Đề cương kiểm tra lý thuyết và kĩ năng sư phạm giáo viên cấp Tiểu học

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương kiểm tra lý thuyết và kĩ năng sư phạm giáo viên cấp Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG
KIỂM TRA LÝ THUYẾT VÀ KĨ NĂNG SƯ PHẠM GIÁO VIÊN
Câu 1: Hãy nêu các loại hồ sơ sổ sách qui định của ngành đối với giáo viên? Kể ra?
@ Trả lời: Các loại hồ sơ sổ sách qui định của ngành đối với giáo viên là: Giáo án, sổ điểm, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc, sổ dự giờ, sổ họp hội đồng và họp liên tịch, sổ nhật kí.
Câu 2: Hãy nêu những vấn đề cơ bản “Đánh giá xếp loại học sinh” trong điều 28 – Điều lệ trường Tiểu học?
@Trả lời: Điều 28 – Đánh giá, xếp loại học sinh.
Trường tiểu học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện theo Quy định về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.
Đối với cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Hiệu trường trường tiểu học được giao trách nhiệm bảo trợ và quản lý cơ sở giáo dục đó xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học. Đối với học sinh do hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trường, theo học ở cơ sở khác trên địa bàn, được Hiệu trưởng trường tiểu học nơi tổ chức kiểm tra cấp giấy xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Câu 3: Anh chị làm gì để soạn một giáo án lên lớp có chất lượng tốt?
@ Trả lời:
Để soạn một giáo án lên lớp có chất lượng tốt giáo viên cần:
Xác định mục tiêu của từng bài.
Viết mục tiêu dưới dạng cụ thể.
Soạn cẩn thận nội dung của từng phần trong bài dạy để đạt được mục tiêu đề ra.
Lựa chọn nội dung trong từng hoạt động sao cho học sinh lĩnh hội được một số kiến thức cơ bản để tự mình khám phá kiến thức mới.
Lựa chọn các hoạt động dạy học để đáp ứng đúng nhu cầu học tập của cá nhân hay của nhóm học sinh.
Chuẩn bị cách chia nhóm học sinh.
Lên kế hoạch về việc phân bố thời gian cho các hoạt động tương ứng.
Tự làm hay thu thập các đồ dùng hỗ trợ dạy học.
Dự kiến các tình huống sư phạm.
Câu 4: Nêu các nhiệm vụ của cuộc vận động xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực?
@ Trả lời: Các nhiệm vụ của cuộc vận động là:
Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
Rèn luỵen kĩ năng sống cho học sinh.
Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, các mạng ở địa phương.
Câu 5: Nêu những ưu điểm cơ bản vai trò của công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học?
@ Trả lời: 
Những ưu điểm cơ bản của công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học là:
Dễ tìm kiếm tư liệu.
Trình bày bài giảng có hệ thống, kênh chữ, kênh hình rõ ràng, đẹp gây được sự chú ý, tập trung của học sinh.
Giáo án điện tử dễ bổ sung, chỉnh sửa, dễ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Rút gắn thời gian viết bảng, treo hoặc gắn tranh ảnh dạy học để tập trung cho các hoạt động khác.
Có điều kiện áp dụng nhiều phương pháp mới trong dạy học.
Tạo hứng thú trong học tập.
Câu 6: Chủ đề năm học 2010 – 2011 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành? Hãy nêu những vấn đề trọng tâm của chủ đề?
@ Trả lời: 
* Chủ đề năm học 2010 – 2011 là: “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
* Những vấn đề trọng tâm của chủ đề:
Nâng cao chất lượng dạy chữ.
Chú trọng việc dạy làm người, nâng cao kĩ năng sống, giúp học sinh có ý thức, biết tự chịu trách nhiệm, tự bảo vệ mình trước cái xấu, trước những cám dỗ và hành vi không lành mạnh.
Câu 7: Hãy nêu biện pháp phụ đạo học sinh yếu hiện nay đang áp dụng có hiệu quả của Thầy (cô)?
@ Trả lời:
1. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
Giáo viên giáo dục ý thức học tập của học sinh ở lớp mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập. Từ đó sẽ giúp học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn.
Phải tạo không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để học sinh sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng minh. Giáo viên không nên dùng biện pháp đuổi học sinh ra ngoài khi học sinh chưa ngoan hay không thuộc bài vì làm như thế học sinh sẽ không được học môn đó thế là học sinh lại có một buổi học không thu hoạch được gì. Chúng ta phải tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở học sinh, giáo dục ý thức học tập của học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh. Từ đó, giáo viên kịp thời giáo dục, uốn nắn các em.
