Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 7

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Tiếng Việt 5 - Đề 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 7
Câu 1: Chép lại 5 câu ca dao hay thành ngữ nói về quê hương đất nước tươi đẹp.
Câu 2: Tìm các tiếng có thể ghép được với từ cười để diễn tả những kiểu cười khác nhau dưới đây (mỗi kiểu cười tìm thêm 2 ví dụ):
	a/ Cười phát ra âm thanh. Ví dụ: cười ha hả.
	b/ Cười biểu hiện qua nét mặt. ví dụ: cười tủm tỉm.
	c/ Cười không biểu hiện qua nét mặt hay phát ra âm thanh. Ví dụ: cười thầm.
Câu 3: Thêm các bộ phận phụ trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ vào mỗi câu dưới đây để ý diễn đạt thêm cụ thể, sinh động:
	a/ Gió thổi.
	b/ Lá rụng.
Câu 4: Nhận xét chỗ sai của mỗi câu sau và viết lại cho đúng ngữ pháp tiếng việt:
	a/ Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
	b/ Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng.
Câu 5: Trong bài Việt Nam thân yêu (Tiếng việt 4, tập 1), nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh có bay lả rập rờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
	Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được những điều gì về đất nước Việt Nam?
Câu 6: Hãy tả lại một người thân trong gia đình mà em luôn gần gũi và quý mến. (Bài viết có độ dài khoảng 20 dòng).
GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: Nêu đúng 5 câu ca dao hay thành ngữ nói về quê hương đất nước tươi đẹp. Ví dụ:
	- Non sông gấm vóc.
	- Non xanh nước biếc.
	- Đồng Đăng có phố Kì Lừa
	Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
	- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh.
	Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
	- Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.
	Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.
Câu 2: Tìm thêm 2 ví dụ cho mỗi kiểu cười:
a) Cười phát ra âm thanh. Ví dụ: cười khúc khích, cười hô hố.
b) Cười biểu hiện qua nét mặt. ví dụ: cười hớn hở, cười nhạt nhẽo.
c) Cười không biểu hiện qua nét mặt hay phát ra âm thanh. Ví dụ: cười chê (chê cười), cười vào mặt. (Chú ý: cười trong kiểu này được dùng theo nghĩa bóng.)
Câu 3: Thêm đúng vào mỗi câu ít nhất 1 trạng ngữ (TN), 1 định ngữ (ĐN), 1 bổ ngữ (BN). Ví dụ:
a/ Ngoài trời, gió lạnh thổi ào ào.
 TN ĐN BN
b/ Mùa thu, lá khô rụng đầy vườn.
 TN ĐN BN
Câu 4: Nêu đúng chỗ sai và viết lại câu đúng ngữ pháp, cụ thể:
Câu a: Chưa có 2 bộ phận chính của câu (CN,VN) chỉ có thể làm trạng ngữ câu.
Có thể sửa: Bỏ từ khi và viết lại: Những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
Hoặc, thêm CN,VN để thành câu: Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non, cây cối trong vườn lại thêm sức sống mới.
Câu b: Thiếu vị ngữ, mới có chủ ngữ của câu.
Có thể sửa: Thêm VN cho câu, ví dụ: Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng đều in đậm bao kỉ niệm thân thương.
Câu 5: Nêu rõ những ý cảm nhận được qua đoạn thơ:
	- Đất nước Việt Nam thật giàu đẹp và đáng yêu, thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa rộng mênh mông (hứa hẹn sự ấm no), cánh cò bay lả rập rờn( gợi nét giản dị, đáng yêu).
	- Đất nước Việt Nam thật đáng tự hào với cảnh hùng vĩ mà nên thơ, thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ.
Câu 6: Bài viết có độ dài khoảng 20 dòng, viết đúng thể loại bài văn miêu tả ( kiểu bài tả người). Nội dung rõ ràng, nêu được những ý cơ bản sau:
	- Đặc điểm nổi bật về hính dáng và tính tình của người thân trong gia đình (chú ý những nét gây ấn tượng sâu sắc đối với em, thể hiện mối quan hệ thân thiết đối với em).
	- Bộc lộ được tình cảm gắn bó, yêu thương và quý mến đối với người thân.
	- Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, đặt câu không sai ngữ pháp, viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ.

File đính kèm:

  • docĐỀ 7.doc