Đề tài “Một số biện pháp vận động và duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số.”

doc11 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài “Một số biện pháp vận động và duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số.”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Phụ lục
	A/ phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài	 	 Trang 2
II.Mục đích nghiên cứu	 	 Trang 2
III. Giới hạn đề tài	 	 Trang 2
IV. Đối tượng nghiên cứu 	 	 Trang 2
V. Các giả thiết nghiên cứu	 	 Trang 2
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu	 	 Trang 2
VII. Phương pháp nghiên cứu	 	 Trang 2
 B/ phần nội dung	
Chương I : cơ sở lí luận và thực tiễn	 Trang 3
1.Cơ sở lí luận	 Trang 3
.2.Cơ sở thực tiễn	 Trang 3
Chương II: Thực trạng duy trì sĩ số ở 	 Trang 3
1. Thực trạng chung của các lớp làng Chứ năm học 2006-2007	 Trang 3 
2. Thực trạng chung của các lớp làng Chứ năm học 2007-2008	 	 Trang 3
3. Thực trạng chung của các lớp làng Chứ năm học 2008-2009	 	 Trang 3
4. Thực trạng của lớp 4c học kì 1 năm học 2009-2010	 Trang 4
Chương III: nguyên nhân vắng học bỏ học của học sinh lớp 4c	 	 Trang 4
1. Nguyên nhân do hoàn cảnh kinh tế khó khăn	 	 Trang 4
2. Nguyên nhân do nhận thức của cha mẹ học sinh	 	 Trang 4
3. Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi	 	 Trang 4
4. Do giáo viên	 	 Trang 5
5. Do chương trình học	 	 Trang 5
6. Do thiếu sự quan tâm của thôn làng, các ban ngành đoàn thể trong xã 	 Trang 5
7. Cơ sở vật chất của nhà trường	 	 Trang 5 
Chương III: Giải pháp duy trì sĩ số học sinh	 	 Trang 5 
1. Đối với gia đình	 	 Trang 5 
2. Đối với giáo viên chủ nhiệm	 Trang 5
3. Đối với các đoàn thể trong nhà trường	 	 Trang 6
4. Đối với nhà trường	 Trang 6
5. Đối với chính quyền, các đoàn thể,các đội công tác đóng chân trên địa bàn Trang 6
6. Đối với thôn làng	 Trang 7
Chương V: Kết quả thực hiện đề tài	 Trang 7
 c/ phần kết luận- kiến nghị	 Trang 7
1. Đề xuất	 Trang 8
2. Kết luận	 	 Trang 8
A.Phần Mở Đầu:
I. lí do chọn đề tài:
Từ khi ra trường đến nay tôi đã công tác tại xã Ya ly 9 năm. Tôi sống với đồng bào, ở trong làng đồng bào và cũng phần nào hiểu được tục lệ, tập quán, lối sống của người dân nơi đây. Bản thân lại là giáo viên giảng dạy tại làng Chứ một điểm nóng của tình trạng vắng học của học sinh. Trăn trở trước thực trạng vắng học của học sinh các lớp làng Chứ nói riêng và của các lớp học sinh dân tộc thiểu số nói chung đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài này.
 II.mục đích nghiên cứu :
 Tìm ra nguyên nhân học sinh vắng học, bỏ học.
 Đề ra biện pháp khắc phục tình trạng học sinh dân tộc vắng học, bỏ học.
 Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. ở lớp các lớp học sinh dân tộc thiểu số nhất là các lớp ở làng chứ, góp phần làm cho giáo dục xã nhà ngày càng tiến lên.
III.giới hạn đề tài :
 Các lớp tiểu học có HS dân tộc thiểu số điểm làng Chứ xã Ya Ly Sa Thầy-Kom -Tum
IV. đối tượng nghiên cứu :
 - học sinh dân tộc thiểu số xã Ya Ly	
V. các giả thiết nghiên cứu :
 - Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các biện pháp được nêu trong đề tài, nếu được áp dụng tại các lớp có HS dân tộc thiểu số ở làng Chứ và các lớp cua trường tiểu học Ngô Quyềnxã Ya Ly Huyện Sa Thầy, chắc chắn sẽ góp phần duy trì tốt sĩ số học sinh trong các năm học tiếp theo. 
VI. nhiệm vụ nghiên cứu :
 - Tìm ra nguyên nhân tình trạng học sinh dân tộc thiểu số vắng học, bỏ học.
