Sinh học 8 - Tiết 17: Tim và mạch máu

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh học 8 - Tiết 17: Tim và mạch máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /11 /2008
Ngày dạy; /11/2008
 Tiết 17 Tim và mạch máu 
I. Mục tiêu. 
1, Kiến thức: 
. Hs chỉ ra được các ngăn tim (ngoài và trong), van tim.
. Phân biệt được các loại mạch máu (sự khác nhau cơ bản)
. Trình bày rõ đặc điểm các pha trong chu kĩ co dãn tim, từ đó hiểu được vì sao tim có thể làm việc suốt đời
2, Kỹ năng Rèn những kỹ năng:
. Tư duy, suy đoán, dự đoán . Tổng hợp kiến thức 
. Vận dụng lí thuyết vào thực tế: Tập đếm nhịp tim lúc nghỉ và sau khi hoạt động 
3, Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ tim và mạch, trong các hoạt động tránh làm tổn thương tim, mạch máu, tránh tác động mạnh vào tim 
II. Đồ dùng dạy học - Gv :Tranh phóng to in màu hình 17.1; 17.2; 17.3 sgk; Đáp án bảng 17.1
Mô hình cấu tạo tim, Tim lợn tươi 
III. Hoạt động dạy học
. ổn định lớp
. Bài cũ: ? Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào? 
 ? Vai trò của hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn máu?
 ? Cho biết vai trò của tim trong hệ tuần hoàn máu?
. Bài mới: 
 Hoạt động 1. cấu tạo tim 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gv chiếu tranh 1, hướng dẫn hs quan sát. Đồng thời giới thiệu mô hình quả tim lợn
? Tim có hình dạng, vị trí trong cơ thể và cấu tạo ngoài ra sao?
Gv gợi ý, hướng dẫn hoạt động
Giới thiệu: Tim có hình chóp, nặng chừng 300g (bằng khoảng nắm tay) đỉnh quay xuống, đáy lên trên
Gọi 1 hs chỉ rõ các ngăn tim trên mô hình
Gv giới thiệu 
+ Động mạch vành và tĩnh mạch vành làm nhiệm vụ dẫn màu nuôi tim
Gv chiếu bảng 1 yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học, kết hợp quan sát hình 17.1 hoàn thành đáp án
Gv yêu cầu hs hoàn thành tiếp các câu hỏi dự đoán theo nội dung sgk
Gv cho các nhóm quan sát vật mẫu (tim lợn bổ đôi rõ van tim) và mô hình tim tháo rời
Gọi hs trình bày kết quả quan sát được. Giải thích
Gv nhấn mạnh:
. Tim 4 ngăn trong đó
- TTT có thành cơ tim dày nhất => Tạo lực lớn nhất đẩy máu đi đến toàn bộ cơ thể và để thắng áp lực của máu ở động mạch chủ
- TNP có thành cơ tim mỏng nhất => Chỉ co bóp đẩy máu xuống tâm thất phải
- Giữa các ngăn tim và tim với động mạch đều có van
+ Giữa TN và TT có van nhĩ-thất 
+ Giữa TT và Đ/m có van động mạch Giúp máu chỉ vận chuyển theo một chiều từ TN ->T -> Đ/m
Hs quan sát, đọc kĩ chú thích
Thảo luận trước lớp
Hs nêu được
. Nằm trong lồng ngực hơi lệch về phía bên trái
. Bên ngoài được bao bọc bởi màng tim và mô liên kết, mặt trong tiết chất dịch làm tim co bóp dễ dàng
Theo dõi bạn chỉ rõ các ngăn tim trên mô hình và bổ sung nếu cần
Cá nhân hoàn thành bảng. Các ý kiến khác bổ sung.Thốngnhấtđược
 Cácngăn tim co Nơi máu đượcbơm t tới
Tâm nhĩ trái co
Tâm nhĩ phải co
Tâm thất trái co
Tâm thất phảico Tâm thất trái
Thảo luận nhóm ghi kết quả dự đoán vào vở thảo luận
Quan sát và kiểm chứng kết quả dự đoán của nhóm mình
Hs tự hoàn thiện kiến thức và ghi vào vở
* Hoạt động 2. cấu tạo mạch máu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gv giới thiệu hình 17.2 yêu cầu hs quan sát trả lời các câu hỏi gợi ý
? Có những loại mạch máu nào? 
