Đề kiểm tra giữa học kì I Đọc hiểu Lớp 3 - Năm học 2013-2014

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Đọc hiểu Lớp 3 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
TIẾNG VIỆT (ĐỌC)
(Mỗi đề cần cĩ 9-10 câu hỏi. trong đĩ câu hỏi đọc hiểu 4-5 câu; luyện từ và câu 4-5 câu)
2. ĐỌC- HIỂU
+ Chủ đề:Măng non:
A.1: Đọc thầm truyện sau: (15p) 
Đom đĩm và giọt sương
 Đêm khơng trăng, bầu trời đầy sao. Đom Đĩm Con bay từ bụi tre ra ruộng lúa. Cây đèn của nĩ nhấp nháy như một ngơi sao.
 Sà xuống ruộng lúa một lúc bắt rầy nâu, Đom Đĩm Con lại bay lên gị đất, đậu xuống một bơng cỏ may. Nhìn sang bên, nĩ thấy chị Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. “ Giọt Sương thật xinh đẹp!”. Đom Đĩm Con ngưỡng mộ, rồi cất cánh bay quanh Giọt Sương. Càng đến gần, nĩ càng thấy Giọt Sương tuyệt đẹp. Nĩ lên tiếng, trầm trồ:
 - Giọt Sương ơi, chị lung linh, tỏa sáng hệt như một viên ngọc.
 Giọt Sương dịu dàng:
 - Chị đẹp là nhờ phản chiếu ánh sáng từ các ngơi sao trên bầu trời, nhờ cả ánh sang cây đèn của em đấy. Em mới là người đẹp và rất đáng tự hào vì em tỏa sang từ chính bản thân mình.
 Đom Đĩm Con rất cảm động vì lời khen của Giọt Sương. Nĩ cảm ơn Giọt Sương rồi lại cất cánh bay đi diệt rầy nâu hại lúa, giúp cho đồng ruộng xanh tươi.
Theo In-ter-nét
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:(5đ)
1. Đom Đĩm Con khen ngợi Giọt Sương như thế nào?	
a. Chị lung linh, tỏa sáng hệt như một viên ngọc.
b. Chị tỏa sáng hệt như một ngơi sao.	
c. Chị là ngơi sao hiếm cĩ.
2. Giọt Sương nĩi gì với Đom Đĩm về vẻ đẹp của mình?
a. Cảm ơn em đã khen chị	b. Em mới là ngơi sao hiếm cĩ	
c. Chị đẹp là nhờ các ngơi sao và cây đèn của em .
3. Giọt Sương ca ngợi Đom Đĩm như thế nào?	
a. Em diệt rầy nâu hại lúa.	b. Em giúp ruộng đồng tươi xanh.	c. Em mới đẹp, mới đáng tự hào vì tỏa sáng.
4.Dịng nào giải thích đúng nghĩa của từ “trầm trồ’ trong câu: “Đom Đĩm Con trầm trồ.”?
a. Thốt lên lời khen với vẻ ngạc nhiên, thán phục.
b. Bình tỉnh, khơng bối rối, nĩng nảy.
c. Lặng lẽ, ít nĩi, ít hoạt động.
5. Trong câu: “Giọt Sương lung linh, tỏa sáng hệt như một viên ngọc.” Giọt Sương được so sánh với gì?
a. Với sự tỏa sáng.	b. Với một viên ngọc.	c. Với sự lung linh.
6. Giọt Sương được so sánh với sự vật nĩi trên về đặc điểm gì?
a. Về độ trịn.	b. Về sắc màu.	c. Về sự lung linh, tỏa sáng.
7. Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu: Ai làm gì?
a. Đom Đĩm Con rất ngưỡng mộ Giọt Sương.
b. Đom Đĩm Con bay từ bụi tre ra ruộng lúa.
c.Giọt Sương là người bạn tuyệt vời của Đom Đĩm .
8. Dịng nào sau đây chỉ gồm các từ chỉ sự vật
a.rầy nâu, bụi tre, ruộng lúa	b.tỏa sáng, lung linh, viên ngọc	c.bầu trời, ngơi sao, xanh tươi
9. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm
a. Giọt Sương là người bạn tuyệt vời của Đom Đĩm .
-------------------------------------------------------------------------------------
b. Giọt Sương là người bạn tuyệt vời của Đom Đĩm .
--------------------------------------------------------------------------------------
+ Chủ đề:Mái ấm
B.1 Đọc thầm truyện sau: (15 p) 
KIẾN MẸ VÀ CÁC CON
	Gia đình nhà kiến rất đông. Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con. Kiến Mẹ phải vỗ về và thơm yêu từng đứa con:
Chúc các con ngủ ngon. Mẹ yêu con.
 Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lược. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Và thế là suột đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn hết đàn con.
 Vì thương Kiến Mẹ quá vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì: 
 - Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
 Cứ thế, lần lượt các kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt mà vẫn âu yếm được cả đàn con.
