Chuyên đề Phương pháp dạy học tập viết cho học sinh Tiểu học

doc31 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Phương pháp dạy học tập viết cho học sinh Tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 3
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP VIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Hoạt động 1. xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập
viết
Thông tin cơ bản
Đối với bất cứ môn học hay phân môn nào, việc xác định mục tiêu, nhiệm
vụ dạy học rất quan trọng. Bởi vì chính mục tiêu và nhiệm vụ là yếu tố
quyết định việc lựa chọn, sắp xếp nội dung và sử dụng phương pháp dạy
học.
1. Phân môn Tập viết có mục tiêu chủ yếu là trang bị cho học sinh kĩ năng
viết chữ để học tập và giao tiếp, đồng thời góp phần hình thành nhân cách
cho học sinh.
2. Cụ thể hoá nhiệm vụ của môn Tiếng Việt, phân môn Tập viết có hai
nhiệm vụ chủ yếu sau:
2.1. Rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh: viết nét, liên kết nét thành chữ cái
(viết thường, viết hoa), chữ số; liên kết chữ cái thành chữ ghi âm, vần,
tiếng; viết từ ngữ và câu ứng dụng
2.2. Thông qua việc rèn kĩ năng viết chữ, cung cấp cho học sinh một số
kiến thức về chữ viết và kĩ thuật viết chữ: điểm đặt bút, điểm dừng bút, cấu
tạo chữ cái và chữ số tiếng Việt, vị trí dấu phụ, dấu thanh, quy trình viết
liền mạch
2.3. Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, kiên trì, tính kỉ luật, khiếu thẩm
mĩ v.v
Hoạt động tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Tập viết gồm hai
nhiệm vụ cụ thể:
- Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Tập viết
- Tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Tập viết
Nhiệm vụ của hoạt động 1
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mục tiêu của phân môn Tập viết
1. Làm việc cá nhân:
Sinh viên đọc thông tin cho hoạt động 1 và các TLTK dưới đây, ghi chép
thông tin về mục tiêu của phân môn Tập viết:
- Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 (chương 1)
- Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học
2. Hoạt động tập thể:
- Thảo luận nhóm về mục tiêu của phân môn Tập viết (sự cụ thể hoá mục
tiêu của môn Tiếng Việt thành mục tiêu của phân môn Tập viết).
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin đầy đủ về mục tiêu của phân môn Tập
viết.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của phân môn Tập viết
1. Làm việc cá nhân: Sinh viên đọc thông tin cho hoạt động 1 và TLTK như
ở nhiệm vụ 1 và ghi chép thông tin về nhiệm vụ của phân môn Tập viết.
2. Hoạt động tập thể:
- Thảo luận nhóm về nhiệm vụ của phân môn Tập viết.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin về nhiệm vụ của phân môn Tập viết.
Đánh giá hoạt động 1
Sinh viên thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Xác định mục tiêu của phân môn Tập viết.
2. Xác định nhiệm vụ của phân môn Tập viết.
3. Thực hành xác định mục đích, yêu cầu của một bài Tập viết ở tiểu học.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các nguyên tắc dạy học Tập viết
Thông tin cơ bản
Nguyên tắc dạy học tập viết là sự cụ thể hoá của các nguyên tắc dạy học
tiếng Việt cho phù hợp với đặc thù của phân môn. Do vậy, cũng có thể kể
tới 3 nguyên tắc dạy học Tập viết là phát triển lời nói, phát triển tư duy và
tính đến đặc điểm của học sinh. Do có đặc điểm riêng về nhiệm vụ và nội
dung dạy học, hoạt động dạy học tập viết cần tuân theo nguyên tắc thứ tư:
nguyên tắc thực hành.
1. Nguyên tắc phát triển lời nói yêu cầu, trong quá trình dạy học Tập
viết, giáo viên cần chú ý tới mục đích giao tiếp của việc dạy tiếng và của
phân môn, cần tạo các tình huống để học sinh thực hành một cách hiệu quả.
Ngoài ra, để học sinh hiểu đầy đủ những điều mình viết, nên đặt các đơn vị
chữ cần tập viết vào hoạt động hành chức, giải nghĩa từ, giải thích nội dung
bài viết ứng dụng, nếu thấy cần thiết.