? Động mạch và tĩnh mạch có những điểm nào giống và khác nhau cơ bản? ý nghĩa của sự khác nhau đó? 
? Mao mạch có đặc điểm gì về mặt cấu tạo? Điều này có ý nghĩa gì?
Từ đó hoàn thành câu hỏi 2 sgk và đưa ra đáp án mẫu
Hs đánh giá và hoàn thiện kiến thức
* Hoạt động 3. chu kì co dãn của tim
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gv giới thiệu tranh 17.3: 
+ Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kĩ
. Mỗi chu kì co dãn gồm 3 pha
Tổ chức hs thảo luận trả lời các câu hỏi hoạt động sgk
Lưu ý: Trong sơ đồ 17.3 mũi tên chỉ đường vận chuyển máu
Gv bổ sung, giới thiệu
. Khi 2 TN co -> áp lực máu trong TN tăng làm mở van nhĩ- thất. Máu từ TN -> TT
. Khi 2 TT co -> áp lực máu trong TT tăng làm đóng van nhĩ thất, chặn đường máu trở lại TN. Máu được tống vào Đ/m chủ và Đ/m phổi 
Sau khi máu được tống hết vào động mạch, TT ngừng co, lúc này van tổ chim đóng lại làm cho máu trong đ/m không trở lại TT được nữa 
. Trong pha dãn chung -> Máu từ các T/m đổ về TN, một lượng maú từ TN được đổ nhanh xuống TT; Lúc đầu van nhĩ thất mở ra, sau khi 1 lượng máu xuống TT, áp lực của máu trong TT làm van đóng lại
? Qua đó hãy giải thích vì sao mà tim có thể làm việc suốt đời mà không biết mệt
? Thời gian nghỉ của tim như thế nào? Có ý nghĩa gì?
Yêu cầu cá nhân tình xem trung bình mỗi phút có bao nhiêu nhịp tim?
(Với chu kì hoạt động 0,8 giây)
? Những yếu tố nào làm thay đổi nhịp tim?
Quan sát hình. Thu thập thông tin
Thảo luận nhóm các câu hỏi hoạt động sgk
Đại diện trình bày, các ý kiến khác bổ sung để hoàn thiện đáp án
. Mỗi chu kì co dãn: 0,8 giây
Trong đó
+Pha co TN:0,1giây,nghỉ 0,7 giây
Máu từ TN -> TT
+Pha co TT:0,3 giây,nghỉ 0,5 giây
Máu từ TT -> Đ/m chủ và Đ/m phổi 
+ Pha dãn chung: 0,4 giây
Nêu được
 Thời gian nghỉ của tim nhiều (trong 1 chu kì thì TN co 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây; TT co 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây) -> Hôì sức dễ dàng
Cá nhân tính được: 75lần/phút
=> Trạng thái sinh lí của cơ thể 
 ảnh hưởng của môi trường ngoài
 IV. Kiểm tra - đánh giá 
 Gv yêu cầu hs làm bài vào vở bài tập
V. Hướng dẫn học bài: Hoàn thành bài tập sgk
 Đọc em có biết
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 7 tháng 11 năm 2006 
Tiết 18 
I. Mục tiêu. 
1, Kiến thức: 
. Nhằm đánh giá, kiểm tra khả năng lĩnh hội các kiến thức trong các chương đã học của hs
. Rèn khả năng tư duy
. Biết trình bày rõ ràng mạch lạc
II. Đồ dùng dạy học 
- Gv : Đề kiểm tra
- Ôn kĩ các chương đả học
III. Hoạt động dạy học
ổn định lớp
Vắng: Lớp 8E ............................................ 
