Kiểm tra học kì I – đề dự bị môn văn – lớp 12 năm học 2006 - 2007

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I – đề dự bị môn văn – lớp 12 năm học 2006 - 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KIỂM TRA HỌC KÌ I – ĐỀ DỰ BỊ
	MÔN VĂN – LỚP 12
Năm học 2006 - 2007
	Thời gian : 90 phút

Đề :
Câu 1 ( 2 điểm )
 Anh (chị) hãy cho biết truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc ra đời trong hoàn cảnh nào và nhằm mục đích gì ?
Câu 2 (8 điểm)
 Bình giảng đoạn thơ sau đây trích trong bài “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm :
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng 
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu…
















KIỂM TRA HỌC KÌ I
	HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VĂN – LỚP 12


Câu 1: Học sinh cần nêu được những ý sau :
- Hoàn cảnh ra đời : Giữa năm 1922, tên vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Macxây, kì thực là để tán dương “mẫu quốc Đại Pháp”, cùng với thực dân Pháp lừa bịp nhân dân Pháp về công cuộc ‘khai hoá thuộc địa”.
- Mục đích sáng tác : “ Vi hành” là một truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc, viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo (cơ quan của Đảng Cộng sản Pháp) số ngày 19-2-1923. Đây là một tác phẩm được viết với mục đích chính trị rõ rệt : vạch trần bản chất bù nhìn bẩn thỉu và tư cách hèn kém của Khải Định, đồng thời xé nát chiếc mặt nạ giả dối đang che đậy tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa, vạch trần thủ đoạn lừa bịp của thực dân ở chính quốc.
Cho 2 điểm khi trình bày đủ ý, diễn đạt gãy gọn, chữ viết cẩn thận.
Cho 1 điểm khi trình bày được khoảng một nửa số ý và diễn đạt gãy gọn, chữ viết cẩn thận, hoặc đủ ý nhưng diễn đạt còn hạn chế, chữ viết chưa cẩn thận.

Câu 2
1. Yêu cầu về kĩ năng : Học sinh cần biết làm một bài nghị luận văn học bình giảng một đoạn thơ, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức :
- Cần nắm được hoàn cảnh ra đời bài thơ : Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm ra đời trong một đêm tháng 4-1948, khi nhà thơ nghe tin quê hương mình ở bờ nam sông Đuống bị thực dân Pháp chiếm đóng và tàn phá. Bài thơ là dòng cảm xúc nhớ tiếc và xót xa về quê hương Kinh Bắc.
- Đây là kiểu bài bình giảng một đoạn thơ. Mặc dù là bình giảng một đoạn trích, nhưng cần lưu ý rằng : đoạn thơ toàn vẹn như một chỉnh thể, có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức.
- Đoạn thơ được xây dựng theo bút pháp tương phản : một bên là Kinh Bắc bình yên đẹp đẽ trước khi bị kẻ thù chiếm đóng ; một bên là cảnh quê hương hoang tàn, đau thương khi phải sống trong những “ngày khủng khiếp”.
- Nên kết hợp giữa giảng và bình. Trên cơ sở những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc, làm hiện lên tâm trạng nhà thơ : nỗi đau thương, lòng căm giận, tiếc nhớ, xót xa…
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 7 - 8 : nội dung phong phú, diễn đạt có hình ảnh, có cảm xúc.
Điểm 5 – 6 : nội dung đầy đủ, diễn đạt trôi chảy.
Điểm 4 : nội dung đầy đủ, diễn dạt rõ ý.
Điểm 3 : nội dung tương đối đầy đủ, văn viết chưa gãy gọn.
Điểm 1 – 2 : nội dung sơ sài, diễn đạt luộm thuộm.
Điểm 0 : không viết được gì, hoặc viết được một đoạn mà không rõ ý gì.	






File đính kèm:

  • docVAN12-HK1-DUBI.doc