2. Kèm cặp học sinh yếu kém:
Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu kém ở lớp mình dựa trên kết quả học tập của năm trước và qua việc khảo sát chất lượng đầu năm. Từ đó, giáo viên đề ra những phương pháp và hình thức học tập cho phù hợp. Ngoài ra trong những giờ học giáo viên thường xuyên gọi các em đó lên trả lời, khen gợi khi các em trả lời đúng.
Câu 8: Nêu kinh nghiệm về việc duy trì sĩ số mà Thầy cô đã áp dụng trong những năm qua?
@ Trả lời:
Một số kinh nghiệm về việc duy trì sĩ số mà tôi đã áp dụng trong những năm qua:
Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình của từng học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp.
Nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm năm học trước của từng học sinh.
Giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làm có thể.
Thành lập Đôi bạn học tập: Tôi phân công một em học giỏi hoặc khá kèm một em học trung bình hoặc yếu và xếp cho 2 em ngồi cạnh nhau để tiện cho việc trao đổi, hướng dẫn lẫn nhau. Ngoài ra bản thân tôi thường đến lớp sớm để kiểm tra tập vở, bài làm ở nhà của những học sinh trung bình, yếu; xem cách thực hiện của từng đôi bạn học tập như thế nào để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Trong những tiết sinh hoạt cuối tuần, sau khi nghe các tổ trưởng báo cáo, tôi cho lớp tuyên dương những tổ đạt duy trì sĩ số tốt để làm gương cho lớp và khen những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy nhiệm vụ học tập của mình. Từ đó, các em cảm thấy mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui. Ngoài ra đối với những em còn hạn chế, tôi nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo hướng dẫn uốn nắn cho các em để tuần sau các em thực hiện tốt hơn.
Trong từng tiết dạy, tôi đầu tư soạn giảng phân hoá theo đối tượng học sinh sao cho phù hợp với trình đội mọi học sinh trong lớp nhất là những em trung bình, yếu nhằm kích thích sự hứng thú học tập của các em.
Câu 9: Nêu 5 nhiệm vụ của học sinh trong điều lệ trường Tiểu học?
@ Trả lời: 5 Nhiệm vụ của học sinh là:
Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
Kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người tàn tật, khuyết tật.
Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Câu 10: Trình bày cách đánh giá cho điểm xếp loại học sinh theo thông tư số 32 của Bộ GD – ĐT ngày 27/10/2009?
@ Trả lời:
Điều 7. Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét
1. Các mơn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét gồm: Tiếng Việt,
Tốn, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học.
2. Kết quả học tập của học sinh được ghi nhận bằng điểm kết hợp với nhận
xét cụ thể của giáo viên:
a) Điểm theo thang điểm 10, khơng cho điểm 0 và điểm thập phân ở các
bài kiểm tra;
b) Nhận xét của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm
học sinh cần cố gắng, khơng dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh.
3. Số lần KTTX tối thiểu trong một tháng:
a) Mơn Tiếng Việt: 4 lần;
b) Mơn Tốn: 2 lần;
c) Các mơn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin
học: 1 lần/mơn.
4. Số lần kiểm tra định kì (KTĐK):
a) Các mơn Tiếng Việt, Tốn mỗi năm học cĩ 4 lần KTĐK vào giữa học
kì I (GK I), cuối học kì I (CK I), giữa học kì II (GK II) và cuối năm học (CN);
mỗi lần KTĐK mơn Tiếng Việt cĩ 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết; điểm KTĐK là
trung bình cộng của 2 bài (làm trịn 0,5 thành 1);
b) Các mơn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin
học mỗi năm học cĩ 2 lần KTĐK vào CK I và CN.
5. Học sinh cĩ điểm KTĐK bất thường so với kết quả học tập hàng ngày
hoặc khơng đủ số điểm KTĐK đều được kiểm tra bổ sung.
Điều 8. Đánh giá bằng nhận xét
1. Các mơn học đánh giá bằng nhận xét gồm:
a) Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ
cơng, Thể dục.
b) Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục.
