Tiết 2. Tiếng Việt Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 2. Tiếng Việt Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 


Tiết 2. Tiếng việt

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

A. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Năm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng
2.Kĩ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ cá nhân. Đồng thời phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.
3. Thái độ: Tôn trọng qui tắc ngôn ngữ của xã hội vừa sáng tạo phát triển ngôn ngữ XH.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- SGK, thiết kế bài dạy
- Vở ghi, soạn.
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
* Hoạt động 1.
GV thuyết trình.








. Tính chung của ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào? 



























































GV nhận định: Như vậy ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, trong đó có những yếu tố chung và những qui tắc, phương thức chung đối với mọi cá nhân trong xã hội.



* Hoạt động 2

Gọi HS đọc mục II SGK.
. Lời nói là sản phẩm riêng do mỗi cá nhân tạo ra khi giao tiếp cho nên trong lời nói có biểu hiện cá nhân như thế nào? lấy VD?



Hoạt động nhóm: Chơi trò chơi: Nhận diện bạn mình qua giọng nói.
 , chia 4 đội chơi.Mỗi đội cử một người nói. Các đội còn lại nhắm mắt và đoán người đang nói là ai? đội nói đoán ra nhanh đúng nhiều nhất dành chiến thắng.





. Tìm VD( câu văn, thơ) mà theo em là phong cách cá nhân tác giả, có tính sáng tạo độc đáo trong việc sử dụng ngôn ngữ?


* Hoạt động 3
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 4
HS đọc yêu cầu của các bài tập sau đó trao đổi từng cặp, Gv gọi lên bảng và sửa chữa.
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội.
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp: biểu hiện, lĩnh hội.
- Mỗi cá nhân phải biết tích luỹ và sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng để phát tin( truyền tin) hoặc nhận tin dưới hình thức nói hoặc viết.


1. Các âm, thanh, tiếng, từ và các ngữ cố định.
- Các âm( nguyên âm, phụ âm)
+ Nguyên âm: đơn, đôi: ô, i, a, e, iê, ươ,…-> Luồng hơi đi ra tự do, nhẹ nhàng, không bị cản trở, bộ máy phát âm điều hoà.
+ Phụ âm: b, c, g, h, ch, th….-> Luồng hơi đi ra không tự do, phải cọ sát hoặc phá cản mới phát ra được, bộ máy phát âm lúc căng lúc chùng.
- Các thanh: 

\
/
?
~
.
 Thanh luôn gắn với các tiếng(âm tiết)
VD: Be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ.
- Các tiếng(âm tiết):Sự kết hợp của các âm với thanh theo qui tắc nhất định.VD: Tiếng “ nhà”: 
+ phụ âm: nh
+ Nguyên âm: a
+ Thanh điệu: huyền
- Các từ: Đơn vị cơ bản của ngôn ngữ( giống như đồng là đơn vị của tiền tệ Việt Nam.
VD: Người ta thì ước nhiều chồng
Riêng em chỉ ước một ông thật bền
Thật bền như tượng đồng đen.
Trăm năm quyết với tình em một lòng.
-> có 28 tiếng nhưng chỉ có 24 từ( vì có từ phức: người ta, đồng đen, trăm năm, một lòng).
- Các ngữ cố định:
+ Thành ngữ:
Mẹ tròn con vuông,Qua cầu rút ván, đem con bỏ chợ, mèo mả gà đồng, tay xách nách mang….
+ Quán ngữ: 
Nói tóm lại, nhanh như cắt, một mặt là, hôi như cú…
2. Các qui tắc và phương thức.
2.1. Qui tắc cấu tạo các kiểu câu.
+ Câu đơn 2 thành phần: 1 cụm cv
+ Câu phức: 2 kết cấu cv trở lên trong đó có 1 kết cấu cv bị bao chứa.
+ Câu ghép: 2 kết cấu cv trở lên nhưng không có cụm cv nào bị bao chứa.
…
2.2. Qui tắc cấu tạo từ: 
* âm + âm = từ: Học + sinh = học sinh.
* đặt số từ trước danh từ: 3 tháng, 10 phòng…
….
2.3.Phương thức chuyển nghĩa của từ.
Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng
VD: Mũi- bộ phận của người và động vật
 -> đồ dùng: mũi kéo, mũi dao…; phương tiện: mũi tàu, mũi thuyền..; vũ khí: mũi giáo, mũi gươm…; lãnh thổ: mũi cà mau…
=> Tất cả được hình thành dần trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận, tuân theo.









II. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân





- Lời nói cá nhân có nhiều cái riêng: giọng nói, vốn từ cá nhân ưa chuộng và quen dùng nhất định -. phụ thuộc vào trình độ, tuổi tác, nghề nghiệp, môi trường…





- Cá nhân có thể tạo ra từ mới bằng cách chuyển đổi, sáng tạo từ các chất liệu có sẵn thành từ mới.Có thể vận dụng linh hoạt các qui tắc chung trong lời nói của mình -> phong cách ngôn ngữ cá nhân.







VD: Xuân Diệu:
 Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
III. Ghi nhớ : SGK
IV. Luyện tập
1. “ Thôi”: chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó -. TG dùng chấm dứt, kết thúc cuộc đời Dương Khuê - người bạn thân của Nguyễn Khuyến. nghệ thuật nói tránh làm giảm nỗi dâu khi mất bạn.
2. Danh từ trung tâm trước từ chỉ số lượng và từ chỉ loại: 
+ Rêu - từng đám
+ đá - mấy hòn
Đặt động từ vị ngữ trước danh từ chủ ngữ: 
+ Xiên ngang – Rêu từng đám
-> tác dụng: làm nổi bật sự phẫn uất, phản kháng của thiên nhiên và cũng là của con người đồng thời làm nổi bật cá tính mạnh mẽ của HXH.
3. Loài cá -> chung
 Màu sắc các loai cá -> riêng
Mô hình thiết kế: áo -> chung
Riêng: màu sắc, kích thước, chất liệu


4. Củng cố dặn dò
- Hệ thống lại kiến thức
- Về nhà học và chuẩn bị bài theo phân phối chương trình.


File đính kèm:

  • doctu ngon ngu chung den loi noi ca nhan.doc