Đáp án và hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi toàn tỉnh năm học 2007 – 2008 môn: ngữ văn lớp 12 bổ túc trung học phổ thông

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án và hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi toàn tỉnh năm học 2007 – 2008 môn: ngữ văn lớp 12 bổ túc trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục đào tạo
Nam định

Đề 1

đáp án và hướng dẫn chấm thi hsg toàn tỉnh
Năm học 2007 – 2008
Môn: Ngữ văn Lớp 12 BT- THPT
 	
 (Đáp án - Thang điểm có 04 trang)

 
Câu
ý
Nội dung
Điểm
I

Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu. (4.0 điểm)


1
Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị (1.0 điểm)



- Thơ Tố Hữu khai thác những cảm hứng, đề tài từ đời sống chính trị, hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của tác giả, đời sống và con người được cảm nhận và khám phá trên phương diện chính trị, lý tưởng, lẽ sống cách mạng.
- Thơ Tố Hữu luôn khai thác và thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn của dân tộc (Từ ấy, Ta đi tới, Việt bắc, Việt Nam máu và hoa...)

1.0

2
Thơ Tố Hữu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn(1.0 điểm) 



- Từ tập thơ “ Việt Bắc” trở đi cái tôi trữ tình buổi đầu là cái tôi - chiến sĩ , về sau là cái tôi công dân, cái tôi nhân danh dân tộc và cách mạng(Ta đi tới, Việt Bắc, Với Đảng mùa xuân...)
- Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho giai cấp, dân tộc, mang tầm vóc lớn lao của thời đại(Anh giải phóng quân, chị Trần Thị Lý, anh Nguyễn Văn Trỗi...)
- Cảm hứng lãng mạn luôn hướng tới tương lai (Bài ca mùa xuân 1961, Mùa thu mới, Với Đảng mùa xuân...)
1.0

3
Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng – giọng điệu ngọt ngào tâm tình, tiếng nói của tình thương mến( 1.0 điểm)




- Thể hiện qua cách xưng hô, trò chuyện, tâm sự, kêu gọi với đối tượng (bạn đời ơi, đồng bào ơi, anh vệ quốc quân ơi...cho đến cả thiên nhiên, đất nước cũng được gọi lên: xuân ơi xuân, Hương giang ơi, đất nước ta ơi...) tạo nên một thứ nhạc tâm tình riêng trong thơ Tố Hữu.
- Giọng tâm tình ngọt ngào ấy được tạo nên bởi điệu tâm hồn xứ Huế, từ quan niệm của Tố Hữu về thơ ca: thơ là tiếng nói của sự đồng điệu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí.
1.0


4
Thơ Tố Hữu rất giàu tính dân tộc trong cả nội dung và nghệ thuật biểu hiện ( 1.0 điểm)



- Về nội dung: Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo đức cách mạng, qua sự cảm nhận của Tố Hữu gắn bó hoà nhập với truyền thống tình cảm, đạo lý của dân tộc
 - Về nghệ thuật : Sử dụng thành công, nhuần nhuyễn các thể thơ truyền thống: thơ lục bát, song thất lục bát, phản ánh nội dung tình cảm cách mạng mang tinh thần dân tộc.
- Ngôn ngữ thơ trong sáng giản dị quen thuộc, nhạc điệu phong phú(Mẹ Tơm, Em ơi...Ba lan, Nước non ngàn dặm...)
1,0


Lưu ý câu 1: nếu thí sinh không đưa được dẫn chứng nào để minh hoạ thì trừ cả câu 0.5 điểm.

II

Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi (6.0 điểm)


1
Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ ( 1,0 điểm)



-Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, thành công trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là văn học.
 - Đất nước( 1948 – 1955) là một sáng tác thành công của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca Việt Nam giai đoạn chống thực dân Pháp. 
- Đoạn thơ là một bức tranh về vẻ đẹp của mùa thu Hà nội, hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ.

1.0

2
Phân tích đoạn thơ (4.0 điểm)



- Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên mùa thu Hà Nội:
 + Không gian mùa thu rất đặc trưng của Hà nội với bầu trời trong xanh, không khí se lạnh, cái “chớm lạnh”, từ láy “ xao xác” gợi âm thanh của gió, những chiếc lá rơi, dáng hình gầy guộc của hàng cây.
 + hai câu thơ vẽ nên một bức tranh mùa thu Hà nội có vẻ đẹp thơ mộng nhưng man mác buồn, thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ, phù hợp với không khí của cuộc chia ly.
- Hai câu sau: Hình ảnh và tâm trạng người ra đi:
 + Người Hà nội ra đi với tinh thần quyết tâm, tư thế ra đi dứt khoát, “đầu không ngoảnh lại”
 + Tâm trạng chứa đầy nỗi lưu luyến bâng khuâng: vẫn cảm nhận được ở phía sau lưng “nắng lá rơi đầy”, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với Hà Nội.
4.0

