Đề kiểm tra học kì I khối 9 Môn:Ngữ Văn Năm học 2013-2014 Trường THCS Tân Tuyến

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I khối 9 Môn:Ngữ Văn Năm học 2013-2014 Trường THCS Tân Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HKI KHỐI 9
 TRI TÔN 	NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THCS TÂN TUYẾN MÔN:NGỮ VĂN
	
	ĐỀ CHÍNH
	 


 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm - 12 câu, mỗi câu đúng 0.25đ)
Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái với ý đúng hoặc đúng nhất.
Câu 1: Chàng đi chuyến đi này, thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về làng cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ lắm rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bỏ hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thứ tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
Nhận dịnh nào không phù hợp với những lời dặn dò đầy tình nghãi của Vũ Nương với chồng?
Không mong vinh hiển, chỉ mong chồng bình an trở về.
Cảm thông trước nổi vất vả, gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng.
Nói lên nỗi nhớ mong khắc khoải của mình khi chồng đi chinh chiến.
Tỏ ra mình đảm đang, biết lo liệu việc nhà.
 Câu 2: Vì sao nhóm tác giả Ngô gia văn phái là quan trung thành với triều Lê mà lại viết rất chân thực, rất hay về Quang Trung?
Vì thế lực của Quang Trung hùng mạnh. C. Vì triều Lê suy tàn, thói nát. 
Vì tôn trong lịch sử, ý thức dân tộc. D. Vì chán nản nhà Lê
Câu 3: Câu thơ “Hoa gen thua thắm liễu hờn kém xanh” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du miêu tả ai?
Thúy Vân.	 C. Thúy Kiều 
Hoạn Thư	 D. Tú bà
Câu 4: Hình ảnh “mặt trời” trong dòng thơ “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”(Nguyễn Khoa Điềm) có ý nghĩa gì?
Là nguồn sáng, là sự sống của muôn loài
Là nguồn sống, hạnh phúc của người mẹ
Là nguồn sống, hạnh phúc, động viên giúp mẹ vượt qua khó khăn
Là sự sống của cây cỏ
Câu 5: Em có nhận xét gì về giọng điệu của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”?
Sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch C. Tâm tình, tự nhiên.
Ngọt ngào, trìu mến. D. Khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan
Câu 6: Tác giả của bài thơ “Ánh trăng” là ai?
Chính Hữu. B. Nguyễn Duy. C. Bằng Việt. D. Huy Cận.
Câu 7: Tình huống đặc sắc trong truyện “Làng”(Kim Lân) là tình huống nào?
 Khi ở phòng thông tin. C. Khi chủ nhà muốn đuổi gia đình ông.
Khi nghe tin làng theo giặc. D.Khi nghe tin làng bị giặc đốt.
Câu 8: Nội dung chính của truyện “Chiếc lược ngà”(Nguyễn Quang Sáng):
Vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Tình yêu làng quê, đất nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Tình cha con
Câu 9: Tuân thủ phương châm về lượng khi giao tiếp nghĩa là gì?
Nói có nội dung và nội dung vừa đủ, không thừa, không thiếu.
Nói điều có thực, điều mình tin là đúng.
Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
Nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Câu 10: Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả chỉ là một nhưng vẫn xưng “chúng tôi”. Giải thích tại sao?
Để thể hiện sự lịch sự. 
Để khỏi chịu trách nhiệm cá nhân. 
Để thể hiện sự khiêm tốn và tính khách quan của văn bản.
Để tôn trọng bản thân..
Câu 11: Đoạn văn sau đây là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp: Lúc về đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói rằng, đó đúng là vật dùng mà vợ chàng mang theo lúc ra đi. (Nguyễn Dữ)
Trực tiếp C. Vừa trực tiếp vừa gián tiếp
Gián tiếp	 D. Gián cách
Câu 12: Trong câu thơ: “Vầng trăng đi qua ngõ” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
So sánh. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. Nói quá.
II. Phần tự luận: (7.0 điểm) 
Câu 1: Hãy cho biết vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa pa”( Nguyễn Thành Long) là gì?(2đ)
Câu 2: Kể lại một câu chuyện đang nhớ của em với một người thân trong gia đình. (5.0 đ)
III. Đáp án và biểu điểm:
 Phần trắc nghiệm:




Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
C
C
A
B
B
C
A
C
B
C

 Phần tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1:
- Sống là để phục vụ cho nhân dân, cho đất nước.(0.5 điểm)
- Say mê với công việc và có tinh thần trách nhiệm cao.(0.5 điểm)
- Khiêm tốn, chân thành, ham học hỏi và biết tìm niềm vui trong lao động.(1.0 điểm)
Câu 2:

	 *Kỹ năng: (1.0 điểm)
- Bài viết trình bày theo bố cục đầy đủ, rõ ràng.
- Kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong bài viết.
- Trình bày ý mạch lạc, diễn đạt rõ ý, ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
 *Kiến thức: (4.0 điểm)
 HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, song cần tập trung làm nổi bật các ý sau:
1. Mở bài : (0.5điểm)
 Giới thiệu một câu chuyện đáng nhớ nhất của bản thân với người thân (cha, mẹ, anh, chị ...). (0.5đ)
2. Thân bài: (3.0điểm)
 - Xác định kỉ niệm sâu sắc đối với em ( thời hs: thầy, bạn; người thân: cha, mẹ, …)(0.5đ) - Kỉ niệm đó diễn ra như thế nào? ( Kết hợp yếu tố miêu tả ).(1.0đ)
 - Lí do khiến em nhớ kỉ niệm đó.(0.5đ)
 - Thái độ, tình cảm của em về những người có trong kỉ niệm.(0.5đ)
 - Cảm xúc khi nhớ về kỉ niệm.(0.5đ)

3. Kết bài (0.5 điểm) : 
 + Bài học rút ra cho bản thân và mọi người.(0.25đ)
 + Suy nghĩ và tình cảm của em.(0.25đ)	 
	 

File đính kèm:

  • doc9. chính. KT - .doc
Đề thi liên quan