2. Nguyên tắc phát triển tư duy yêu cầu giáo viên chú ý rèn luyện cho
học sinh các thao tác, phẩm chất tư duy trong giờ tập viết; phải làm cho học
sinh thông hiểu ý nghĩa của các từ ngữ hay câu, bài tập viết, tạo tình huống
để các em tập viết thường xuyên và hiệu quả.
3. Trong dạy học Tập viết, nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh
yêu cầu giáo viên tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi, đặc điểm về trình
độ ngôn ngữ (bao gồm cả trình độ tiếng Việt và trình độ tiếng mẹ đẻ) của
học sinh. Những hiểu biết này là căn cứ để giáo viên lựa chọn từ ngữ cần
giải nghĩa, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học Tập viết phù hợp với đặc
điểm của học sinh.
4. Thực hành không phải là nguyên tắc mới trong hệ thống các nguyên
tắc dạy học. Yêu cầu thực hành thực ra đã có trong các nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt nêu trên. Ví như, nguyên tắc phát triển lời nói có yêu cầu tạo
điều kiện để học sinh tham gia vào các hoạt động lời nói; nguyên tắc phát
triển tư duy cũng yêu cầu học sinh phải rèn luyện các thao tác, phẩm chất tư
duy thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập Tuy nhiên, do nhiệm
vụ chủ yếu của phân môn Tập viết là rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh –
một kĩ năng đòi hỏi phải rèn luyện nhiều theo một quy trình nghiêm nhặt,
đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ và một thái độ làm việc nghiêm túc, nên cần coi
thực hành là một nguyên tắc độc lập và đặc thù của phân môn Tập viết.
Nguyên tắc thực hành yêu cầu phải coi việc dạy tập viết như là dạy một kĩ
năng. Phải tạo điều kiện cho học sinh tri giác một cách chính xác các sản
phẩm chữ viết và quy trình viết chữ, kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác tập
viết để rèn kĩ năng một cách hiệu quả.
Hoạt động tìm hiểu các nguyên tắc dạy học Tập viết gồm có 4 nhiệm vụ:
- Tìm hiểu nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Tập viết.
- Tìm hiểu nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Tập viết.
- Tìm hiểu nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy học Tập
viết.
- Tìm hiểu nguyên tắc thực hành trong dạy học Tập viết.
Nhiệm vụ của hoạt động 2
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Tập
viết
1. Làm việc cá nhân: Sinh viên đọc thông tin cho hoạt động 2 và các
TLTK dưới đây, tìm hiểu về nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Tập
viết.
- Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt (phần Nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt)
- Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học
2. Hoạt động tập thể:
- Thảo luận nhóm về sự vận dụng nguyên tắc phát triển lời nói trong phân
môn Tập viết
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin về nguyên tắc phát triển lời nói trong
dạy học Tập viết.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học
Tập viết.
1. Làm việc cá nhân:
Sinh viên đọc các TLTK như ở nhiệm vụ 1, tìm hiểu về sự vận dụng
nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Tập viết.
2. Hoạt động tập thể:
- Thảo luận nhóm về nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Tập viết.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc về nguyên tắc
phát triển tư duy trong dạy học Tập viết.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh
trong dạy học Tập viết.
1. Làm việc cá nhân: Sinh viên đọc các TLTK như ở nhiệm vụ 1, tìm
hiểu những đặc điểm của học sinh cần được chú ý trong dạy học Tập viết:
- Đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi
- Đặc điểm ngôn ngữ (những đặc điểm có ảnh hưởng tới việc hình thành kĩ
năng viết chữ)
2. Hoạt động tập thể
- Thảo luận nhóm về sự vậ__L"³_0ý›_n dụng nguyên tắc tính đến đặc điểm của học
sinh trong phân môn Tập viết
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin về nguyên tắc tính đến đặc điểm của
học sinh trong dạy học Tập viết.
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu các yêu cầu của nguyên tắc thực hành trong
dạy học Tập viết
1. Làm việc cá nhân: Sinh viên đọc thông tin cho hoạt động 2 và giáo
trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 (phần Nguyên tắc dạy học Tập
viết) để:
- Tìm hiểu các thông tin về thực hành trong nguyên tắc dạy học Tập viết.
- Phân tích các yêu cầu của nguyên tắc thực hành trong dạy học Tập viết.