 - Đưa ra các giải pháp để đảm bảo tỉ lệ chuyên cần trên lớp, đảm bảo duy trì sĩ số đến cuối năm đối với các lớp học sinh dân tộc ở tiểu học của trường Tiểu học Ngô Quyền Nhất là các lớp tiểu học ở làng Chứ.
 VI. phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là:
 - Phương pháp điều tra viết .
 - Phương pháp phỏng vấn.
 - Phương pháp tham khảo tài liệu.
 - Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
 a/ Nhóm phương pháp chính: sử dụng phương pháp điều tra viết, phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin từ nhiều kênh thông tin khác nhau.
 b/ Nhóm phương pháp phụ trợ: sử dụng phương pháp tham khảo tài, quan sát, trắc nghiệm khách quan thu thập thêm thông tin so sánh kết quả. 
Phần Nội Dung
 	Chương i: cơ sở lí luận và thực tiễn
1.Cơ sở lí luận:
	“Qúa trình giáo dục diễn ra sự tác động qua lại tích cực giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Nếu không có sự tác động qua lại này thì sẽ không có bản chất của qúa trình giáo dục theo đúng nghĩa của nó, trích “Giáo dục học đại cương” Trang 139 của Đặng Vũ Hoạt nhà xuất bản giáo dục.
 Nếu không có người học thì sẽ không xảy ra quá trình giáo dục. Mà một khi quá trình giáo dục không được thực hiện thì: mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo dục cũng sẽ không thực hiện được. Tóm lại người học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục, và không thể thiếu được .
2.Cơ sở thực tiễn:
Thực tế việc duy trì sĩ số tại điểm làng chứ trong những năm qua cho thấy đây là một vấn đề mà các cấp rất quan tâm.HS vắng học nhiều dẫn đến chất lượng chưa cao . 
CHƯƠNG II : THựC TRạNG DUY TRì Sĩ Số ở LớP tiểu học Làng chứ qua các năm học: 
1/ Thực trạng chung của các lớp tiểu học làng chứ năm học 2006-2007:
 - Điểm trường tiểu học làng Chứ có tất cả 5 lớp (lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5). 
 - Tổng số học sinh đầu năm: 91em; HS dân tộc: 90 em
 - Tổng số học sinh cuối năm: 82 em	HS dân tộc: 81 em	 HS chuyển trường: 2 em
 - Tổng số HS bỏ học: 15 em
 -Tỉ lệ HS bỏ học: 15,3%
2/ Thực trạng chung của các lớp tiểu học làng chứ năm học 2007-2008:
 - Điểm trường tiểu học làng Chứ có tất cả 5 lớp (lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5). 
 - Tổng số học sinh đầu năm: 74 em ; HS dân tộc: 73 em
 - Tổng số học sinh cuối năm: 61em HS dân tộc: 60 em HS chuyển trường: 2em	
 - Tổng số HS bỏ học: 11 em
 -Tỉ lệ HS bỏ học: 14,9%
3/ Thực trạng chung của các lớp tiểu học làng chứ năm học 2008-2009:
 - Điểm trường tiểu học làng Chứ có tất cả 5 lớp (lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5). 
 - Tổng số học sinh đầu năm: 49 em ; HS dân tộc: 48 em
 - Tổng số học sinh cuối năm: 47em HS dân tộc: 46 em 
 - Tổng số HS bỏ học: 2 em
 -Tỉ lệ HS bỏ học: 4,3%
4/ Thực trạng của lớp 4c năm học 2009-2010:
- Tổng số học sinh đầu năm: 13 em; nữ: 7 em; Dân tộc: 12 em 
- Tổng số học sinh cuối kì 1: 13em; nữ: 6 em ; Dân tộc: 12 em
-Tổng số học sinh bỏ học: 1 em. Lí do bỏ học: bị bệnh đục thủy tinh thể mắt mờ không thể nhìn rõ chữ ở sách và bảng. 
 	Chương IIi: nguyên nhân vắng bỏ học của học sinh DÂN tộc thiểu sô:
 1/ nguyên nhân do hoàn cảnh kinh tế khó khăn:
 Xã Ya Ly là một xã thuộc khu vực khó khăn với trên 80 % là người đồng bào dân tộc thiểu số. Ngành nghề chính của xã là sản xuất nông nghiệp cây trồng chủ yếu là cây mì cho thu nhập rất thấp và con vật nuôi chính là con bò. Cho nên kinh tế của các gia đình còn rất khó khăn. Toàn xã có tới 111/358 hộ nghèo, chiếm 31 % số hộ trên toàn xã. Do kinh tế khó khăn nên các em phải ở nhà phụ giúp cha mẹ công việc nhà. Dẫn đến tình trạng vắng học vào ngày mùa, nhất là vào mùa thu hoạch mì (vào tháng 12,1,2,) và vào mùa trồng rẫy (tháng 3,4).