3
Đánh giá khái quát(1.0 điểm)



- Bốn câu thơ có những đặc sắc nghệ thuật: ngôn ngữ giàu sắc thái gợi tả, gợi cảm, có nhạc điệu, cảm xúc tinh tế...
- Bức tranh mùa thu Hà nội có vẻ đẹp thơ mộng, hình ảnh con người ra đi mang đầy tâm trạng.
1.0 
III

Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt”, để làm sáng tỏ nhận định(10.0 điểm)



1
Giới thiệu tác giả, tác phẩm(1.0 điểm)



- Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông rất gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống nông thôn và số phận người nông dân. Một trong những tác phẩm thành công về đề tài người nông dân là truyện ngắn “Vợ nhặt”.
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” có xuất xứ từ một chương của tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, bên cạnh giá trị hiện thực, “Vợ nhặt” có một giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc.
1.0

2
Phân tích những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm (8,0 điểm)



- Người nông dân luôn khao khát tình yêu thương, biểu hiện bằng những phẩm chất đẹp đẽ, lòng nhân ái của những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư:
 + Nhân vật Tràng: tuy nghèo , đói nhưng vẫn cưu mang giúp đỡ người dàn bà đói khát, cho ăn và đưa về làm vợ.
 + Bà cụ Tứ còm cõi già nua, nghèo khổ nhưng có một tấm lòng thương con tha thiết, và thương cảm cho người đàn bà nghèo khổ chấp nhận làm con dâu. 
 + Tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn khi miêu tả niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình Tràng trong bữa cơm đoàn tụ. 
- Người nông dân luôn khao khát một mái ấm hạnh phúc gia đình, khao khát sự sống và hướng tới tương lai:
 + Người đàn bà Vợ nhặt khát khao mãnh liệt, tìm được miếng ăn cho qua ngày đói, chấp nhận đi theo Tràng để tìm được sự sống cho cả cuộc đời.
 + Anh Tràng thì khao khát một mái ấm hạnh phúc gia đình: dù giữa những ngày đói , cái chết đe doạ nhưng vẫn liều lấy vợ, trên đường dẫn vợ về trong lòng khấp khởi niềm vui, đôi mắt sáng lên lấp lánh, dù đắt đỏ nhưng vẫn liều mua hai hào dầu để thắp trong tối tân hôn, Tràng thấy gắn bó và yêu thương gia đình của mình hơn.
 + Bà cụ Tứ: khi Tràng dẫn vợ về, biết chuyện Tràng lấy vợ khuôn mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ lên, rồi bà chăm lo sắp xếp cho con, trong bữa cơm đón nàng dâu mới bà toàn nói chuyện về tương lai để động viên các con.
 + Người dân xóm ngụ cư thì trước cảnh Tràng dẫn vợ về, họ thấy lạ lùng, có một cái gì tươi mát thổi vào cuộc sống tăm tối của họ, đem lại một không khí mới cho xóm ngụ cư.
- Tác phẩm còn thể hiện tấm lòng cảm thông, xót thương, và luôn trân trọng của nhà văn đối với số phận cũng như phẩm chất và khát vọng của người nông dân, đúng như Kim Lân từng nói: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống”.
3.0










4.0


















 1.0






3
Đánh giá khái quát giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm (1.0 điểm)



- Truyện ngắn “Vợ nhặt”đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ sinh động giàu chất hiện thực, diễn tả tài tình tâm lý nhân vật.
- Truyện ngắn có giá trị nhân đạo rất đặc sắc, thể hiện được lòng tin yêu của nhà văn đối với con người, qua đó khẳng định rằng cuộc sống có bi thảm đến đâu thì cội nguồn nhân bản trong nhân dân vẫn còn bất diệt.
1.0
Lưu ý chung toàn bài: 
- Giám khảo cho điểm tối đa trong trường hợp thí sinh bám sát yêu cầu của đề, trình bày đủ hệ thống ý cần thiết, diễn đạt trôi chảy, rõ ý, đúng văn phạm, có cảm xúc . 
- Có thể chấp nhận cách sắp xếp ý không theo thứ tự trong đáp án, nhưng cần đảm bảo tính lôgíc, có thể có những ý nằm ngoài đáp án, nhưng cần hợp lý, có cơ sở từ đề bài.
- Khuyến khích những ý kiến riêng, độc đáo, nhưng liên quan trực tiếp đến vấn đề. 

 	 ____________ Hết_____________










File đính kèm:

  • docDap an HSG Van 12 Nam Dinh So 5.doc