2. Hoạt động tập thể
- Thảo luận nhóm về:
+ ý nghĩa của nguyên tắc thực hành trong dạy học Tập viết
+ Các yêu cầu của nguyên tắc thực hành trong dạy học Tập viết
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin về ý nghĩa và yêu cầu của nguyên tắc
thực hành trong dạy học Tập viết.
4. Cả lớp xem băng hình một trích đoạn bài dạy Tập viết, thảo luận về
sự vận dụng các nguyên tắc dạy học Tập viết trong giờ dạy tập viết đã
xem.
Đánh giá hoạt động 2
Sinh viên thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Nêu yêu cầu của nguyên tắc phát triển lời nói trong dạy học Tập viết.
2. Phân tích sự thể hiện của nguyên tắc phát triển lời nói trong một bài dạy
tập viết cụ thể.
3. Nêu yêu cầu của nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Tập viết.
4. Phân tích sự vận dụng nguyên tắc phát triển tư duy trong một bài dạy tập
viết cụ thể.
5. Nêu yêu cầu của nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong dạy
học Tập viết.
6. Phân tích sự vận dụng nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh trong
một bài dạy tập viết cụ thể.
7. Nêu cơ sở khoa học và yêu cầu của nguyên tắc thực hành trong dạy học
Tập viết.
8. Phân tích sự vận dụng nguyên tắc thực hành trong một bài tập viết cụ
thể.
Hoạt động 3. Phân tích nội dung dạy học Tập viết
Thông tin cơ bản
ở Tiểu học, phân môn Tập viết có nội dung rèn luyện kĩ năng viết chữ cho
học sinh, đồng thời cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản về chữ
viết và kĩ thuật viết chữ. Nội dung này được cụ thể hoá thành các bài tập
viết trong chương trình môn Tiếng Việt của các lớp 1, 2, 3.
1. Phân môn Tập viết ở Tiểu học cung cấp cho học sinh các kiến thức về
chữ viết và kĩ thuật viết chữ, như: các nét chữ, hệ thống chữ cái viết
thường, viết hoa, hệ thống chữ số, độ cao, độ rộng của nét chữ, điểm đặt
bút, điểm dừng bút, kĩ thuật viết liền mạch, vị trí dấu phụ, dấu thanh
Phân môn Tập viết cũng trang bị cho học sinh hệ thống kĩ năng viết chữ,
như: viết nét, liên kết nét thành chữ cái, chữ số, liên kết chữ cái thành chữ
ghi âm, ghi vần hoặc ghi tiếng một cách liền mạch. ở mức độ cao nhất,
phân môn Tập viết rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh qua bài viết ứng dụng
là các câu thơ, câu văn, hoặc tục ngữ, ca dao. Yêu cầu kĩ năng dần dần
được nâng cao từ viết đúng tới viết đúng, đẹp, và mức độ cao nhất là kĩ
năng viết đúng, đẹp, nhanh.
2. Chương trình phân môn Tập viết được bố trí trong 6 học kì ở 3 lớp: 1, 2,
3. ở lớp 1, chương trình Tập viết được xây dựng gắn liền với chương trình
Học vần. Ngoài nội dung tập viết trong tiết Học vần, mỗi tuần còn có thêm
một bài tập viết ôn lại các chữ đã học trong tuần. Chương trình lớp 2 chủ
yếu là làm quen với chữ cái hoa và chữ số. Chương trình lớp 3 tiếp tục học
về chữ cái hoa, liên kết chữ cái hoa với chữ cái viết thường đứng sau và kết
hợp học về chữ số. Các chữ cái viết hoa trong vở Tập viết lớp 2, 3 được sắp
xếp theo trật tự trong bảng chữ cái.
Hoạt động phân tích nội dung dạy học tập viết được cụ thể hoá thành hai
nhiệm vụ bộ phận:
- Phân tích các kiến thức và kĩ năng tập viết cần cung cấp cho học sinh
trong phân môn Tập viết
- Phân tích nội dung dạy học Tập viết ở các lớp tiểu học
Nhiệm vụ của hoạt động 3
Nhiệm vụ 1: Phân tích các kiến thức và kĩ năng tập viết cần cung
cấp cho học sinh trong phân môn Tập viết
1. Làm việc cá nhân:
Sinh viên đọc thông tin cho hoạt động 3 và các TLTK dưới đây để tìm hiểu
về các kiến thức và kĩ năng tập viết cần cung cấp cho học sinh trong phân
môn Tập viết (hệ thống nét chữ, chữ cái, chữ số, các bài viết ứng dụng
được dạy trong chương trình Tiểu học).
- Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt 1.
- Vở Tập viết lớp 1, 2, 3
- Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học.
2. Hoạt động tập thể:
- Sinh viên thảo luận nhóm về các kiến thức và kĩ năng tập viết ở tiểu học.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin về các kiến thức và kĩ năng tập viết ở
Tiểu học.
Nhiệm vụ 2: Phân tích nội dung dạy học Tập viết ở các lớp tiểu học
1. Làm việc cá nhân:
Sinh viên đọc thông tin cho hoạt động 3 và các TLTK dưới đây tìm hiểu nội
dung dạy học Tập viết ở mỗi lớp tiểu học (số tiết trong tuần, trong học kì,
trong năm học; tiêu chí sắp xếp các nội dung tập viết, yêu cầu về nội dung
viết ở mỗi lớp, các kiến thức về chữ viết và kĩ năng viết chữ cần dạy trong
chương trình phân môn Tập viết):
- Vở Tập viết lớp 1, 2, 3 (mỗi lớp 2 tập)
- Hỏi đáp về sách giáo khoa Tiếng Việt 1
- Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2
2. Hoạt động tập thể:
- Sinh viên thảo luận nhóm về nội dung dạy học Tập viết trong chương
trình Tiểu học.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin về nội dung dạy học Tập viết ở các lớp
Tiểu học.
Đánh giá hoạt động 3
Sinh viên thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Thống kê các nét chữ cơ bản và nét chữ bổ sung được dạy trong chương
trình Tập viết ở Tiểu học.
2. Phân tích cấu tạo, cách viết hệ thống chữ cái viết hoa, viết thường và hệ
thống chữ số trong tiếng Việt.
3. Thử phân chia các chữ cái viết thường tiếng Việt thành những nhóm chữ
cái có chung một hoặc một số nét chữ nào đó, sắp xếp các chữ trong mỗi
nhóm theo trật tự phức tạp dần về cấu tạo chữ.
4. Thử phân chia các chữ cái viết hoa tiếng Việt thành những nhóm chữ cái
có chung một hoặc một số nét chữ nào đó, sắp xếp các chữ trong mỗi nhóm
theo trật tự phức tạp dần về cấu tạo chữ.
5. Từ một số nét chữ nhất định (do sinh viên tự chọn), liên kết các nét chữ
đó thành tất cả các chữ cái có thể có.
6 . Nêu những điều cần lưu ý về vị trí của dấu phụ và dấu thanh trong chữ
viết Tiếng Việt.
7. Phân tích các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh khi dạy học tập viết.
8. Phân tích sự phân bố chương trình dạy học tập viết ở các lớp tiểu học
(chương trình dạy Tập viết được phân bố trong mấy lớp, mấy học kì? ở mỗi
lớp dạy những gì?)
9. Xác định nội dung dạy học của một bài Tập viết cụ thể.
Hoạt động 4. tổ chức dạy học Tập viết
Thông tin cơ bản
Muốn hoạt động dạy học Tập viết đạt được kết quả tốt, cần phải chú ý tới
các điều kiện vật chất chuẩn bị cho việc dạy học Tập viết, các phương pháp
dạy học cần được sử dụng trong giờ tập viết và quy trình lên lớp hợp lí
trong một giờ tập viết.
1. Để có thể thực hiện được một giờ tập viết, cần có các điều kiện vật chất
cơ bản sau: ánh sáng phòng học, bảng (bảng lớp, bảng con), bàn ghế học
sinh, phấn viết bảng, khăn lau tay và bút viết, vở Tập viết.
2. Trong quá trình dạy học Tập viết, cần phải phối hợp một cách hợp lí các
phương pháp dạy học thích hợp. Các phương pháp dạy học cần được sử
dụng trong giờ tập viết vẫn là những phương pháp dạy học Tiếng Việt nói
chung, nhưng được vận dụng phù hợp với đặc thù của phân môn. Đó là các
phương pháp phân tích ngôn ngữ, giao tiếp, và rèn luyện theo mẫu.
