Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ 8

doc8 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGHỆ 8
Câu 1. Từ vật liệu cơ khí chúng ta phải làm gì để tạo thành chi tiết?
a. Lắp ráp;	b. Sửa chũa;	c. Gia công cơ khí;	 d. Phương án khác.
Câu 2. .Cấu tạo bộ truyền động xích gồm:
 a. Đĩa dẫn b .Đĩa bị dẫn c. Xích d. Tất cả các ý trên 
Câu 3. Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ đâu tới?
	a. Trước tới; 	b.Trên xuống;	c. Trái sang;	 d. Phương án khác.
Câu 4. Một hệ thống truyền động biết n1= 50 vòng / phút, n2 = 150 vòng / phút. Tỷ số truyền là:
 a. b. 100 c. 200 d. 3
Câu 5. Hình chiếu đứng của hình trụ có đáy song song với mặt phẳng chiếu đứng là:
	a. Hình tròn;	b. Hình tam giác;	c. Hình chữ nhật;	 d. Hình trụ.
Câu 6. Một số dụng cụ tháo, lắp gồm:
a. Mỏ lết, ê tô;	b. Cờ lê, cưa;	c. Đục, mỏ lết;	 d. Cờ lê, tua vít.
Câu 7. Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng ? của vật thể.
	a. Bên trên;	 b. Bên ngoài;	c. Bên trong;	 d. Bên dưới
Câu 8. Cơ khí sản xuất ra cái gì cho mọi ngành sản xuất:
a. Lương thực;	b. Thực phẩm;	c. Máy, thiết bị;	 d. Cả a và b.	
Câu 9. Một số dụng cụ gia công gồm:
a. Cưa, đục;	b. Cưa, kìm;	c. Đục, mỏ lết;	 d. Ê tô, kìm.
Câu 10. Tỉ số truyền động ăn khớp là:
 a. i = b. i = c. i = d. i = 
Câu 11. Mối ghép giữa bu lông và đai ốc là:
	a. Mối ghép cố định, không tháo được.	c. Mối ghép không cố định, không tháo được.
	b. Mối ghép cố định, tháo được.	d. Mối ghép không cố định, tháo được.
Câu 12 Để giảm ma sát khi khớp tịnh tiến làm việc người ta thường:
	a. Sử dụng vật liệu chịu mài mòn	c. Bôi trơn bằng dầu mỡ.
	b. Gia công bề mặt các chi tiết nhẵn bóng.	d. Tất cả đều đúng.
Câu 13. Khớp quay thường được ứng dụng nhiều trong các máy và thiết bị như:
	a. Xe đạp, quạt điện, xe máy	c. Ô tô, giá gương xe máy, quạt điện
	b. Máy may, giá gương xe máy, xe đạp	d. Xe máy, cần ăng ten, máy tính bỏ túi 
Câu 14. Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi:
a. Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.	
b. Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao.
c. Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.	
d. Cả a, b và c.
Câu 15 Cưa và đục là 2 phương pháp gia công thô được sử dụng khi ..(1)..gia công lớn.
Câu 16 Qui ước vẽ ren thấy: 
- Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng..................................
- Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng tròn chân ren...........................
Câu 17 . Trên bản vẽ kỹ thuật thường dùng .....................................để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
Câu 18 Hình chiếu trên mặt phẳng vuông góc với trục quay của hình nón là (5).
Câu 19. Nếu đặt mặt đáy của hình chóp lục giác đều song song với mặt phẳng chiếu đứng thì hình chiếu bằng là..(6)..
Câu 20 .Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép...................................tương đối với nhau. Chúng bao gồm mối ghép tháo được và mối ghép .................................................
Câu 21. Mối ghép giữa pít tông và xi lanh là:
 a. Mối ghép động, không tháo được c. Mối ghép động, khớp quay.
 b. Mối ghép động, tháo được d. Mối ghép động, khớp tịnh tiến.
Câu 22. Để giảm ma sát khi khớp quay làm việc người ta thường:
 a. Sử dụng vật liệu chịu mài mòn. c. Bôi trơn bằng dầu mỡ.
 b. Lắp thêm bạc lót hoặc vòng bi. d. Cả a, b và c.
Câu 23. Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến có ở:
 a. Máy may, ô tô, máy cưa c. Máy cưa, ê tô, xe tự đẩy
 b. Máy may, xe đạp, ô tô d. Máy may, xe tự đẩy, máy dệt
Câu 24. Có 3 phương pháp hàn là:
 a. Hàn áp lực, hàn điện tiếp xúc và hàn thiếc. 
 b. Hàn hồ quang, hàn nóng chảy và hàn thiếc.
 c. Hàn nóng chảy, hàn áp lực và hàn thiếc. 
 d. Hàn mềm, hàn thiếc và hàn áp lực.