 Lớp 8G .............................................
Gv phát đề kiểm tra - Hs làm bài
* Đề ra:
Câu 1: Hãy ghép các thông tin ở cột A phù hợp với các thông tin ở cột B
Loại mô (A)
Chức năng (B)
Trả lời
1. Mô liên kết
2. Mô biểu bì
3. Mô cơ (cơ vân, cơ trơn, cơ tim)
4. Mô thần kinh
a. Co dãn
b. Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường.
c. Bảo vệ, hấp thụ và tiết
d. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan
1-
2-
3-
4-
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Vai trò của hồng cầu
a) Vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể
b) Vận chuyển 02 và C02 
c) Vận chuyển các chất thải
d) Cả a, b, c đúng
2. Vai trò của bạch cầu
a) Thực bào
b) Tiết kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên
c) Phá huỷ các tế bào bị nhiễm bệnh
d) Cả a, b, c đều đúng
3. Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào?
a) Ngồi học không đúng tư thế
b) Đi dày, guốc cao gót
c) Thức ăn thiếu canxi
d) Thức ăn thiếu vitamin A, C, D
4. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau
a) Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
b) Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
c) Cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, cơ quan phản ứng
d) Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm
Câu 3. Chọn đánh dấu vào đầu chữ cái ở câu trả lời đúng nhất
1. Tính đàn hồi của xương có được là nhờ:
 a) Chất vô cơ b) Muối khoáng
 c) Cốt giao d) a và c đúng
2. Cấp cứu khi bị sai khớp là
a) Chườm nước đá hoặc nước lạnh cho đỡ đau. Băng cố định khớp
b) Không được nắn bóp bừa bãi. Dùng nẹp băng cố định chỗ gãy
c) Đưa đi bệnh viện
d) Hai câu a và c đúng
Câu 4. Hãy cho biết đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn? Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ phổi về tâm nhĩ trái?
.Câu 5: Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?
.Câu 6: Trình bày cơ chế của quá trình đông máu?
* Đáp án - Biểu điểm
Câu 1 1d 2c 3a 4d -> Mỗi ý trả lời đúng 0,25 điểm 
Câu 2 1b 2d 3a 4b 
Câu 3 1c 2d Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 4: . Vòng tuần hoàn lớn
Từ tâm thất trái 
 Mao mạch phần trên Tĩnh mạch chủ trên
Động mạch chủ (Trao đổi chất) Tâm nhĩ phải 
 Mao mạch phần dưới Tĩnh mạch chủ dưới
(2 điểm)
Loại mạch máu làm nhiệm vụ dẫn máu từ phổi về tâm nhĩ trái là tĩnh mạch phổi
(0,5 điểm)
Câu 5: 
Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần 
+ Có một chế độ dinh dưỡng hộp lí (0,5 điểm)
+ Tắm nắng để cơ thể chuyển hoá tiền vitamin D thành vi tamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyển hoá được canxi để tạo xương (0,5 điểm)
+ Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức (0,5 điểm)
Câu 6:
.Cơ chế
 Hồng cầu
 Các TB máu Bạch cầu
 Tiểu cầu	 
 Khối máu đông
Máu Vỡ 
Lỏng
 Enzim (2 điểm)
 Chất sinh tơ máu
 tơ máu Ca+ +
Huyết tương
 Huyết thanh
IV. Nhận xét - đánh giá:
Gv nhận xét tinh thần, thái độ làm bài của hs
V. Hướng dẫn học bài
Kiểm tra lại kết quả bài làm ở lớp -> Tự chữa bài
Nghiên cứu, soạn bài 18
 (trong mạch) đến các cơ quan

File đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet(3).doc
Đề thi liên quan