Thi khảo sát đầu năm Môn: Ngữ Văn Lớp 11 Trường T.H.P.T A Nghĩa Hưng

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi khảo sát đầu năm Môn: Ngữ Văn Lớp 11 Trường T.H.P.T A Nghĩa Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD - ĐT Nam Định Thi khảo sát đầu năm
Trường T.H.P.T A Nghĩa Hưng Môn: Ngữ Văn 
 Lớp 11
 ( Thời gian: 90 phút )

Câu 1( 2 điểm): 
Trình bày hoàn cảnh ra đời và bố cục bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.

Câu 2 (3 điểm): 
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lối sống giản dị.

Câu 3 (5 điểm): 
	Phân tích bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du:
	“Tây Hồ cảnh đẹp hoá gò hoang,
	Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
	Son phấn có thần chôn vẫn hận,
	Văn chương không mệnh đốt còn vương.
	Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
	Cái án phong lưu khách tự mang.
	Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
	Người đời ai khóc Tố Như chăng?”
	Vũ Tam Tập dịch
	 (Theo sách Ngữ văn 10 – tập một, Nxb Giáo dục)


















Sở GD - ĐT Nam Định Hướng dẫn chấm Thi
Trường T.H.P.T A Nghĩa Hưng Khảo sát đầu năm
 Môn: Ngữ văn -	Lớp 11


Câu
ý
Nội dung
Điểm
1

Trình bày hoàn cảnh ra đời và bố cục bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi.

2,0

1
Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô”.
- “Đại cáo bình Ngô” được công bố vào tháng Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428).



0,5

0,5

2
Bố cục:
 Gồm bốn đoạn:
 - Đoạn 1(“Từng nghe…Chứng cớ còn ghi”): Nêu luận đề chính nghĩa.
 - Đoạn 2 (“Vừa rồi…Ai bảo thần dân chịu được”): Vạch rõ tội ác kẻ thù.
 - Đoạn 3(“Ta đây…Cũng là chưa thấy xưa nay”): Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
 - Đoạn 4(“Xã tắc từ đây vững bền…Ai nấy đều hay”): Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.


0,25

0, 25

0, 25

0,25

2

 Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lối sống giản dị.

3,0

1
Giải thích thế nào là sống giản dị
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
- Sống giản dị không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc, sinh hoạt mà còn thể hiện ở lời ăn tiếng nói, quan điểm, cách ứng xử …
0,5

2
Nêu ý nghĩa của lối sống giản dị
- Lối sống giản dị giúp con người không bị lệ thuộc vào những ham muốn vật chất và tinh thần, biết tự điều hoà, kiềm chế, sống thanh thản.
- Giúp con người hoà đồng với mọi người, có điều kiện quan tâm nhiều hơn đến thế giới; góp phần tạo dựng một xã hội công bằng, văn minh….

0, 5


0,5



3


4
Chứng minh bằng những tấm gương sống giản dị trong thực tế, trong văn học: Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh…

Khẳng định lối sống giản dị là một lối sống tích cực, đáng quý, là sự lựa chọn của mỗi chúng ta.
- Muốn sống giản dị, cần có trí tuệ và bản lĩnh; cần không ngừng làm giàu đời sống tinh thần và nâng cao ý nghĩa cuộc sống bằng lao động chân chính

* Chú ý: Xét tổng thể cả câu:
 - Nếu vi phạm hình thức đoạn văn trừ đi 0,5 điểm.
 - Nếu viết nhiều hơn hoặc ít hơn với yêu cầu 50 chữ thì trừ đi 0,5 điểm
0,5



0,5

0, 5
3

	Phân tích bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du

5,0

1
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính) 
0,5

2
Phân tích bài thơ ( 3,5 điểm)
*, Hai câu đề: Nói về sự đổi thay nhanh chóng của cảnh vật với một nỗi niềm cảm khái (Câu 1) và tiếng khóc cho một tài hoa bạc mệnh (Câu 2): Cảnh vật xưa vốn rất đẹp nay đã hoang tàn, phế tích. Một mình nhà thơ đứng lặng trước cửa sổ khóc thng cho nàng Tiểu Thanh qua “mảnh giấy tàn”=> Tư tưởng nhân đạo lớn.
*, Hai câu thực: Cảm nghĩ về cuộc đời của Tiểu Thanh: Son phấn và văn chương là nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh, đều bị vùi dập. Son phấn có thần , sau khi chết người ta vẫn cũn xót thương, tiếc nuối. Văn chương có số mệnh gì mà người ta phải bận lòng vì những bài thơ còn lại sau khi bị đốt! Nhà thơ thương xót cho nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh bị hãm hại chôn vùi. Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật nhan sắc và tài năng bị vùi dập, thể hiện tình thương của Nguyễn Du.
*, Hai câu luận: Cảm nghĩ về một quy luật của cuộc đời: Nhà thơ ngẫm về “nỗi hờn kim cổ” và “cái án phong lưu” trong xã hội. Nỗi hận xưa nay hỏi trời mà vẫn khó. Cái oan lạ vì nết phong nhã, tự mình ta lại buộc lấy mình…. Tác giả tự coi mình là kẻ cùng hội cùng thuyền với những người mắc lỗi oan lạ vì nết phong nhã. Nỗi đau thương và bế tắc dày vò nhà thơ…
*, Hai câu kết: Cảm nghĩ của nhà thơ về cuộc đời mình: Nhà thơ hỏi hậu thế: sau 300 năm nàng Tiểu Thanh chết, ta đã đến và khóc nàng; liệu sau khi ta mất 300 năm, người đời có ai khóc ta chăng? Đó là lời tự thương đầy lệ… 



0,75




1,0






1,0





0,75





3
Khái quát, mở rộng, nâng cao (1,0)
- Khái quát tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nguyễn Du: thương cảm, trõn trọng cho số phận những người phụ nữ tài hoa và đặc biệt đó đặt vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ…
- Thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ: kết cấu chặt chẽ, từ ngữ chính xác, hàm súc..


0, 5

0,5

Lưu ý câu 3: - Học sinh có thể trình bày , sắp xếp bài làm theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo được kiến thức và thể hiện được năng lực cảm thụ, phân tích thơ.
 - Phần thang điểm trên đây ghi điểm tối đa cho mỗi ý. Nếu thí sinh chưa đáp ứng được những yêu cầu về kĩ năng làm bài thì không thể đạt điểm tối đa này.
	- Giáo viên cân nhắc toàn bài để cho điểm. 


File đính kèm:

  • docde thi kha sat dau nam 11.doc