2. Kết quả học tập của học sinh khơng ghi nhận bằng điểm mà bằng các
nhận xét theo các mạch nội dung của từng mơn học:
a) Các nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá
trình học tập và hoạt động của học sinh;
b) Nội dung, số lượng nhận xét của mỗi học kì và cả năm học của từng
mơn học được quy định cụ thể tại Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học
sinh.
Điều 9. Xếp loại học lực từng mơn học
Học sinh được xếp loại học lực mơn học kì I (HLM.KI) và học lực mơn cả năm học (HLM.N) ở mỗi mơn học.
1. Đối với các mơn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét:
a) Học lực mơn:
- HLM.KI là điểm KTĐK.CKI;
- HLM.N là điểm KTĐK.CN.
b) Xếp loại học lực mơn:
- Loại Giỏi: học lực mơn đạt điểm 9, điểm 10;
- Loại Khá: học lực mơn đạt điểm 7, điểm 8;
- Loại Trung bình: học lực mơn đạt điểm 5, điểm 6;
- Loại Yếu: học lực mơn đạt điểm dưới 5.
2. Đối với các mơn học đánh giá bằng nhận xét :
a) Học lực mơn:
- HLM.KI là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong học kì I;
- HLM.N là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm học.
b) Xếp loại học lực mơn:
- Loại Hồn thành (A): đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của
mơn học, đạt được từ 50 % số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm học. Những học sinh đạt loại Hồn thành nhưng cĩ biểu hiện rõ về năng lực học tập mơn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học được đánh giá là Hồn thành tốt (A+) và ghi nhận xét cụ thể trong học bạ để nhà trường cĩ kế hoạch bồi dưỡng;
- Loại Chưa hồn thành (B): chưa đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của mơn học, đạt dưới 50 % số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học.
Câu 11: Hãy nêu các điều mà giáo viên không được làm trong điều lệ trường Tiểu học?
@ Trả lời: Các hành vi giáo viên không được làm.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp.
Xuyên tạc nộ dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Eùp buộc học sinh học thêm để thu tiền.
Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp.
Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Câu 12: Nêu nội dung thi giáo viên dạy giỏi ( Điều 6, công văn 21 của Bộ GD&ĐT ngày 20/7/2010)?
@ Trả lời: Nội dung thi
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được đánh giá trong thời gian 4 năm học gần nhất năm tổ chức Hội thi;
Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục của cấp học mà giáo viên giảng dạy, hoặc những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành (gọi tắt là bải thi kiểm tra năng lực);
Thực hành thi giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi, trong đó có 1 tiết do giáo viên tự chọn và 1 tiết do Ban tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm.
Câu 13: Hãy nêu tên cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2007 và 2008?
@ Trả lời: 
- Năm 2007: Chuyên đề “ Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”; giới thiệu 2 tác phẩm “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” và “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Năm 2008: Chuyên đề “ Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và giới thiệu tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 14: Hãy nêu tên cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2009và 2010?
@ Trả lời:
- Năm 2009: Chuyên đề “ Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, gắn với kiểm điểm, đánh giá kết quả 40 năm thực hiện Di chúc của Bác.
- Năm 2010: Chuyên đề “ Xác định Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, là đạo đức là văn minh.
Câu 15: Hãy kể tên chủ đề hoạt động công tác ngoài giờ 2010 – 2011?
@ Trả lời:
Chủ đề: 	
Câu 16: Kể tên 7 chủ điểm hoạt động công tác hoạt động ngoài giờ?
@ Trả lời: 7 chủ điểm như sau:
Chủ điểm 1: Truyền thống nhà trường.
Chủ điểm 2: Kính yêu thầy cô giáo.
Chủ điểm 3: Uống nước nhớ nguồn.
Chủ điểm 4: Giữ gìn bản sắc Văn hoá – Dân tộc.
Chủ điểm 5: Yêu quý mẹ và cô.
Chủ điểm 6: Hoà bình và hữu nghị.
Chủ điểm 7: Bác Hồ kính yêu.
Câu 17: Kể tên 5/21 kĩ năng sống nào anh (chị) thường áp dụng trên lớp?
@ Trả lời: 5 kĩ năng thường được áp dụng trên lớp là:
Kĩ năng nhận thức
Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
Kĩ năng giao tiếp.
Kĩ năng hợp tác.
Kĩ năng giải quyết vấn đề.
Câu 18: Kể tên 5/19 kĩ thuật dạy học đã áp dụng thường xuyên của anh (chị) từng giảng dạy hiện nay?
