Tiết 73 : Đọc văn Mưa xuân (Nguyễn Bính)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 5936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 73 : Đọc văn Mưa xuân (Nguyễn Bính), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73 : Đọc văn
MƯA XUÂN
 (Nguyễn Bính)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp nguyên sơ của thôn quê yên ấm, thanh bình, những nét văn hóa đặc sắc của làng quê, nhất là bản chất trong sáng, thuần phác của con người thôn quê qua những rung động thầm kín mà thiết tha của người thiếu nữ trong mối tình đầu.
- Thấy được nét tài hoa của nhà thơ trong việc triển khai tứ thơtheo mạch tự sự và khắc hoạ sự vận động của tâm tư nhân vật trữ tình.
- Qua bài thơ, thêm trân trọng bản sắc văn hóa DT, yêu quí những nét đẹp của quê hương, cảm thông sâu sắc với cuộc sống, thân phân và tâm tình những con người của quê hương.
B-NỘI DUNG LÊN LỚP
 I-ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA
 - Kiểm tra bài cũ:
1) Phân tích tình yêu cuộc sống tha thiết của Xuân Diệu thể hiện trong bài thơ “Vội vàng” . 
2) Phân tích, đánh giá quan niêm sống của tác giả trong “Vội vàng”
 - Kiểm tra vở soạn của 2HS ( có cho điểm )
 II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC BÀI MỚI:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
- HS đọc phần Tiểu dẫn và rút ra một vài nét về tác giả Nguyễn Bính.
- GV giúp HS hiểu thêm về khái niệm “chân quê” và vì sao Nguyễn Bính được mệnh danh là “nhà thơ chân quê”.

I- TIỂU DẪN
1) Tác giả: Nguyễn Bính (1918-1966) được coi là “thi sĩ của đồng quê”, “thi sĩ của hồn quê, tình quê”, “nhà thơ chân quê”.
2) Xuất xứ bài thơ “Mưa xuân” (SGK)

* Hướng dẫn HS đọc văn bản.
- GV đọc mẫu một lần toàn bộ bài thơ
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
- HS chia đoạn, tìm ý chính cho từng đoạn. (4 khổ đầu (cuộc sống và tâm trạng của cô gái trước đêm hội chèo), 3 khổ giữa (tâm trạng của cô gái trên đường đi và trong đêm hội chèo), 3 khổ cuối (cảm nghĩ của cô gái trên đường từ đám hội về nhà))
* Hướng dẫn HS thảo luận, giải đáp câu hỏi trong phần Đọc-hiểu
- Bài thơ như một câu chuyện nhỏ về tình yêu. Hãy kể vắn tắt những diễn tiến chính của câu chuyện đó.
- Nhân vật trung tâm trong bài thơ là cô gái quê. Anh (chị) có nhận xét gì cuộc sống, con người và tính cách của cô?

II- ĐỌC – HIỂU












1) Vài nét về cô thôn nữ – nhân vật trữ tình của bài thơ 
 - Qua lời tự giới thiệu mộc mạc và ý nhị của cô gái (khổ 1) 
Cô gái dệt lụa;
Sống cuộc đời bình yên, êm đềm bên mẹ già;
Thoáng chút tự hào về thời con gái trong trắng của mình.
- Cô thôn nữ yêu (tình yêu đầu, lần hẹn hò gặp gỡ đầu tiên trong đời cô) và thất vọng, “nhỡ nhàng” trong tình yêu.
- Cô thôn nữ ngại ngùng, e thẹn, nhưng cũng rất bạo dạn, đắm say trong tình yêu (cách phỏng đoán, tự hỏi lòng mình “Hình như hai má em bừng đỏ/ Có lẽ là em nghĩ đến anh”)

-.Tâm trạng của cô gái diễn biến như thế nào trên đường đi, trong đêm hội chèo và trên đường về ? Việc để cô gái tự kể chuyện và bộc lộ tâm tư như thế có tác dụng gì?




















































2) Diễn biến tâm trạng của cô gái (Hai tâm trạng đối nghịch)
Trước và trong đêm hội chèo
Trên đường từ đám hội về nhà và sau đêm hội
- Mùa xuân tới
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ” 
▪ Xuân đẹp (mưa bụi bay, hoa xoan tím ngát đường quê), xuân vui (những đêm hội xuân – duyên cớ của biết bao hò hẹn gái trai…)
▪ Xuân như cũng xốn xang cùng tâm hồn thiếu nữ mong gặp người yêu (phơi phới, vơi đầy) (nhớ nhung, náo nức, hồi hộp - Lòng thấy giăng tơ một mối tình/Em ngừng tay lại giữa thoi xinh; Khao khát, mong chóng gặp người thương – “Bốn bên hàng xóm … sang xem” …) .

- Mùa xuân qua
“Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày”


▪ Xuân tàn tạ




▪ Cảnh xuân thấm đẫm bao nỗi ê chề của người của người bị lỗi hẹn tình duyên.







 
- Khi ra đi 
“Em xin phép mẹ vội vàng đi
…Mưa bụi nên em không ướt áo
Thôn Đoài cách có một thôi đê”
▪ Biết bao khao khát, háo hức trong lòng . Thôi thúc trong cô là sức cuốn hút mãnh liệt, kì lạ của tình yêu (“vội vàng đi”, mạnh bạo dấn bước trong đêm xuân với nỗi mong ước duy nhất: chóng gặp được người thương)
▪ Làn mưa đưa duyên thật nhẹ nhàng, phảng phất; quãng đường dài trở nên thật ngắn.

- Lúc trở về
“Mình em lầm lụi trên đường về/ Có ngắn gì đâu một dải đê/ Ao mỏng che đầu mưa nặng hạt…”
▪ Nặng trĩu thất vọng, tủi sầu








▪ Làn mưa thật lạnh lẽo, quãng đường ngắn hóa ra xa vời.
- Trong đêm hát chèo
▪ Mỏi mắt dõi trông hình bóng người yêu (Em mải tìm anh chẳng thiết xem…)
▪ Linh cảm về sự phũ phàng (Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh…)
▪ Thất vọng, trách móc, đau khổ 

- Khổ cuối: 
▪ Mùa xuân đi qua nhưng tình xuân vẫn còn (Nỗi ước mong thật trong sáng, tha thiết (“Bao giờ …tối nay?”))
▪ Niềm hi vọng, niềm tin bởi với cô tuổi trẻ, tình yêu và tương lai đang ở phía trước.


- Những hình ảnh mùa xuân, mưa xuân, hoa xoan, khung cửi, con thoi, một dải đê… có sự chuyển nghĩa không? Từng hình ảnh đó gắn với tâm trạng của cô gái như thế nào?

- Tìm những từ ngữ và cách nói mang đậm sắc thái ngôn ngữ dân gian trong bài thơ. Cần hiểu những từ ngữ một thôi đê, muà xuân đã cạn ngày như thế nào?
3) Nghệ thuật
- Những hình ảnh có sự chuyển nghĩa (Dựng một không gian đời sống; Không gian nghệ thuật, không gian biểu hiện một cách nghệ thuật tâm tưởng của con người)




- Những từ ngữ và cách nói mang đậm sắc thái ngôn ngữ dân gian 


III – GHI NHỚ(sgk)
III-HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ
- Viết đoạn văn: Hãy chỉ ra những yếu tố đậm chất văn hóa làng quê trong Mưa xuân.
- Chuẩn bị trước bài “Tập viết đoạn văn nghị luận”

File đính kèm:

  • doc073-MUA XUAN.doc