3. Nhìn chung, quy trình một giờ dạy tập viết cũng gồm 3 bước như các giờ
học khác: kiểm tra bài cũ, dạy bài mới và củng cố, dặn dò. Tuy nhiên, do
đặc thù của phân môn, quy trình chung đó sẽ được vận dụng cho phù hợp
với mục đích rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh tiểu học. Trong một giờ tập
viết các bước phân tích chữ viết, viết mẫu, rèn kĩ năng viết chữ trên bảng,
trên vở được vận dụng một cách linh hoạt để hình thành và nâng cao dần kĩ
năng viết chữ cho học sinh.
Hoạt động tìm hiểu việc tổ chức dạy học tập viết gồm có các nhiệm vụ sau
đây:
- Xác định các điều kiện vật chất cần thiết cho việc dạy học tập viết.
- Phân tích các phương pháp dạy học cần sử dụng trong giờ học tập viết.
- Xây dựng quy trình lên lớp giờ học tập viết, thiết kế bài soạn và thực hành
tổ chức dạy học tập viết.
Nhiệm vụ của hoạt động 4
Nhiệm vụ 1: Xác định các điều kiện vật chất chuẩn bị cho việc dạy
Tập viết
1. Làm việc cá nhân:
Sinh viên đọc Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, ghi chép
thông tin về các điều kiện vật chất cần chuẩn bị cho việc dạy học tập viết
(phấn viết, bảng, bàn ghế, sách vở, ánh sáng phòng học).
2. Hoạt động tập thể:
- Thảo luận nhóm về các điều kiện vật chất cần chuẩn bị cho việc dạy học
tập viết
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin về các điều kiện vật chất cần chuẩn bị
cho việc dạy học tập viết.
Nhiệm vụ 2: Phân tích các phương pháp dạy học cần sử dụng trong
giờ học tập viết.
1. Làm việc cá nhân
Sinh viên đọc các TLTK dưới đây để tìm hiểu các phương pháp dạy học
Tiếng Việt được sử dụng trong phân môn Tập viết:
- Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
- Tiếng Việt 1, 2, 3 Tập 1 (sách giáo viên)
- Hỏi đáp về sách Tiếng Việt 1
- Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3.
2. Hoạt động tập thể
- Thảo luận nhóm về sự vận dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt vào
phân môn Tập viết.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cấp thông tin về các phương pháp dạy học Tập viết.
4. Cả lớp xem băng hình trích đoạn một tiết dạy tập viết để nhận xét về
việc phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học tập viết trong trích
đoạn.
Nhiệm vụ 3: Xây dựng quy trình dạy bài Tập viết, thực hành soạn -
giảng bài Tập viết
1. Làm việc cá nhân: Đọc giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1,
xác định các bước cần thực hiện trong 1 giờ dạy Tập viết.
2. Hoạt động tập thể:
- Thảo luận nhóm về quy trình lên lớp một bài dạy Tập viết.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. Giáo viên cung cáp thông tin về quy trình tổ chức một bài Tập viết.
4. Sinh viên thực hành thiết kế bài soạn và dạy một bài tập viết.
Đánh giá hoạt động 4
Sinh viên thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Xác định các điều kiện vật chất cần chuẩn bị cho việc thực hiện tốt việc
dạy học Tập viết ở Tiểu học.
2. Phân tích các phương pháp dạy học tiếng Việt được sử dụng trong phân
môn Tập viết.
3. Phân tích sự thể hiện các phương pháp dạy học tập viết trong một bài
Tập viết cụ thể.
4. Nêu quy trình dạy một bài Tập viết ở Tiểu học.
5. Xây dựng bài soạn để dạy 1 tiết Tập viết theo quy trình chung, thử dạy
bài Tập viết đã soạn, sau đó đánh giá kết quả tiết dạy.
Thông tin phản hồi cho các hoạt động
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1. Mục tiêu của phân môn Tập viết
Cụ thể hoá mục tiêu của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học, phân môn
Tập viết có mục tiêu trang bị cho học sinh bộ chữ cái Latinh và những yêu
cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái ấy trong hoạt động giao tiếp, góp phần
rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong
trường tiểu học: kĩ năng viết chữ.
2. Nhiệm vụ của phân môn Tập viết
2.1. Về kiến thức
Truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết
chữ, toạ độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh,
dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái
2.2. Về kĩ năng
Rèn cho học sinh các kĩ năng viết chữ (trên bảng hoặc trên vở) từ đơn giản
đến phức tạp: viết nét liên kết nét tạo chữ cái, liên kết chữ cái tạo chữ ghi
âm / vần / tiếng; kĩ năng xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li;
kĩ năng viết đúng quy trình, đúng mẫu, rõ ràng, viết nhanh, viết đẹp.