Câu 25. Dũa và khoan là các phương pháp gia công phổ biến trong sửa chữa và............................................cơ khí. 
Câu 26. Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo........................................., có nhiệm vụ nhất định trong máy và gồm 2 loại: chi tiết có công dụng chung và.................................................
Câu 27. Mối ghép tháo được gồm mối ghép bằng .................................................. có thể tháo rời các chi tiết ở dạng..................................................................trước khi ghép.
Câu 28. Nếu đặt mặt đáy của lăng trụ đều tam giác song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng là....................................................................................
Câu 29/ Kim loại đen là:
 a) Thép b) Đồng c) Nhôm d) Tất cả đều đúng
Câu 30 Dụng cụ tháo, lắp như
 a) Thước lá b) Thước cặp c) Mỏ lết d) Cưa và dũa
Câu 31/ Những mối ghép sau đây là mối ghép cố định không tháo được
 a) Bánh xe đạp được ghép với càng xe 
 b) Các ống sắt được ghép thành khung xe đạp 
 c) Có 2 chi tiết được ghép với nhau bằng bu lông 
 d) Tất cả đều đúng
Câu 32 Các thiết bị sau đây là truyền động ăn khớp
a) Hộp số b) Bộ truyền động xe đạp c) Bộ truyền động xe hon đa d) Tất cả đều đúng
Câu 33 Một hệ thống truyền động bằng đai, đường kính bánh dẫn là 20 cm và bánh bị dẫn là 10 cm. tỷ số truyền là
 a) 2 b) 0,5 c) 200 d) 10
Câu 34:Cấu tạo bộ truyền động đai gồm:
A. Bánh dẫn B. Bánh bị dẫn C. Dây đai D. Tất cả các ý trên
Câu 35:Tỉ số truyền động đai là:
A. i = 	 B. i = C. i = D. i = 
Câu 36:Cấu tạo bộ truyền động xích gồm:
A. Đĩa dẫn B .Đĩa bị dẫn C. Xích D. Tất cả các ý trên
Câu 37:Tí số truyền động ăn khớp là:
A. i = B. i = C. i = D. i = 
 Câu 38:Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến là:
A. Cơ cấu bốn khâu bản lề. B. Cơ cấu tay quay - thanh lắc. 
C. Cơ cấu tay quay – thanh trượt. D. Tất cả các cơ cấu trên.
Câu 39:Bộ truyền động bánh răng dùng để:
A. Truyền chuyển động quay giữa các trục song song,có tỉ số truyền xác định.
B. Truyền chuyển động quay giữa các trục song song,có tỉ số truyền không xác định.
C. Truyền chuyển động quay giữa các trục vuông góc,có tỉ số truyền không xác định. 
D. Truyền chuyển động quay giữa các trục đặt xa nhau,có tỉ số truyền xác định.
Câu 40:Mặt chính diện gọi là:
A.Mặt phẳng chiếu bằng B.Mặt phẳng chiếu đứng
C.Mặt phẳng chiếu cạnh D.Mặt phẳng chiếu ngang
Câu41:Hình chiếu đứng có hướng chiếu:
A.Từ trên xuống B.Từ trái sang C.Từ trước tới D,Từ phải sang
Câu 42:Trên bảng vẽ kĩ thuật hình chiếu cạnh ở vị trí 
A.Trên hình chiếu bằng B.Dưới hình chiếu bằng
C.Bên phải hình chiếu đứng D.Bên trái hình chiếu đứng
Câu 43:Nội dung của bản vẽ chi tiết là:
A.Hình biểu diễn,kích thước ,Bảng kê,khung tên
B.Hình biểu diễn,kích thước ,yêu cầu kĩ thuật ,tổng hợp
C.Hình biểu diễn,kích thước ,yêu cầu kĩ thuật ,khung tên
D.Hình biểu diễn ,yêu cầu kĩ thuật ,phân tích chi tiết,tổng hợp
Câu 44:Nội dung của bản vẽ lắp là:
A.Hình biểu diễn,kích thước ,Bảng kê,khung tên
B.Hình biểu diễn,kích thước ,yêu cầu kĩ thuật ,tổng hợp
C.Hình biểu diễn,kích thước ,phân tích chi tiết,khung tên
D.Hình biểu diễn ,bảng kê ,kích thước,tổng hợp
Câu45:Trình tự đọc bảng vẽ chi tiết là:
A.Hình biểu diễn ,khung tên,kích thước ,yêu cầu kĩ thuật,tổng hợp 
B.Khung tên,Hình biểu diễn ,kích thước ,yêu cầu kĩ thuật,tổng hợp 
C.Khung tên,kích thước ,Hình biểu diễn ,yêu cầu kĩ thuật,tổng hợp 
D.Hình biểu diễn ,kích thước ,khung tên,yêu cầu kĩ thuật,tổng hợp 
Câu 46:Trên bản vẽ kĩ thuật ,hình chiếu đứng ở vị trí :
A.Góc trái bản vẽ và trên hình chiếu bằng
B.Góc phải bản vẽ và trên hình chiếu bằng
C.Góc trái bản vẽ và trên hình chiếu cạnh
D.Góc phải bản vẽ và trên hình chiếu cạnh
Câu47:Mỗi hình chiếu của khối đa diện thể hiện được 