CHUYỆN CỦA MÙA HẠ
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (4đ)
1. Kiến Mẹ có bao nhiêu con:
a. 97	b. 970	c. 9700
2. Buối tối, trong phòng ngủ của đàn con, Kiến Mẹ phải làm gì?
a. Rửa mặt cho các con.	b.Đắp chăn cho các con.	c. Vỗ về và thơm yêu các con.
3. Vì sao Kiến Mẹ cả đêm không chợp mắt?
a. Vì Kiến Mẹ muốn ngắm các con ngủ ngon.
b. Vì Kiến Mẹ muốn hôn hết lượt từng đứa con.
c. Vì Kiến Mẹ muốn canh giấc ngủ cho đàn con.
4. Ai đã nghĩ ra cách giúp Kiến Mẹ hơn hết đàn con của mình?
a. bác Cú Mèo	b. Các kiến con	c. Cả a và b
5. Kiến Mẹ và đàn con đã làm theo cách bác Cú Mèo chỉ bảo như thế nào?
a. Kiến Mẹ thơm chú kiến nằm ở hàng đầu tiên, các con hôn truyền nhau.
b. Kiến Mẹ thơm kiến con nằm ở hàng cuối, nói: Mẹ yêu tất cả các con.
c. Kiến Mẹ thơm hai kiến con nằm ở hàng đầu và hàng cuối.
6. Câu: > thuộc kiểu câu nào?
a. Ai là gì?	b. Ai làm gì?	c. Ai thế nào?
7. Bộ phận in đậm trong câu:>, trả lời câu hỏi nào?
a. Ai là gì?	b. Vì sao?	c. Để làm gì?
8. Trong câu “Kiến Mẹ thơm từng đứa con.” từ nào sau đây cùng nghĩa với từ “thơm”?
a. thương	b. âu yếm	c. hơn
9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm than vào £ thích hợp.(1đ)
Kiến Mẹ rất yêu đàn con của mình. Lũ kiến con thích được mẹ thơm trước khi ngủ £ Vì vậy £ tối nào Kiến Mẹ cũng đến bên từng đứa con £ vỗ về £ thơm yêu từng đứa con và âu yếm nói:
	- Chúc con ngủ ngon £
+ Chủ đề: Cộng đồng
C.1. Đọc thầm truyện sau: (15p) Cục nước đá
Mưa đá. Một cục nước đá trắng tinh, to lơng lốc như một quả trứng gà rơi bộp xuống đất. Dịng nước dang rộng tay nĩi:
- Chào bạn! Mời bạn nhập vào với chúng tơi!
Cục nước đá nhìn dịng nước, lạnh lung đáp:
- Các anh đục ngầu, bẩn thỉu như thế, tơi hồ nhập với các anh sao được? Trời cao kia mới là bạn của tơi!
Dịng nước cười xồ rồi ào ào chảy ra song, ra biển. Cục nước đá nằm trơ lại một mình, lát sau thì tan ra, ướt nhoẹt ở một gĩc sân.
Theo Dương Văn Thoa
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:(5đ)
1 Lúc vừa rơi xuống đất, cục nước đá cĩ hình dáng thế nào?
a.Trắng nhỏ như một hịn sỏi.	b. Trắng trịn xoe như một quả bĩng.	
c. Trắng tinh, to lơng lốc như một quả trứng gà.
2. Trơng thấy cục nước đá, dịng nước làm gì ? 
a. Dang tay mời cục nước đá nhập vào dịng chảy	b. Cười xồ rồi ào ào chảy ra sơng, ra biển. 	
c. Lạnh lùng chào rồi chảy ra sơng, ra biển. 	
3. Cục nước đá đáp lại như thế nào? 
a. Cảm ơn và hồ vào dịng nước 	b. Từ chối, chê dịng nước đục, bẩn.
c. Xin đợi nĩ tan thành nước đã
4. Số phận của cục nước đá sau đĩ ra sao ? 
a. Trở về làm bạn với trời sao 	b. Bị dịng nước ào ào cuốn ra sơng, biển.
c. Trơ lại một mình, lát sau tan ra, ướt nhoẹt ở gĩc sân
5. Dịng nào dưới đây nĩi đúng ý nghĩa của câu chuyện? 
a. Ai kiêu ngạo sẽ cơ độc và chẳng cĩ ý nghĩa gì.
b. Cục nước đá kiêu ngạo, hợm hỉnh.	
c.Dịng nước tốt bụng, cởi mở.
6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ sự vật?
a. mới, bẩn thỉu, lạnh lùng.	b.dịng nước, quả trứng, sơng.	c. biển, chảy, cục nước đá
7. Câu văn: “ Dịng nước dang rơng tay.” được viết theo mẫu câu nào?
a. Ai là gì?	b. Ai làm gì?	c.Như thế nào?
8. Từ chỉ sự so sánh trong câu văn “Cục nước đá trắng tinh, to lơng lốc như một quả trứng gà .” là:?
a. trắng tinh.	b. to.	c.như.
9. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm dưới đây?
a/ Một cục nước đá rơi bộp xuống đất.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 	b/ Cục nước đá chê dịng nước đục ngầu, bẩn thỉu.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doca. TV ĐỌC HIỂU.doc
  • doce. HD CHẤM TV.doc
Đề thi liên quan