2.3. Ngoài ra, phân môn Tập viết còn góp phần rèn luyện cho học sinh
những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, sự kiên trì, tính kỉ luật, khiếu thẩm
mĩ.
3. Sinh viên thực hành xác định mục đích, yêu cầu của một bài Tập
viết cụ thể.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
1. Trong phân môn Tập viết, nguyên tắc phát triển lời nói yêu cầu
giáo viên phải cho học sinh rèn luyện một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng các kĩ năng
viết chữ từ đơn giản đến phức tạp: từ viết nét chữ cơ bản tới liên kết các nét
thành chữ cái, sau đó là liên kết các chữ cái thành chữ ghi âm, ghi vần hoặc
ghi tiếng; từ viết đúng quy trình, toạ độ đến viết đẹp, viết nhanh.
Việc rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh không được thực hiện một cách cô
lập, tách rời khỏi các kĩ năng khác, mà phải được kết hợp với việc tập đọc,
tìm hiểu nội dung của từ ngữ, bài viết ứng dụng. Có như vâỵ, kĩ năng viết
chữ và các kĩ năng lời nói khác của học sinh mới được hình thành một cách
đầy đủ và vững chắc.
Ví dụ, tuần 31 của lớp 2, khi dạy viết bài ứng dụng Người ta là hoa đất,
ngoài việc rèn cho học sinh viết đúng chữ N hoa, liên kết chữ N với chữ g
đứng sau, liên kết các chữ cái thành chữ ghi âm, vần, tiếng, giáo viên còn
cần giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu tục ngữ để các em hiểu nội dung cơ
bản của bài viết ứng dụng, thêm vốn vào hành trang ngôn ngữ cho các em
giao tiếp sau này.
Ngoài ra, nguyên tắc phát triển lời nói còn đòi hỏi giáo viên phải sử dụng
linh hoạt hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm hiểu chữ viết và kĩ
thuật viết chữ, từ đó hỗ trợ cho việc hình thành kĩ năng viết chữ ở các em.
2. Sinh viên phân tích sự vận dụng nguyên tắc Phát triển lời nói trong
một bài tập viết tự chọn.
3. Trong dạy học tập viết, nguyên tắc phát triển tư duy yêu cầu giáo
viên phải làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa của các từ ngữ, câu, bài ứng
dụng mà các em luyện viết. Do vậy, giải nghĩa từ khó là việc làm cần thiết
trong quá trình dạy tập viết. Bên cạnh đó, cũng cần phải rèn luyện cho học
sinh các thao tác, phẩm chất tư duy trong quá trình dạy tiếng. Thực hiện yêu
cầu này, việc gợi ý để học sinh phân tích, nhận xét chữ viết, so sánh tìm điểm
tương đồng, khác biệt giữa các chữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Chính việc
làm này làm cho nhận thức về cấu tạo chữ, và kĩ năng viết chữ được hình
thành một cách vững chắc ở học sinh.
4. Sinh viên thực hành phân tích sự vận dụng nguyên tắc phát triển tư
duy trong một bài tập viết tự chọn
5. Trong hoạt động dạy tập viết, nguyên tắc tính đến đặc điểm của học
sinh yêu cầu giáo viên trước hết cần tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lí của học
sinh để có biện pháp dạy học phù hợp. Chẳng hạn, khi quan sát chữ viết, học
sinh tiểu học thường nhìn nhận hình dáng của chữ mà ít chú ý tới quy trình
viết. Chính vì vậy, nhiều em viết không đúng quy trình do không xác định
đúng vị trí, chiều hướng của các nét chữ, không viết liền mạch các nét hoặc
các chữ cái. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến tốc độ viết và tính thẩm mĩ
của chữ viết. Cần phải nắm được đặc điểm này để hướng dẫn các em không
chỉ quan sát hình dáng, kích thước của các chữ cái mà còn phải quan sát cả
quy trình viết các chữ, kĩ thuật liên kết nét chữ, liên kết chữ cái, xác định điểm
đặt bút, dừng bút để từ đó biết viết chữ đúng kĩ thuật. Bên cạnh đó, cũng cần
nhớ rằng học sinh tiểu học thường không có khả năng tập trung chú ý lâu,
chóng mỏi mệt, mau chán học, điều này không có lợi cho việc tập viết, một
công việc đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ ở mức độ cao. Do vậy, phải biết tổ chức
giờ học một cách nhẹ nhàng, thay đổi hình thức hoạt động, cho học sinh nghỉ
giải lao ngắn hoặc kết hợp học với chơi một cách hợp lí để tạo sự thoải mái
cho các em.
