Chuyên đề Dạy hợp tác nhóm nhỏ trong môn Đại Số 9

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy hợp tác nhóm nhỏ trong môn Đại Số 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên đề
dạy hợp tác nhóm nhỏ trong môn đại số 9

I- phần mở đầu:
1- lý do chon chuyên đề:
Như chúng ta đã biết định hướng đổi mới phương pháp dạy học nêu ở khoản II điều 24 của luật giáo dục năm 1998. 
Với quan niệm quá trình học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức có sẵn mà còn là quá trình học sinh tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự hướng dẫn giúp đỡ, tổ chức của giáo viên .	
Phương pháp dạy học hiện nay được tiến hành theo kiểu phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động của học sinh. Học tập cá nhân là chính (tự học). Kết hợp làm việc theo nhóm nhỏ (học tập hợp tác) dưới sự điều khiển của giáo viên.(thầy giáo tổ chức tình huống có vấn đề, hướng dân học sinh hoạt động theo trình độ nhận thức của các em. Thầy còn là trọng tài để học sinh thảo luận, tranh luận, trình bày kiến thức theo cái lý nó đúng mà còn phải cho thấy cái lẽ nó được tìm ra). Hơn nữa thầy giáo làm cố vấn cho học sinh chốt lại vấn đề và khẳng định kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có của học sinh.
Phương pháp sử dụng bảng phụ lồng ghép với phưông pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học và nội dung giáo dục. Phương pháp này giúp giáo viên dễ trình bày, học sinh dễ học hơn vui hơn, hấp dẫn hơn, phù hợp với tâm sinh lý học sinh THCS.
Việc sử dụng bảng phụ và học tập hợp tác không chỉ nâng cao hứng thú học tập của học sinh mà còn ở mức độ cao hơn. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Đặc biệt khơi dậy và phát triển khả năng tự học. Nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực , độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , tác động đến tình cảm đem lại hứng thú học tập của học sinh.
Hơn nữa việc dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ càng thể hiện rõ vai trò điều khiển của người thầy trong mỗi giờ giảng.
Vậy theo định hướng trên, cần kế thừa những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống đồng thời áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại thích hợp. đó chính là lý do tôi chọn chuyên đề. ‘ ‘Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ”.
2, Phạm vi, mục đích chuyên đề :
 - Pham vi: Do điều kiện thời gian hạn chế. Chuyên đề chỉ đề cập đến phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Cụ thể trong giảng dạy môn đại số lớp 9.
 - Mục đích: Thông qua việc sử dụng thiết bị dạy học (bảng phụ) tổ chức học tập hợp tác trong nhóm nhỏ, giúp giáo viên đổ mới phương pháp, nâng cao chất lượng giờ dạy.
II- phần nội dung :
 1- đặc điểm sách giáo khoa lớp 9.
Chương trình đại số lớp 9 nằm trong chương trình toán THCS được bộ GD-ĐT ban hành năm 2002. 
 - đảm bảo tính thống nhất giữa chương trình và sách giáo khoa hiện hành. 
 - Sách giáo khoa biên soạn bám sát với chương trình: Viết đúng tinh thần và mức độ yêu cầu của chương trình, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
˜ Điểm mới của sách giáo khoa lớp 9.
Nội dung của sách giáo khoa mới chủ yếu không có gì khác biệt lớn. Chỉ có một số tay đổi trong cách sắp xếp và quan điểm trình bày kiến thức. Điểm mới ở đây là cách trình bày và phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò. Những yêu cầu vận dụng kiến thức và thực hành các kỹ năng biến đổi, tính toán. Những ví dụ mở đầu, những câu hỏi giữa bài, các bài tập gắn với thực tế cuộc sống, các câu đố vui, những điều (em có thể chưa biết…) gây hứng thú lôi cuốn học sinh vào bài học tìm hiểu kiến thức mới. Đối với học sinh vận dụng kiến thức từng bước nhỏ, củng cố thường xuyên. Rèn luyện kỹ năng biến đổi, tính toán bằng nhẩm, bằng viết bằng máy tính bỏ túi, bằng bảng số, thường xuyên làm quen với tính gần đúng.
2, Thực trạng trong giảng dạy môn toán nói chung và môn đại số nói riêng.
 Trong hai năm trước đây bộ GD-ĐT đã chủ chương trình SGK lớp 9 THCS