2/ nguyên nhân do nhận thức của cha mẹ học sinh:
 Do nhận thức của cha mẹ học sinh còn thấp họ chưa nhận thấy được ích lợi lâu dài của việc học tập của con em mình, họ cho rằng học chẳng ra được đồng tiền nào cả. Mà họ chỉ nhìn thấy cái trước mắt là mót mì, làm cỏ thuê mới có tiền. Chính vì vậy họ bắt con em mình ở nhà để đi làm. Nhất là các em ở các lớp lớn và ở đây là lớp 4 và lớp 5.
3/ Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi:
 Do các em học sinh tiểu học còn nhỏ, đang tuổi ăn tuổi chơi các em chưa ý thức được mục đích học của mình để làm gì, các em dễ bị bạn bè lôi kéo vào những trò chơi, hơn nữa gia đình các em ít quan tâm nhắc nhở nên thỉnh thoảng cũng vắng học đi chơi .
4/ Do giáo viên:
- Do giáo viên: giáo viên chưa gần gũi với học sinh, chưa hiểu biết về tập quán thói quen của người đồng bào, ngôn ngữ bất đồng .
 - Do phương pháp dạy- học chưa phù hợp : một số giáo viên chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh dân tộc .Dẫn đến tiết học chưa sinh động, nhàm chán, làm cho các em không thích học dẫn đến học sinh vắng học.
5/ Do chương trình học:
- Chương trình quá tải đối với học sinh dân tộc thiểu số: Các em học sinh dân tộc thiểu số khi bước vào lớp một vốn Tiếng Viêt của các em còn rất hạn chế. Khi cô giáo giảng bài bằng Tiếng Việt các em không hiểu hết những tiếng cô nói khó khăn cho việc tiếp thu bài của các em. Các em chưa hiểu được bài này thì phải học sang bài khác môn khác. Giáo viên thì phải dạy theo chương trình đã quy định.Tuy nhiên giáo viên đã được phép tăng giảm thời lượng một số tiết học. Nhưng không thể dạy cho học sinh hiểu bằng hết bài này mới dạy sang bài khác. Khi dạy phụ đạo thì các em học sinh yếu lại không tham gia, ở nhà thì không có ai kèm cặp dẫn đến một số học sinh theo không kịp chương trình ,làm các em chán nản. Dẫn đến các em bỏ học.
6/ Do thiếu sự quan tâm của thôn làng, các ban ngành đoàn thể trong xã:
- Do sự thiếu quan tâm đôn đốc của thôn làng: Thôn làng chưa nhiệt tình trong công tác vận động học sinh ra lớp, chưa phê bình nhắc nhở thường xuyên trước cộng đồng, chưa nghiêm khắc đối với những gia đình có con em vắng, bỏ học.
- Do sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể đóng chân trên địa bàn còn ít và chưa thực vào cuộc để vận động học sinh ra lớp và đi học chuyên cần.
7/ Cơ sở vật chất nhà trường:
	Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn chưa có hàng rào bảo vệ, sân chơi,các phòng chức năng. 
Chương III: GIảI pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số
1. đối với gia đình:
- Cha mẹ học sinh phải nhận thức được ích lợi của việc học tập của con em mình và tự giác nhắc nhở .quan tâm, đưa con em tới trường.
- Không được bắt con em mình ở nhà đi làm, chăn bò, trông em...
- Bố trí thời gian và lao động hợp lí để tạo điều kiện cho tất cả các con đều được đi học.
- Cần xây dựng góc học tập cho con em mình ở nhà.
2.Đối với giáo viên chủ nhiệm:
 - Thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh để nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh, nắm bắt hoàn cảnh gia đình học sinh để động viên giúp đỡ các em kịp thời đồng thời vận động cha mẹ học sinh quan tâm tạo mọi điều kiện cho con em mình học tập.
 - Nắm bắt nguyên nhân tại sao học sinh vắng học hàng ngày trên lớp trực tiếp đến nhà học sinh vắng học tìm hiểu nguyên nhân và thông báo việc vắng học trong ngày của con em họ cho họ biết.
 - Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể đóng chân trên địa bàn, thôn làng trong công tác vận động học sinh ra lớp.
 - Gần gũi với đồng bào đi sâu đi sát vào quần chúng để tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống của đồng bào.
 - Tích cực đổi mới phương pháp hình thức dạy học cho phù hợp với học sinh dân tộc ở địa bàn.
 - Tăng cường sử dụng đồ dùng trong dạy học để thu hút học sinh trong quá trình dạy học. 
 - Thương yêu quan tâm gần gũi với học sinh coi học sinh như con của mình, luôn động viên khuyến kích các em trong quá trình học tập.
 - Tích cực học tập tiếng địa phương để thuận lợi cho việc giao tiếp với người địa phương và giảng dạy.
3. Đối với các đoàn thể trong nhà trường
-Đoàn, Đội tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao, các sinh hoạt tập thể để thu hút học sinh tới trường.
-Tổ chức các buổi đến nhà vận động học sinh ra lớp.
- Thành lập đội tuyên truyền măng non. 
- Công đoàn phối hợp với nhà trường,Đoàn, Đội tổ chức các buổi vận động học sinh ra lớp.Tuyên dương những cá nhân có công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh tốt.
4. Đối với nhà trường:
 - Nắm bắt kịp thời tình hình vắng học hàng ngày của các lớp để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
- Tham mưu với chính quyền, đoàn thể, thôn làng các biện pháp duy trì sĩ số học sinh.
- Kiểm tra đôn đốc thường xuyên công tác dạy và học của từng lớp, tư vấn giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm đưa ra các phương pháp dạy và học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Quan tâm hỗ trợ về vật chất đối vợi học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Tạo cảnh quan trường học: xanh, sạch, đẹp.
5. Đối với chính quyền ,các đoàn thể ,các đội công tác đóng chân trên địa bàn:
- Quan tâm đến công tác giáo dục trên địa bàn.
- Phối hợp với nhà trường trong công tác vận động học sinh ra lớp.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động để bà con ý thức hơn về việc học tập của con em mình. 
- Thành lập một hội đồng giáo dục ở địa phương. Hội đồng này chịu trách nhiẹm chính trong công tác vận động học sinh ra lớp.
- Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những gia đình không cho con em đị học.
- Xây dựng quỹ khuyến học, hội khuyến học để động viên tinh thần cho học sinh
- Tuyên dương những gia đình có con em học giỏi, chuyên cần trong học tập, nhắc nhở những gia đình có con nghỉ học trên loa đài thông tin của xã. 
6. Đối với thôn làng:
- Thường xuyên vận động nhắc nhở học sinh ra lớp. 
- Tổ chức họp thôn làng phê bình những hộ gia đình có con em vắng nghỉ học.
- Lập quy ước hương ước xử lí những hộ gia đình không cho con em ra lớp ,và những hộ có con em hay vắng học .
chương iv: kết quả thực hiện đề tài
	1/kết quả
 Vì thực tế mấy năm học trước công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh chưa tốt dẫn đến chất lượng học sinh còn rất thấp ở các lớp làng Chứ. Năm học này bản thân đã áp dụng một số biện pháp duy trì sĩ số trong đề tài vào thực tế lớp 4c, tình hình sĩ số đã có chuyển biến tốt và tỉ lệ chuyên cần của HS được nâng cao.chất lượng học sinh củng được nâng lên đáng kể. 
Học kì 1 tôi đã vận động được em Y Vúp bỏ học năm 2008 và em A Sứa bỏ học năm 2007 ra lớp. Từ đầu năm đến nay hai em này đi học rất chuyên cần. 
Dưới đây là bảng so sánh đối chiếu kết quả công tác duy trì sĩ số năm học này và năm học trước của lớp 4c . 
bảng so sánh đối chiếu kết quả lớp 4c như sau:
Năm học
Số HS đầu năm
Số HS cuối năm
Số HS bỏ học
Số HS vân động
Tổng số
Tỉ lệ
2006-2007
16
14
2
12,5
0
2007-2008
13
12
1
7,7
0
2008-2009
13
11
2
15,4
0
2009-2010
13
13
1
7,7
2
C.PHần kết luận - đề xuất:
 1. Kết luận: 
 Căn cứ vào thực trạng vắng học ở các lớp tiểu học làng Chứ trong những năm qua Bản thân đưa ra một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh như trên và đã áp dụng vào thực tiễn của lớp 4c và thu được một số kết quả đáng kể. Mong BGH và đồng nghiệp áp dụng và cùng tìm ra những giải pháp tối ưu khác góp phần duy trì tốt hơn sĩ số học sinh ở các lớp có học sinh dân tộc thiểu số, và nhất là các lớp ở làng Chứ của trườngTiểu học Ngô Quyền. Góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. 