A.Một kích thước B.Hai kích thước C.Ba kích thước D.Bốn kích thước
Câu 48:Trên bản vẽ kĩ thuật, để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể, thường dùng :
A.Hình chiếu vuông góc	 B. Hình chiêú đứng và hình chiếu bằng
C.Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh 	 D.Hình cắt
Câu 49: Hình biểu diễn trên bản vẽ chi tiết gồm
A. Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh B. Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng
C. Hình chiếu và hình cắt D. Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh
Câu 50 :Phép chiếu nào trong các phép chiếu sau được dùng trong bản vẽ kĩ thuật:
A.Phép chiếu xuyên tâm B.Phép chiếu song song 
C.Phép chiếu vuông góc D.Cả 3 phép chiếu trên
Câu 51: Khối tròn xoay có 3 hình chiếu giống nhau là:
A.Hình trụ	 B.Hình hộp chữ nhật C.Hình nón D.Hình cầu
Câu 52:Trên bản vẽ kĩ thuật, nhận biết được hình cắt là do:
A.Có nói rõ	 B.Kẻ gạch gạch C.Ở vị trí chiếu đứng	 D.Ở vị trí chiếu cạnh
Câu 53:Mặt nằm ngang gọi là:
A.Mặt phẳng chiếu đứng B.Mặt phẳng chiếu bằng
C.Mặt phẳng chiếu cạnh D.Mặt phẳng chiếu ngang
Câu 54:Hình chiếu cạnh có hướng chiếu:
A.Từ trái sang B.Từ phải sang C.Từ trước tới D.Từ trên xuống
Câu 55:Trên bảng vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng ở vị trí 
A.Trên hình chiếu đứng B.Dưới hình chiếu đứng
C.Trên hình chiếu cạnh D.Dưới hình chiếu cạnh
Câu 56:Hai mặt đáy của hình lăng trụ đều là:
A.Hai hình chữ nhật bằng nhau B.Hai đa giác đều bằng nhau
C.Hai tam giác đều bằng nhau D.Hai hình vuông bằng nhau
Câu 57:Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình:
A.Tam giác đều B.Hình vuông C.Hình chữ nhật D.Tam giác cân
Câu 58: Trên bản vẽ nhà, mặt bằng là:
A.Hình chiếu bằng của ngôi nhà B.Hình cắt mặt bằng của ngôi nhà
C.Hình chiếu đứng của mặt bằng ngôi nhà D.Hình chiếu cạnh của ngôi nhà
Câu 59: Trình tự đọc bản vẽ nhà là:
A.Hình biểu diễn, khung trên, kích thước, các bộ phận
B.Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, các bộ phận
C.Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, các bộ phận
D.Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, các bộ phận
Câu 60: Chiều cao cuả vật thể được thể hiện trên những hình chiếu:
A.Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh	
B.Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng
C.Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh 	
D.Hình chiếu xuyên tâm và hình chiếu song song
Câu 61:Hình chóp đều thuộc:
A.Khối đa diện 
 B.Khối lăng trụ 
C.Khối chóp	 
 D.Khối tròn xoay
Câu 62 :Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở:
A.Sau mặt phẳng cắt	 B.Trước mặt phẳng cắt
C.Sau mặt phẳng chiếu	 C.Trước mặt phẳng chiếu
Câu 63:Mặt phẳng chiếu cạnh là:
A.Mặt cạnh bên phải 
B.Mặt cạnh bên trái 
C.Mặt cạnh bên trên
D.Mặt cạnh bên dưới
Câu 64: Hình hộp chữ nhật được bao bởi:
A.5 hình chữ nhật B.6 hình chữ nhật C. 7hình chữ nhật D. 8hình chữ nhật
Câu 65:Các mặt bên của hình lăng trụ đều là các hình:
A.Tam giác cân bằng nhau B.Tam giác đều bằng nhau
C.Hình chữ nhật bằng nhau D.Hình vuông bằng nhau
Câu 66:Nếu đặt mặt đáy của hình chóp tứ giác đều song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình:
A. Tam giác đều B. Tam giác cân C. Hình chữ nhật D. Hình vuông
Câu 67: Hình biểu diễn trên bản vẽ chi tiết gồm
A. Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh B. Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng
C. Hình chiếu và hình cắt D. Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh
Câu 68: Trên bản vẽ nhà, mặt bằng là:
A.Hình chiếu bằng của ngôi nhà B.Hình cắt mặt bằng của ngôi nhà
C.Hình chiếu đứng của mặt bằng ngôi nhà D.Hình chiếu cạnh của ngôi nhà
Câu 69 :Phép chiếu nào trong các phép chiếu sau được dùng trong bản vẽ kĩ thuật:
A.Phép chiếu xuyên tâm	 B.Phép chiếu song song