 	Năm học 2003- 2004 thí điểm vong một 
Năm học 2004- 2005 thí điểm vòng hai
Năm học 2005- 2006 lớp 9 triển khai đại trà năm thư nhất 
 Để thực hiện chương trình SGK mới buộc giáo viên phải tìm hiểu nội dung chương trình, SGK mới và phương pháp dạy học mới .
 - Đội ngũ GV giảng dạy toán hiện nay tuy đã được tập huấn nhiều lần từ BGD-ĐT đến PGD về đổi mới phương pháp giảng toán trong trường THCS. Nhưng thực sự chưa cập nhật về phương pháp mới.
 - Một bộ phận GV còn ngại khó khi phải chuẩn bị thiết bị bảng phụ phiếu học tập cho HS theo nhóm.
 - Một bộ phận giáo viên chưa nắm vững nội dung và ý tưởng của tác giả SGK và SGV. Do vậy kết hợp vào quá trình giảng dạy nhiều khi chưa có hiệu quả.
 - Một bộ phận GV cho rằng việc đổi mới phương pháp dạy học toán làm phá vỡ việc thực hiện nề nếp học tập. Học sinh mất trật tự, giờ giảng không có hiệu quả bằng việc dạy thuyết trình.
 - Việc tổ chức thăm lớp dự giờ, nhiều khi còn chiếu lệ. Chưa thẳng thắn trao đổi góp ý để đồng nghiệp nhìn thấy những tồn tại trong việc vận dụng phương pháp dạy học mới, nhiều khi còn đồng tình với phương pháp cổ truyền.
 L Đối với việc học tập toán của học sinh:
 - Phần lớn học sinh không chịu nghiên cứu bài trước ở nhà và không làm bài tập ở nhà.
 - Một số học sinh không năng động trong quá trình trao đổi hợp tác học tập mà chủ yếu ngồi yên nặng.
 - Một số học sinh lười học lợi dụng học tập hợp tác theo nhóm để đùa nghịch hoặc làm việc riêng.
 - Dụng cụ học tập, kỹ năng vận dụng của học sinh, cách trình bày lời giải còn thiếu hoặc không khoa học do vậy các em rất ngại trao đổi và phát biểu.
3. Giải pháp:
 - Nhà trường đã tổ chức cho GV dạy cùng khối lớp để dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm giờ dạy, để thống nhất phương pháp cho phù hợp.
 - Tính chất xây dựng chuyên đề trong tổ nhằm nâng cao chuyên môn của giáo viên.
 - Phát động thi đua học tập lấy nhiều bông hoa điểm tốt (điểm 9-10) để học sinh thi đua học tập đem lại kết quả cao trong học tập.
Trong các giải pháp trên tổ Toán-Lý-Ngoại ngữ THCS Phạm Công Bình. Xác định tập trung trong kì này xây dựng chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
 Cụ thể dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
à Cấu trúc:
Lớp học được chia thành các nhóm từ 4-6 em. Tuỳ mục đích yêu cầu của vấn đề học tập. Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học. Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau.Trong nhóm có nhóm trưởng phân công và kiểm tra mỗi thành viên hoàn thành một phần việc không ỷ lại vào một vài bạn có hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc có thể phân công mỗi nhóm viên trình bày một phần, nếu nhiệm vụ học tập là khá phức tạp. Cả lớp cùng kiểm tra đánh giá, nhận xét nhóm.
à Cấu tạo của một tiết học( hoặc một buổi làm việc) theo nhóm có thể như sau:
1. Làm việc chung của cả lớp:
a, Nếu vấn đề xác định nhiêm vụ nhận thức.
b, Tổ chức các nhóm giao nhiệm vụ.
c, Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
2. Làm việc theo nhóm.
a, Trao đổi ý kiến làm việc theo nhóm.
b, Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập và trao đổi lẫn nhau.
c, Cử đại diện trình bày kết quả của nhóm.
3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp.
a, Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
b, Thảo luận chung.
c, Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo.
M Tóm lại: Có thể nói đặc trưng cơ bản của PPDH đổi mới là:
 - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
 - Dạy học trú trọng phương pháp tự học.
 - Tăng cường học tập cá thể. Phối hợp học tập hợp tác.
 - Kết hợp đánh giá của thầy, tự đánh giá của trò.
Chẳng hạn: tiết 13 Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai.
 Sau khi học các phép biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai. Giáo viên đặt vấn đê vào bài mới.
Giáo viên treo bảng phụ ví dụ 1: 
Rút gọn: 5 với a > 0
Yêu cầu học sinh làm việc chung cả lớp 
Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức: (là cần biết vận dụng thích hợp các phép tính và các phép biến đổi đã biết để đưa về các căn thức đồng dạng rồi thu gọn) 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm , làm bài ?1: 
Rút gọn:	 3 với a 0
 Sau khi làm xong GV cho học sinh nhận xét bài làm của từng nhóm (sửa sai) đưa ra đáp án của giáo viên rồi đánh giá cho điểm.
Giáo viên chốt lại: Phép toán rút gọn được áp dụng trong nhiều bài toán về biểu thức có chứa căn thức bậc hai. Giáo viên chuyển tiếp ví dụ 2. Giáo viên treo bảng phụ 2( ví dụ2) Chứng minh đẳng thức: (1+) .(1+) = 2
Học sinh thảo luận chung.
Giáo viên đặt vấn đề : Xác định nhiệm vụ nhận thức, vận dụng thích hợp các phép biến đổi, đưa về hằng đẳng thức rồi thu gọn để được đẳng thức đúng.
Giáo viên khai triển có thể thực hiện theo cách khác mà kết quả vẫn đúng. 
Học sinh suy nghĩ trả lời?
áp dụng cho học sinh làm bài ?2. Chứng minh đẳng thức:
Giáo viên viết đầu bài ?2 lên bảng.
 - = ()2 (Với a>0, b>0)
GV: Đặt câu hỏi biến đổi vế nào ? Bằng cách nào?
GV: HD HS biến đổi sao cho tử thức và mẫu thức xuất hiện nhân tử chung và rút gọn. (HS hoạt động nhóm). Đại diện nhóm trình bày kết quả. Chú ý điều kiện của a, b. Nêu rõ các cách biến đổi, chứng minh.
GV: Nêu vấn đề HS tự tìm ra cách giải và đến kết quả hợp lý rồi chốt lại.
GV: Treo bảng phụ VD3. Cho biểu thức.
P = ()2.()2 Với a>0, a1
GV: Hướng dẫn nêu vấn đề: Trước tiên muốn rút gọn ta phải làm gì?
HS: TRao đổi và tranh luận trình tự các phép của VD3 Nhận xét và chốt lại kết quả rút gọn P. Tìm giá trị của a để P < 0.
GV: Mở rộng thêm tìm giá trị của a để P 0, P = 0 hoặc P bằng một số thực nào đó.
GV: Chốt lại. áp dụng làm ?3.
 	 Rút gọn biểu thức sau
a, 	b, Với a0 và a1
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: - Trao đổi ý kiến thực hiện trong nhóm.
 - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo - đánh giá bài làm của nhóm (Sử dụng các phép biến đổi nào để rút gọn biểu thức)
GV: Chốt lại, đặt vấn đề cho bài tiếp theo (nhằm củng cố kiến thức)
1, Rút gọn biểu thức với (a > 0, b > 0)
 5 - 4b + 5a - 2
2, Chứng minh
 = 
GV: Yêu cầu 2 nhóm làm bài 1; 3 nhóm làm bài 2, trong khoảng thời gian từ 2 - 3 phút.
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm. Sau đó cả lớp nhận xét, đánh giá cho điểm.
GV: Đưa ra bảng phụ bài giải mẫu. Cho HS so sánh các phép biến đổi kết quả.
GV: Chốt lại
Khi rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai – vận dụng các phép tính và các phép biến đổi thích hợp đối với từng bài: (biểu thức chứa chữ chú ý - điều kiện để căn thức có nghĩa).
GV: Chuyển tiếp đặt vấn đề cho bài tiếp theo...
Hướng dẫn học ở nhà: Bài tập 63 (SGK – 33)
Rút gọn biểu thức – Bảng phụ bài 63b
	 với m > 0 và x 1
HD: Biến đổi biểu thức trong căn về hằng đẳng thức rồi đưa ra ngoài dấu căn. Sau đó rút gọn.
GV hướng dẫn HS làm tiếp
Tóm lại: 
Để phát huy vai trò của TBDH trong việc học tập hợp tác nhóm nhỏ thì mỗi GV phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, xác định rõ cần phải sử dụng bảng phụ như thế nào cho phù hợp ? Sử dụng nhằm mục đích gì ? Thời gian sử dụng bao lâu ?
GV phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS làm và quan sát TBDH theo đúng mục đích. Tạo cho HS có hứng thú học.
III-Phần kết luận
	Việc dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong đại số 9 giúp HS tích cực hơn, hào hứng hơn, chủ động hơn trong học tập. GV dạy tổ chức được nhiều hoạt động hơn cho HS. Điều đó phù hợp với yêu cầu phương pháp dạy học hiện nay. Trong việc chuẩn bị và viết chuyên đề chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu lí luận và những thực trạng chung của tổ . Xong những đề xuất chỉ là ý nghĩ chủ quan. Chúng tôi thực sự mong muốn các đồng chí tham gia ý kiến đóng góp giúp chúng tôi làm tốt chuyên đề lần này và thường xuyên áp dụng có hiệu quả.
	Những suy nghĩ trên đây của tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp.
 Đồng Văn, ngày 17 tháng 10 năm 2005
 Người viết chuyên đề
 Kim Thị Mai
 Người thực hiện chuyên đề
 Trương Thị Kim Tuyến

 


File đính kèm:

  • docChuyendetoan9.doc