Tiết 47, 52:Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ chính luận

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 47, 52:Tiếng Việt Phong cách ngôn ngữ chính luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47, 52:Tiếng Việt

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
	
A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Nhận rõ và phân biệt hai khái niệm ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Nắm được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
B. Nội dung lên lớp
 I. Kiểm tra
- Nêu đặc điểm của ngôn ngữ nói và đặc điểm của ngôn ngữ viết.
- Một bạn HS viết trong bài văn nghị luận của mình một câu như sau:
 “Hiện nay, nhiều người hay đi chùa để lạy lục, xin xỏ trời phật.” 
Theo em, câu văn trên có chỗ nào chưa đúng? Vì sao? Hãy sửa lại cho đúng.
 II. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gọi HS đọc 3 đoạn văn bản trong SGK và lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Ba đoạn văn bản trên đề cập đến những vấn đề gì? (Xã hội? Kinh tế? Chính trị? Văn học?…)
- Người viết nhằm mục đích gì? (Thông tin? Giải trí? Trình bày? Thuyết phục?...)
" Văn bản chính luận là gì?
- Hãy kể tên một số văn bản chính luận mà em biết. Từ đó chỉ ra những thể loại thường sử dụng phong cách chính luận.
- Ngôn ngữ chính luận là gì?





- Em nhận xét gì về từ ngữ trong các văn bản chính luận? (ngoài những từ ngữ chung được sử dụng trong mọi phong cách, có một hệ thống từ ngữ xuất hiện với mật độ cao. Hãy chỉ ra những từ ngữ ấy và cho biết chúng thuộc lớp từ ngữ trong lĩnh vực nào?
- Em có nhận xét gì về câu văn trong văn bản chính luận? 
- Thế nào là câu chuẩn mực? Câu gắn với phán đoán logic?
- Nêu nhận xét của em về cách lập luận trong các đoạn văn bản trên. (Gợi ý: Liên hệ những bài chính luận đã học: Chiếu cầu hiền, Chú trọng nền giáo dục thực tiễn…)
- Theo em văn bản chính luận có sử dụng các biện pháp tu từ trong diễn đạt không? Nếu có, hãy xác định chúng trong những đoạn văn bản trên và nêu tác dụng của chúng
- Gọi một HS nhắc lại thế nào là ngôn ngữ chính luận; những đặc điểm về từ ngữ, câu văn, lập luận, diễn đạt trong văn bản khoa học
(HS có thể sử dụng kiến thức trong phần Ghi nhớ) 
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Tìm hiểu văn bản




2. Khái niệm:
- Văn bản chính luận là văn bản nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái, tổ chức chính trị hoặc của các nhà hoạt động chính trị, xã hội để thuyết phục người khác theo quan điểm của mình.
- Một số thể loại thuộc văn bản chính luận:
+ Xưa: Hịch, cáo, chiếu…
+ Nay: Cương lĩnh, tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận…
- Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản chính luận (ý 1, phần ghi nhớ)
3. Nhận xét về ngôn ngữ chính luận
a. Về từ ngữ:
Dùng nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, tự do, đồng bào, bình đẳng…

b. Về câu văn:
Câu văn chuẩn mực, gắn với phán đoán logic trong một hệ thống lập luận.


c. Về lập luận:
- Chặt chẽ, logic, khoa học
- Vừa có lí vừa có tình

d. Về diễn đạt:
Có thể sử dụng các hình ảnh nghệ thuật, các biện pháp tu từ phù hợp" tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn, sinh động, nâng cao tính thuyết phục, tính truyền cảm.










- Dựa vào việc khảo sát các ngữ liệu trong SGK và thông qua việc tìm hiểu những đặc điểm về ngôn ngữ của văn bản chính luận, em hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- ở từng đặc trưng, GV hướng dẫn HS soi lại vào các ngữ liệu đã cho để làm sáng tỏ.
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
1. Tính trừu tượng khoa học kết hợp với thực tế chính trị trước mắt

2. Tính lí trí khách quan kết hợp với nhiệt tình thyết phục bằng thực tiễn và lập luận.

3. Tính phi cá thể của ngôn ngữ khoa học kết hợp với phong cách cá nhân

BT1: (SGK tr 182)
- GV cung cấp cho HS văn bản bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- HS phân tích theo gợi ý SGK
- GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa (nếu cần)
BT2: (SGK 183)
HS làm ở nhà, GV sẽ kiểm tra vào tiết học sau.

III. Luyện tập
BT1 (SGK tr 182)
Phân tích văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- Tình thế: Ta đã nhân nhượng nhưng thực dân Pháp cáng lấn tới vì chúng quyết cướp nước ta lần nữa.
- Tinh thần quyết chiến đấu để giữ nước của nhân dân ta
+ Cứu nước bằng mọi lực lượng (quân sĩ, tự vệ, dân quân…)
+ Cứu nước bằng mọi phương tiện vũ khí (súng, gươm, cuốc, thuỗng, gậy gộc…)
- Niềm tin tất thắng
" Lập luận vững chắc
- Tính lí trí: thấy được mưu đồ, dã tâm xâm lược của thực dân Pháp " quyết tâm bảo vệ đất nước.
- Tính truyền cảm: Dùng nhiều từ ngữ, câu cảm thán, câu hô gọi…" Tình cảm chân thành, sôi nổi,khẩn thiết " Tình yêu nước nồng nàn, tha thiết.
à Lời văn tuy giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc, thuyết phục, vừa có lí vừa có tình.

BT 2,3,4 (SGK tr191) HS làm ở nhà, GV sẽ kiểm tra, sửa chữa vào tiết sau.
BT 1 (SGK tr190)
Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận vì thể hiện một số đặc điểm sau:
- Có nhiều từ ngữ chính trị: yêu nước, Tổ quốc, xâm lăng, cướp nước, bán nước..)
- Kết hợp tính trựu tượng khoa học (Từ ngữ chính trị, câu văn là những nhận định, phán đoán logic) với tính thời sự (một vấn đề cần khẳng định: tinh thần yêu nước của nhân dân ta).
- Kết hợp tính lí trí (khẳng địnhtruyền thống yêu nước) với sự thể hiện cảm xúc (Nhiều từ ngữ, hình ảnh biểu cảm: làn sóng mạnh mẽ, lũ bán nước và lũ cướp nước, nồng nàn, sôi nổi,…)

 
C. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà
- Học bài, làm các bài tập còn lại trong SGK tr 183 & 191
- Chuẩn bị làm bài văn số 3 - Nghị luận văn học.

File đính kèm:

  • doc047- PHONG CACH NGON NGU CHINH LUAN.doc
Đề thi liên quan