Bài kiểm tra học kỳ II – Môn: Vật lý 6

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kỳ II – Môn: Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra học kỳ II – Môn: Vật lý 6.
Thời gian làm bài 45 phút( không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: .... Lớp 6 ... Số bao danh:
Trường THCS Thượng Hoá
Đề I
Đề bài 
A/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
	I- Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng.
Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng.
	A. Rắn, lỏng, khí C. Khí, lỏng, rắn
	B. Rắn, khí, lỏng D. Khí, rắn, lỏng.
	Câu 2: Nhiệt kế nào dưới đây dùng để đo nhiệt độ cơ thể:
	A. Thuỷ ngân C. Kim loại
	B. Y tế D. Rượu.
	Câu 3: Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở bằng cách nào trong các cách sau đây:
	A. Hơ nóng nút lọ C. Hơ nóng cổ lọ
	B. Hơ nóng đáy lọ D. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
Câu 4: Tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc những yếu tố nào sau đây:
 A. Có gió thổi. B. Độ sâu của mực nước. 
 C. Gió yên lặng.. D. Diện tích mặt thoáng nhỏ.
	II- Dùng từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau để có phát biểu đúng.
a) Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là .., còn hiện tượng hơi biến thành ... gọi là sự ngưng tụ
b) Mỗi chất lỏng sôi  . Nhiệt độ đó gọi là 
	 B/ Tự luận: (7điểm)
Câu 1: (3 điểm) Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? Nói rõ mối liên hệ của các sự phụ thuộc đó.
Câu 2: (2 điểm) Có 1 quả bóng bàn bị bẹp. Em hãy nghĩ cách làm thế nào để quả bóng phòng lại như cũ. Tại sao em làm thế?
Câu 3: (2 điểm) Em hãy tính xem +400C ứng với bao nhiêu độ 0F.
Đề I
Đáp án và biểu chấm 
A/ Trắc nghiệm khách quan: (6 điểm)
	I- Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng. Đúng mỗi ý ghi 0,5 điểm.
Các đáp án đúng là:
 Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: A
II- Dùng từ, cụm từ sau điền vào các chỗ trống trong các câu như sau để có phát biểu đúng ( Đúng mỗi từ hoặc cụm từ ở mỗi chỗ trống ghi 0,25 điểm).
Câu a) sự bay hơi.. chất lỏng.
 b) . ở một nhiệt độ nhất định  nhiệt độ sôi.
	 B/ Tự luận: (7điểm)
Câu 1: (3 điểm) Học sinh trả lời đúng được như sau:
 - Tốc đọ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc: + Nhiệt độ.	0,5 điểm.
 + Gió.	0,5 điểm.
 + Diện tích mặt thoáng.	0,5 điểm.
- Mối quan hệ: + Nhiệt độ càng cao, thì tốc đọ bay hơi càng mạnh.	0,5 điểm.
 + Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng lớn.	0,5 điểm.
 + Diện tích mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng mạnh.	0,5 điểm.
Câu 2: Học sinh trả lời được như sau:
 + Ngâm quả bóng bàn đó vào nước nóng. (cho 1 điểm) 
 + Giải thích được: Khi ngâm quả bóng bị xẹp vào nước nóng thì không khí trong quả bóng bị nóng lên, nên nở ra làm thể tích không khí trong quả bóng tăng lên ép mạnh vào thành quả bóng làm nó căng ra như cũ. Ghi 1 điểm.
Câu 3: Học sinh tính được như sau:
 40 0C = 00C + 40 0C (cho 1 điểm) 
 = 32 0F + (40 x 1,8) 0F = 32 0F + 72 0F = 104 0F	(cho 1 điểm) 
Bài kiểm tra học kỳ II – Môn: Vật lý 6.
Thời gian làm bài 45 phút( không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: ... Lớp 6 .Số báo danh:
Trường THCS Thượng Hoá
Đề II
Đề bài
A/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
	I- Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng.
Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng.
	A. Rắn, lỏng, khí C. Rắn, khí, lỏng
	B. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng.
	Câu 2: Nhiệt kế nào dưới đây dùng để đo nhiệt độ cơ thể:
	A. Thuỷ ngân C. Y tế
	B. Kim loại. D. Rượu.
	Câu 3: Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở bằng cách nào trong các cách sau đây:
	A. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng đáy lọ 
	B. Hơ nóng nút lọ D. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
Câu 4: Tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc những yếu tố nào sau đây:
 A. Diện tích mặt thoáng nhỏ. B. Độ sâu của mực nước. 
 C. Gió yên lặng.. D.. Có gió thổi
	II- Dùng từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau để có phát biểu đúng.
a) Mỗi chất lỏng sôi . . Nhiệt độ đó gọi là .
b) Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là , còn hiện tượng hơi biến thành . gọi là sự ngưng tụ
	 B/ Tự luận: (7điểm)
Câu 1: (3 điểm) Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? Nói rõ mối liên hệ của các sự phụ thuộc đó.
Câu 2: (2 điểm) Có 1 quả bóng bàn bị bẹp. Em hãy nghĩ cách làm thế nào để quả bóng phòng lại như cũ. Tại sao em làm thế?
Câu 3: (2 điểm) Em hãy tính xem +400C ứng với bao nhiêu độ 0F.
Đề II
Đáp án và biểu chấm 
A/ Trắc nghiệm khách quan: (6 điểm)
	I- Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng. Đúng mỗi ý ghi 0,5 điểm.
Các đáp án đúng là:
 Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: D
II- Dùng từ, cụm từ sau điền vào các chỗ trống trong các câu như sau để có phát biểu đúng ( Đúng mỗi từ hoặc cụm từ ở mỗi chỗ trống ghi 0,25 điểm).
. ở một nhiệt độ nhất định  nhiệt độ sôi.
 b)sự bay hơi.. chất lỏng.
	 B/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Học sinh trả lời đúng được như sau:
 - Tốc đọ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc: + Nhiệt độ.	0,5 điểm.
 + Gió.	0,5 điểm.
 + Diện tích mặt thoáng.	0,5 điểm.
- Mối quan hệ: + Nhiệt độ càng cao, thì tốc đọ bay hơi càng mạnh.	0,5 điểm.
 + Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng lớn.	0,5 điểm.
 + Diện tích mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng mạnh.	0,5 điểm.
Câu 2: Học sinh trả lời được như sau:
 + Ngâm quả bóng bàn đó vào nước nóng. (cho 1 điểm) 
 + Giải thích được: Khi ngâm quả bóng bị xẹp vào nước nóng thì không khí trong quả bóng bị nóng lên, nên nở ra làm thể tích không khí trong quả bóng tăng lên ép mạnh vào thành quả bóng làm nó căng ra như cũ. Ghi 1 điểm.
Câu 3: Học sinh tính được như sau:
 40 0C = 00C + 40 0C (cho 1 điểm) 
 = 32 0F + (40 x 1,8) 0F = 32 0F + 72 0F = 104 0F	(cho 1 điểm) 

File đính kèm:

  • doc02 de kiem tra hoc ky II co dap an.doc