Tiết 97, 102 : Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ báo chí

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 97, 102 : Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 97, 102 : Tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS:
 - Ngoài việc học tập tác phẩm văn nghệ, HS cũng cần biết về một loại văn bản nhật dụng cần thiết cho mọi người, đó là văn bản thuộc ngôn ngữ báo chí và có phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Xác định rõ ràng hai khái niệm trên là để nâng cao hiểu biết về phạm vi sử dụng của tiếng Việt, thấy rõ chức năng của từng phong cách ngôn ngữ, có khả năng phân tích mỗi loại hình phong cách để từ đó không bị thiên lệch về phía văn chương mà quan tâm đến một vùng ngôn ngữ rộng lớn và phổ cập trong toàn dân
NỘI DUNG LÊN LỚP
I- ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA 
 - Thế nào là văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận? Nêu tên một vài văn bản chính luận mà em biết. Nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
 - Kiểm tra phần chuẩn bị bài của 3 HS
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- HS đọc các ngữ liệu trong SGK.
- Theo em, có phải tất cả những gì được đăng tải trên trang báo đều thuộc phong cách báo?
- HS dễ dàng nhận ra là không phải.
- Hãy nêu một số thể loại thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Hướng dẫn HS lần lượt tìm ra các đặc điểm của một số thể loại đặc trưng của phong cách báo qua từng VD trong SGK
- HS làm bài luyện tập số 1 (SGK tr 152)



- Thông qua việc tim hiểu các ngữ liệu trên, hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ báo chí? 

I. Văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí
1. Tìm hiểu văn bản
- Đặc điểm của bản tin:
+ Ngắn gọn.
+ Có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác, nhằm cung cấp những tin tức mới.
- Đặc điểm của phóng sự:
+ Thông tin ngày giờ, địa điểm, sự kiện
+ Sự kiện được miêu tả kĩ 
- Đặc điểm của xã luận:
+ Đề cập những vấn đề bức xúc trong nước và quốc tế.
+ Ngắn gọn, có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
- Đặc điểm của tiểu phẩm:
+ Ngắn gọn, phản ánh một số ý kiến về những quan niệm sai trái.
+ Giọng văn thường có sắc thái mỉa mai, hài hước.
2. Khái niệm ngôn ngữ báo chí
 (Ghi nhớ - SGK tr 152)

- Các sự kiện, vấn đề được đề cập trong các ngữ liệu trên có tính chất gì? Từ đó nêu lên đặc trưng thứ nhất của phong cách ngôn ngữ báo chí.
- Kết hợp cho HS làm bài luyện tập số 1 (SGK tr 166)
- Về hình thức (xét về độ dài ngắn), em thấy các văn bản báo chí có đặc điểm gì? 
- Trên thực tế hiện nay, ta thấy hầu như ai cũng thích xem báo. Theo em, đó là do ngoài mục đích thu thập thông tin, giải trí… (nguyên nhân chủ quan), còn có nguyên nhân (khách quan) nào nữa?
- Tính sinh động, hấp dẫn của phong cách ngôn ngữ báo thể hiện ở những mặt nào?
- GV định hướng : Tính sinh động hấp dẫn thể hiện ở nhiều mặt: nội dung, tiêu đề, cách diễn đạt, cách thức trình bày… 
- Khuyến khích HS tìm thêm các tiêu đề báo có tính sinh động, hấp dẫn.
- Trong ba đặc trưng trên, theo em, đâu là đặc trưng cơ bản nhất, có ảnh hưởng quyết định đối với những đặc trưng khác?
- Gọi một HS đọc phần Ghi nhớ (SGK)

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí


1. Tính thời sự




2. Tính ngắn gọn




3. Tính sinh động, hấp dẫn


- Hướng dẫn HS lài bài trên cơ sở một vài gợi ý sau:
+ Tác phẩm viết về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Vấn đề ấy có tính chất gì?
+ Những nhân vật, sự việc trong bài phóng sự ấy là người thật, việc thật hay được tác giả hư cấu tạo nên? Sự việc ấy xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào?

III. Luyện tập
Bài tập 2 (SGK tr 166)
Đặc trưng ngôn ngữ báo chí trong tác phẩm Góc chiếu giữa đình của Ngô Tất Tố:
- Nhằm phanh phui thói tục hủ lậu đã gieo rắc tai họa đến người nông dân VN thời bấy giờ (tính thời sự)
- Viết về người thật, việc thật, có thời gian, địa điểm và sự kiện chính xác, không cần hư cấu, tô vẽ. 
III- HƯỚNG DẪN HS CHUẨN BỊ BÀI MỚI

- Làm BT 2 (SGK tr 152) và BT 3 (SGK tr 166)
- Xem trước bài Thảo luận lớp, tổ

File đính kèm:

  • doc047- PHONG CACH NGON NGU BAO CHI.doc