Đề luyện tập học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 2 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện tập học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 2 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Nguyễn Trãi	 BÀI LUYỆN TẬP CUỐI KÌ I	 Lớp 53	 MÔN TIẾNG VIỆT-LỚP 5
Họ và tên (Thời gian 30 phút)
 1.Câu nào sau đây theo kiểu câu: Ai làm gì?
a) Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài.
b) Ông vốn thông minh từ nhỏ.
c) Trước khi mất, mẹ của Phùng Khắc Khoan trăng trối với chồng nên gửi con theo học với Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 2. Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc?
a) Bé đang chạy thi.	b) Đồng hồ này chạy chậm.
c) Nhà ấy chạy ăn từng bữa.
 3. Từ chậm chạp thuộc từ loại nào?
a) Danh từ	b) Động từ	c) Tính từ
 4. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a) Nho nhỏ, lim dim, mặt mày, hối hả, lất phất, thưa thớt, róc rách
b) Đưa đón, lim dim, lặng lẽ, hối hả, lất phất, thưa thớt, róc rách
c) San sát, lim dim, rào rào, hối hả, lất phất, thưa thớt, róc rách
 5.Các từ dưới đây được xếp thành mấy nhóm từ đồng nghĩa?
Chết, quy tiên, tàu hỏa, máy bay, đớp, bé, hi sinh, loắt choắt, xe lửa, ăn, tàu bay, nhỏ, mất, xe hỏa, xơi.
a)3 nhóm	b)4 nhóm	c)5 nhóm
 6.Từ không cùng nghĩa với từ “quê hương” là:.
a)Quê quán b)Quê cha đất tổ c) Quê mùa d)Nơi chôn rau cắt rốn.
 7.Cặp từ trái nghĩa vào chỗ chấm của thành ngữ sau là: “Trước.sau.”
a)ăn – uống	b)lạ - quen	c)lành – rách
 8.Mặt trời chiếu sáng . /Bà tôi trải chiếu ra sân.
Từ chiếu trong các câu trên là từ: 
a)Từ nhiều nghĩa	b)Từ đồng nghĩa	c)Từ đồng âm
 9.Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:
“Hành động đó là.chứ không phải vô tình.”
a)Hữu nghị	b)Hữu ái	c)Hữu ý	d)Hữu dụng
 10.Từ đi trong câu nào dưới đây mang nghĩa chuyển:
a)Nó chạy còn tôi đi	.	b)Ca nô đi nhanh hơn thuyền.	c)Con gà đi trong vườn.
 11.Gạch dưới các đại từ trong đoạn văn sau:
 Sơn hỏi Hải: -Hải ơi, cậu đã làm bài tập Toán chưa? Hải trả lời:
-Tớ làm xong rồi,vậy bạn đã làm chưa? Sơn nói:
-Mình cũng vậy.
 12.Bảo vệ có nghĩa là:
a) Giữ cho còn, không để mất.	b)Giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao mòn.
c) Chống mọi xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.
 13.Ghi các quan hệ từ trong các câu sau:
a)Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.(Từ.)
b)Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học.(Từ.)
 14.Cái cân này rất hiện đại. / Anh cân giúp em mấy quả cam này. / Bức tranh trên tường treo không cân. Từ cân trong các câu trên là từ:
a)Đồng nghĩa	b)Đồng âm	c)Nhiều nghĩa
 15.Từ của trong câu tục ngữ sau:”Người làm nên của, của chẳng làm nên người.”là:
a)Quan hệ từ	b)Danh từ	c)Tính từ
 16.Câu: “Chú cho cháu xem giấy ạ.” là :
a)Câu kể	b)Câu cảm	c)Câu khiến
 17.Chủ ngữ trong câu: “Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.” là:
a)Cô Mùa Xuân	b) Cô Mùa Xuân xinh tươi	c)Cánh đồng
 18.Tác dụng của quan hệ từ trong câu sau :”Tôi khuyên Nam mà nó không nghe.”là:
a)Nêu 2 sự kiện song song	b)Nêu sự đối lập	 c)Nêu quan hệ giả thiết-kết quả
 19.Từ hay trong câu sau :”Bé hát rất hay.” là:
a)Quan hệ từ	b)Danh từ	c)Tính từ
 20.Câu: “Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt một bảng”.Chủ ngữ là:
a) Theo quyết định này	b) mỗi lần mắc lỗi	c) công chức

File đính kèm:

  • docLUYEN TAP TV K1 BAI 2.doc