Đề xuất:
a. Đối với chính quyền địa phương- thôn làng:
Kính mong UBND xã và các thôn làng quan tâm hơn nữa đối với công tác vận động học sinh ra lớp .
Có các biện pháp mạnh hơn nữa đối với những gia đình không cho con em ra lớp.
Hổ trợ về vật chất đối những em học sinh có hoàn cảnh gia điình khó khăn.
b. Đối với nhà trường :
 - Quan tâm tạo mọi điều kiện để để bản thân thực hiên tốt vân động và duy trì tốt sĩ số học sinh cũng như việc nâng cao chất lượng.
c. Đối với phòng giáo dục :
- Hỗ trợ nhiều hơn nữa các đồ dùng dạy –hoc. 
 - Tạo cảnh quan môi trường tốt hơn nữa : Xây hàng rào,sân chơi cho học sinh.
*Trên đây là đề tài: “Một số biện pháp vận động và duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số” của bản thân. Đề tài đã được nghiên cứu trên thực tiễn tại trường Tiểu học Ngô Quyền và đã áp dụng vào công tác vận động ,duy trì sĩ số học sinh bước đầu có hiệu quả.Kính mong BGH, ban giám khảo và đồng nghiệp góp ý để đề tài được thực hiện tốt hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Ya Ly ngày 8 tháng 10 năm 2009 
Nhà trường	Người viết
	Nguyễn Thị Phương
	Tài liệu tham khảo
1. Giáo dục học đại cương -Nhà xuất bản giáo dục 1998 - Đặng Vũ Hoạt
2. Tâm lí học Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục 2003 - Bùi Văn Huệ
3. Đề tài có sử dụng 2 phiếu thăm dò học sinh.
Trườngtiểu học ngô quyền
	Phiếu thăm dò học sinh số 1
Khoanh vào chữ cái đầu câu ý mà em lựa chọn cho mỗi câu hỏi sau
Câu 1: Em có hay vắng học hay không?
a/ Có
b/ Không
Câu 2: Em thường vắng học vì lí do nào sau đây:
	a/ Đi chăn bò.
	b/ Trông em.
	c/ Đi làm rẫy. 
	d/ Đi mót mì.
	e/ Đi chơi.
Câu 3: Gia đình có cho phép em nghỉ học hay không?
	a/Có.
	b/ Không.	
Câu 4: Sau khi em vắng học, gia đình có thái độ như thế nào?
	a/ Nhắc nhở .
	b/ Không nhắc nhở.
Câu 5: Em thường xuyên vắng học thì thôn làng có thái độ như thế nào?
a/ Nhắc nhở .
b/ Không nhắc nhở.
Câu 6: UBND xã các đoàn thể có thái độ như thế nào khi em thường xuyên vắng học?
a/ Nhắc nhở .
	b/ Không nhắc nhở.
Trường tiểu học ngô quyền
	Phiếu thăm dò học sinh số 2
Khoanh vào chữ cái đầu câu ý mà em lựa chọn cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1 : Khi em vắng học thầy(cô) chủ nhiệm có nhắc nhở gì em không?
	a/ Có. 
	b/ Không.
Câu 2: Thầy (cô) có thường xuyên đến thăm gia đình em không?
a/ Thường xuyên
b/ Thỉnh thoảng
c/ Không 
Câu3: Em thấy chương trình học có khó hay không?
a/ dễ
	b/ Bình thường
	c/ Hơi khó
	d/ Khó 
Câu 4: Thầy cô dạy em có hiểu bài không?
a/ Hiểu. 
	b/ Hiểu ít
 c/ Không hiểu.
Câu 5: Thầy cô đã sử dụng nhiều đồ dùng trong tiết học chưa?
	a/ Nhiều 
b/ ít	
Câu 6: Em có thích tham gia các hoạt động của Đội ở trường không?
	a/ Thích tham gia
	b/ Không thích tham gia.
Câu 7 Em thấy trường mình đã đẹp chưa ?
	a/ Đẹp
	b/ Chưa đẹp	 

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem duy tri si so HSDT thieu so.doc