C.Phép chiếu vuông góc	 C.Cả 3 phép chiếu trên
Câu 70: Khi quay tam giác vuông một vòng quanh cạnh huyền cố định, ta được:
A.Hình trụ	 B.Hình nón C.Hình hai hình nón D.Hình cầu
Câu 71:Hình chóp đều thuộc:
A.Khối đa diện	 B.Khối lăng trụ C.Khối chóp D.Khối tròn xoay
Câu 72:Hình chiếu đứng có hướng chiếu:
A.Từ trên xuống B.Từ trái sang C.Từ trước tới D,Từ phải sang
Câu 73:Hình chiếu cạnh có hướng chiếu:
A.Từ trái sang B.Từ phải sang C.Từ trước tới D.Từ trên xuống
Câu 74:Trên bảng vẽ kĩ thuật hình chiếu cạnh ở vị trí 
A.Trên hình chiếu bằng B.Dưới hình chiếu bằng
C.Bên phải hình chiếu đứng D.Bên trái hình chiếu đứng
ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 8
Câu 1: Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí
1. Tính chất cơ học.- Tính chất cơ học bao gồm: tính cứng, tính dẻo, tính bền.
2. Tính chất vật lý.
- Tính chất vật lý: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn nhiệt, dẫn điện, khối lượng riêng.
- Thép, đồng, nhôm đều dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
3. Tính chất cơ học. - Tính chất cơ học : tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn..
4. Tính công nghệ.- Tính công nghệ : tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt..
Câu 2. Kể tên các dụng cụ gia công cơ khí và công dụng của từng loại.
- Búa có cán bằng gỗ, đầu búa bằng thép dùng để đập tạo lực.
- Cưa dùng để cắt các vật gia công làm bằng thép.
- Đục dùng để chặt các vật gia công bằng sắt.
- Dũa dùng để chế tạo độ nhẵn bóng bề mặt hoặc làm tù các cạnh sắc bằng thép
Câu 3. Thế nòa là bản vẽ kĩ thuật? Bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng dùng trong lĩnh vực nào?
Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
- Bản vẽ cơ khí : gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sử dụng.....các máy móc và thiết bị.
- Bản vẽ xây dựng : gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, sử dụng.... các công trình kiến trúc.
Câu 4. Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì?
Câu 5. Chi tiết máy là gì? Các chi tiết máy được ghép với nhau như thế nào?
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện nhiệm vụ nhất định trong máy.
- Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng hai loại mối ghép:
a. Mối ghép cố định.
- Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
- Mối ghép cố định bao gồm: 
+ Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt....
+ Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn,.....
b. Mối ghép động
- Mối ghép động là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.
Câu 6. Đặc điểm của mối ghép hàn và ứng dụng của chúng
- Mối ghép bằng hàn được hình thành trong thời gian rất ngắn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành (vì thời gian chuẩn bị ít hơn), nhưng mối hàn dễ bị nứt và bị giòn, chịu lực kém.
- Mối ghép bằng hàn dùng để tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong cong nghiệp điện tử.
Câu 7. Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh?
Câu 8. Đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren, then và chốt
a. Đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren
- Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.
- Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.
- Đối với những chi tiết có chiều dày quá lớn, người ta dùng mối ghép vít cấy.
- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết ghép chịu lực nhỏ.
b. Đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng then và chốt
- Mối ghép bằng then chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém
- Mối ghép bằng then thường được dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích.....để truyền chuyển động quay.
- Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc truyền lực theo phương đó.