@ Trả lời: 5 kĩ thuật thường được áp dụng trong quá trình giảng dạy là:
Kĩ thuật chia nhóm.
Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
Kĩ thuật đặt câu hỏi.
Kĩ thuật “ Trình bày 1 phút”.
Kĩ thuật động não.
Câu 19: Hãy kể họ và tên Ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh – Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành?
@ Trả lời: 
* Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh là:
Giám đốc: Võ Hiền Phương
Phó giám đốc thường trực: Đổng Ngọc Lập
Phó giám đốc: Nguyễn Thành Kỉnh
Phó giám đốc: Nguyễn Thị Xếp.
* Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành là:
Trưởng phòng: Nguyễn Văn Trận
Phó phòng: Thầy Minh.
Phó phòng: Trần Thị Ngoan.
Câu 20: Để trường lớp xanh sạch đẹp anh chị đã tổ chức học sinh lớp làm điều gì? Nêu ra.
@ Trả lời: 
Để trường lớp “Xanh, sạch, đẹp” chúng ta cần hướng dẫn học sinh làm những công việc sau: 
Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. Thực hiện cam kết chăm sóc bồn hoa của lớp.
Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, lớp học và cá nhân; không xả rác bừa bãi.
Thường xuyên giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân. 
Câu 21: Anh chị nêu lại quy trình 1 tiết sinh hoạt chủ nhiệm ?
@ Trả lời:
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
I. Mục tiêu : 
-Đánh giá hoạt động tuần và đề ra kế hoạch tuần .
-Rèn luyện học sinh ý thức tự giác trong việc thực hiện đạo đức và học tập 
-Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh .
II.Chuẩn bị : 
-Bài báo cáo của các tổ.
-Sắp xếp lại bàn ghế, chỗ ngồi cho ban cán sự lớp.
-Nội dung SH trình bày lên bảng.
III.Nội dung sinh hoạt:
* Hoạt động 1: Nhận xét tình hình học tập trong tuần
1/ Tổ trưởng báo cáo tình hình của Tổ: chuyên cần, trật tự kỷ luật, đạo đức tác phong, học tập, phong trào thi đua.
2/ Lớp trưởng báo các tình hình chung của lớp- tổng hợp báo cáo của các tổ.
3/ Giáo viên tổng kết các mặt trên:
Ưu điểm
Tồn tại
Cần rút kinh nghiệm
* Hoạt động 2: Yêu cầu công tác tuần tới
- Giáo viên: nêu yêu cầu công tác của các nội dung do trường đề ra.
- Phân công: cho công việc cụ thể.
* Hoạt động 3: Sinh hoạt tập thể
-Ca hất: Tập bài hát mới.
-Trò chơi.
-Kể chuyện.
Câu 22: Để tiết dạy có chất lượng, theo anh chị người dạy học cần làm những gì?
@ Trả lời:
Để tiết dạy có chất lượng giáo viên cần:
* Chuẩn bị kế hoạch dạy học:
Xác định mục tiêu của bài dạy.
Soạn cẩn thận nội dung của từng phần trong bài dạy để đạt mục tiêu đề ra.
Lựa chọn nội dung trong từng hoạt động sao cho học sinh lĩnh hội được một số kiến thức cơ bản để tự mình khám phá kiến thức mới.
Lựa chọn các hoạt động dạy học để đáp ứng nhu cầu học tập của cá nhân hay của nhóm học sinh.
Chuẩn bị cách chia nhóm học sinh.
Lên kế hoạch về việc phân bố thời gian cho các hoạt động tương ứng.
Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học.
Dự kiến tình huống sư phạm có thể xảy ra.
* Thực hiện kế hoạch bài học:
Thực hiện tốt kĩ năng giao tiếp và trình bày.
Giải thích hướng dẫn minh hoạ.
Tổ chức thảo luận.
Đặt câu hỏi.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Sử dụng trò chơi.
Khen thưởng nhằm động viên khuyến khích kịp thời sự cố gắng của học sinh.
Quản lý tốt lớp học.
* Đánh giá rút kinh nghiệm:
Xem xét các đánh giá lần cuối kết quả học tập của học sinh từ bài học, nội dung bài học và tự đánh giá bản thân giáo viên (điều gì đã làm tốt, điều gì cần rút kinh nghiệm làm cho tốt hơn và phải làm như thế nào?).

File đính kèm:

  • docDE THI DAP AN GV GIOI.doc