Mặt khác, để việc dạy học đạt kết quả tốt, cũng cần phải tính đến trình độ tiếng
Việt của học sinh khi dạy các em tập viết. Đa số học sinh khi đến trường đã biết
nói tiếng Việt một cách tương đối thành thạo, nhưng sự hiểu biết về chữ viết của
các em lại không đồng đều. Một số em đã được làm quen với chữ viết từ trường
mẫu giáo, một số em khác lại lần đầu làm quen với cây bút và các chữ cái. Cần
phân loại học sinh thành các nhóm theo trình độ hiểu biết về tiếng Việt nói
chung, về chữ viết nói riêng để giao nhiệm vụ cho vừa sức. Tất cả những đặc
điểm nêu trên của học sinh, nếu được giáo viên chú ý quan tâm đúng mức, sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tập viết nói riêng, dạy học tiếng Việt nói
chung.
6. Sinh viên thực hành phân tích sự vận dụng nguyên tắc tính dến đặc
điểm của học sinh trong một bài tập viết cụ thể.
7. Nguyên tắc thực hành trong dạy học Tập viết có cơ sở là nhiệm vụ
của phân môn Tập viết và các nội dung dạy học Tập viết. Trong phân
môn Tập viết không có tiết học lí thuyết riêng về chữ viết và kĩ thuật viết chữ.
Các kiến thức và kĩ năng sẽ được hình thành một cách tự nhiên thông qua việc
tập viết. Vì tập viết là một công việc đòi hỏi sự làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, có
trách nhiệm cao, theo một quy trình nghiêm nhặt, cần phải coi trọng nguyên
tắc thực hành, tức phải coi dạy tập viết là dạy một kĩ năng. Việc rèn luyện kĩ
năng trước hết đòi hỏi người học phải quan sát chính xác sản phẩm từ hình
dáng, cấu tạo tới độ lớn của chữ, khoảng cách giữa các chữ, phải lặp đi lặp lại
các thao tác viết chữ theo quy trình chung và theo quy trình viết mẫu của giáo
viên. Chữ viết tiếng Việt được tạo bởi hệ thống chữ Latinh gồm nhiều nhóm
chữ cái có đặc điểm riêng về cấu tạo, từ đó có quy trình viết chữ không giống
nhau. Do vậy, nên thực hành viết các chữ theo nhóm chữ cái có cùng cấu tạo,
kĩ năng viết chữ sẽ mau chóng được nâng cao. Có thể luyện viết trên những
phương tiện khác nhau: viết vào vở tập viết, vở luyện chữ, bảng con, bảng
lớp
Để các kĩ năng viết chữ của học sinh được hình thành một cách tự nhiên và
chắc chắn, nên cho các em thực hành tập viết ở hai mức độ:
- Tập viết đúng hình dáng, cấu tạo, quy trình viết các nét chữ và chữ cái.
- Tập liên kết các chữ cái (viết liền mạch). Chú ý điều tiết các nét chữ, viết
dấu phụ, dấu thanh đúng vị trí và đúng quy trình.
Trong quá trình luyện kĩ năng viết chữ cho học sinh, giáo viên cần chú ý
cho các em phân tích chữ mẫu và quy trình viết chữ. Cần nhắc học sinh
ngồi viết đúng tư thế, để vở, cầm bút đúng cách, phối hợp một cách uyển
chuyển các bộ phận cơ thể tham gia vào việc viết chữ.Việc đánh giá sản
phẩm chữ viết của học sinh phải gắn liền với việc đánh giá các hoạt động
viết chữ của các em.
8. Sinh viên thực hành phân tích sự vận dụng nguyên tắc thực hành trong
một bài tập viết tự ch

File đính kèm:

  • docPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP VIẾT HỌC SINH TIỂU HỌC.doc
Đề thi liên quan