Câu 10. Thế nào là khớp động? Có những loại khớp động nào? Ví dụ
- Mối ghép mà các chi tiết đươc ghép có sự chuyển động tương đối với nhau gọi là mối ghép động hay khớp động.
- Khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu ... Ví dụ
Câu 11. Nêu cấu tạo và ứng dụng của khớp quay.
a. Cấu tạo
- Khớp quay có 3 chi tiết: ổ trục, bạc lót, trục
- Ở khớp quay mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn.
- Chi tiết có mặt trụ trong gọi là ổ trục.
- Chi tiết có mặt trụ ngoài gọi là trục.
- Trong các chi tiết có lỗ, để giảm ma sát người ta thường dùng bạc lót hoặc vòng bi.
b. Ứng dụng
- Khớp quay dùng trong các thiết bị, máy như: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện...
- Trục trước xe đạp,ổ trục giữa .........
Câu 12. Tại sao cần truyền chuyển động cho máy và thiết bị? Nêu nhiệm vụ của bộ truyền động.
-Vì:
+ Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
+ Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau.
- Nhiệm vụ của bộ truyền động là truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
Câu 13. Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của bộ truyền động đai.
a. Cấu tạo - Bộ truyền đai gồm: bánh dẫn (1), bánh bị dẫn (2) và dây đai (3) mắc căng trên hai nhánh đai
b. Nguyên lí làm việc.
-Khi bánh dẫn 1 (có đường kính D1 )quay với tốc độ nd ( n1) (vòng/phút), nhờ lực ma sát giữa hai dây đai, bánh bị dẫn 2 ( có đường kính D2 ) sẽ quay với tốc độ nbd( n2) ( vòng/phút).
hay
- Số vòng quay của bánh dai tỉ lệ nghịch với đường kính của chúng.
- Muốn đảo chiều chuyển động của bánh bị dẫn, ta mắc hai nhánh đai chéo nhau.
c. Ứng dụng
- Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn, có thể truyền chuyển động giữa các trục xa nhau.
- Nhược điểm: kích thước lớn, không đảm bảo được tỉ số truyền ( do có sự trượt của dây đai), khả năng làm việc giảm khi bị dính dầu, tuổi thọ kém.
- Bộ truyền đai được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy khác nhau như máy khâu, máy khoan, máy tiện, ôtô, máy kéo.....
Câu 13. Nêu cấu tạo, tính chất và ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp.
* Bộ truyền động ăn khớp gồm: truyền động bánh răng, truyền động xích
a. Cấu tạo+ Bộ truyền động bánh răng gồm: bánh dẫn (1), bánh bị dẫn (2).
+ Bộ truyền động xích gồm: đĩa dẫn (1), đĩa bị dẫn (2), xích (3).
- Muốn truyền chuyển động giữa các trục xa nhau, có thể dùng bộ truyền động xích hoặc dùng nhiều cặp bánh răng kế tiếp nhau.
- Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau, hoặc đĩa ăn khớp với xích cần đảm bảo:
+ Hai bánh răng muốn ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh này, phải bằng khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh răng kia.
+ Đĩa ăn khớp được với xích khi cỡ răng của đĩa và cỡ mắt xích phải tương ứng.
b. Tính chất.
- Nếu bánh răng 1 có số răng Z1 quay với tốc độ n1 (vòng/phút), bánh 2 có số răng Z2 quay với tốc độ n2 ( vòng/phút) thì tỉ số truyền :
c. Ứng dụng.
- Bộ truyền động bánh răng được dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc nhau, có tỉ số truyền xác định.( Đồng hồ, hộp số xe máy....)
- Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động quay giữa trục xa nhau có tỉ số truyền xác định.( Xe đạp, xe máy, máy nâng chuyển....)
Câu 14. Kể tên các cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - co trượt.
Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến : cơ cấu tay quay - con trượt, cơ cấu bánh răng - thanh răng, cơ cấu vít - đai ốc, cơ cấu cam cần tịnh tiến.
* Cơ cấu tay quay - con trượt
a. Cấu tạo
- Cơ cấu tay quay - con trượt gồm: tay quay 1; thanh truyền 2; con trượt 3 và giá đỡ 4. Ngoài khớp tịnh tiến giữa con trượt và giá, các khớp động còn lại đều là khớp quay.
b. Nguyên lí làm việc
- Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 chuyển động tịnh tiến trên giá đỡ 4.
- Khi con trượt 3 tới vị trí C’ thì con trượt sẽ đổi hướng chuyển động.
- Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
- Có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay tròn của tay quay.
c. Ứng dụng
- Cơ cấu tay quay - con trượt được dùng nhiều trong các loại máy như máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước....

File đính kèm:

  • docon tap(1).doc