
	c. Con Vàng là kỉ vật duy nhất của đứa con trai để lại cho Lão Hạc.
	d. Lão hạc đã tự tử bằng bả chó.
 5. “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhạn loại” đoạn văn trên có sử dụng :
	a. Phép nối	b. Phép nối + phép thế
	c. Phép thế + phép lặp	d. Phép lặp + phép nối
 6. Để sử dụng hàm ý, cần có mấy điều kiện ?
	a. Một	b. Hai 	c. Ba	d. Bốn
 7. Hàm ý không có đặc tính nào ?
	a. Hàm ý có thể giải toán được.
	b. Hàm ý có thể chối bỏ được.
	c. Hàm ý dùng chung và dùng riêng.
	d. Được diễn đạt trực tiếp bằng câu và từ ngữ trong lời nói.
 8. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước là biện pháp liên kết :
	a. Phép lặp	b. Phép thế
	c. Phép nối	d. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (6 điểm)
 1. Kể tên các thành phần biệt lập mà em đã học. Giải thích vì sao các thành phần đó gọi là thành phần biệt lập. (1 đ).
 2. Hàm ý là gì ? (0,5 đ)
 3. Xác định thành phần biệt lập trong đoạn văn sau và chỉ rõ thành phần biệt lập đó ? (2 đ)
	Chúng ta – những người chủ thực sự của tương lai – phải xác định được mình phải làm gì trong cuộc hành trình khi bước vào thế kỉ tới. Chắc chắn điều không thể thiếu là chúng ta phải nắm vững những kiến thức khoa học – chìa khóa để mở toang cánh cửa tương lai. Muốn vậy mỗi một thanh niên phải học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người toàn diện : vừa hồng vừa chuyên.
 4. Điền vào chỗ trống các câu sau : (1 đ).
	a. ........................... thì ăn những miếng ngon.
	............................... thì chọn việc cỏn con mà làm.
	b. ................................. thì thầy không bênh vực những em lười học
 5. Xác định vị ngữ, chủ ngữ trong các câu sau : (1,5 đ)
	a. Đằng cuối bãi tiến lại 2 cậu bé con.
	b. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy và trỗi dậy.





































Phòng GD Huyện Đức Linh 	 	HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT
Trường :........................	MÔN : NGỮ VĂN 9 
Đề số : ................	TIẾT 157 TUẦN 32 THEO PPCT	
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm)

Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
b
b
a
d
b
d
c

II. PHẦN TỰ LUẬN : (6 điểm)
 1. Các thành phần biệt lập : tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi – đáp. Các thành phần này gọi là thành phần biệt lập vì nó không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. (1 đ)
 2. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ấy. (0,5 đ)
 3. Thành phần biệt lập trong đoạn văn trên :
	* Thành phần phụ chú : (1,5 đ).
	- Những người chủ thực sự của tương lai.
	- Chìa khóa để mở toang cánh cửa của tương lai.
	- Vừa hồng, vừa chuyên.
	* Thành phần tình thái : chắc chắn (0,5 đ).
 4. Điền vào chỗ trống những từ :
	a. Ăn	(0,25 đ).
	 Làm	(0,25 đ).
	b. Đối với thầy (0,5 đ).

	a. Đằng cuối bãi, tiến lại / 2 cậu bé con. (0,5 đ)
	 TN	 VN	 CN

	b. Dưới gốc tre, tua tủa/ những mầm măng. Măng / trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng 
	 TN VN CN CN	VN
lồ xuyên qua đất lũy và trỗi dậy. (1 đ).

















File đính kèm:

  • docDE 12.doc
Đề thi liên quan