Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện môn Sinh 8

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi vòng huyện môn Sinh 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
 ----------------- Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (4,5 điểm): 
a/ Nêu điểm giống và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật ? Từ sự giống nhau và khác nhau ở trên hãy rút ra kết luận về quan hệ tiến hóa giữa người với thực vật ?
b/ Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta ?
Câu 2 (4,5 điểm):
a/ Giải thích cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào limpho B và tế bào limpho T ?
b/ Phân tích cơ sở của nguyên tắc truyền máu ?
c/ Vì sao nhóm máu AB là máu chuyên cho và máu nhóm O là máu chuyên nhận ?
Câu 3 (3 điểm):
So sánh thỏ và chim về đời sống và cấu tạo ngoài của cơ thể ?
Câu 4 (4 điểm) :
a/ Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?
b/ Cơ có tính chất gì ? Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ ?
c/ Khi bị mỏi cơ cần làm gì để cơ hết mỏi? Trong lao động cần có biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao ?
Câu 5 (4 điểm) :
a/ Cấu tạo ngoài của Giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào ? Lợi ích của Giun đất đối với trồng trọt ?
b/ Hãy chứng minh cấu tạo cơ thể của Thằn lằn hoàn chỉnh hơn Ếch ?
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI MÔN SINH HỌC LỚP 8
(THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 – 2012)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 (4,5 đ)
a. Điểm giống và khác nhau giữa tế bào người với tế bào thực vật :
* Giống nhau :
- Đều có các thành phần cấu tạo giống nhau gồm : màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
- Đều là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của cơ thể.
* Khác nhau :
Điềm phân biệt
Tế bào người
Tế bào thực vật
Màng tế bào
Chỉ có màng sinh chất không có vách xenlulôzơ
Có cả màng sinh chất và vách xenlulôzơ
Chất tế bào
- Không có lục lạp.
- Có trung thể
- Thường có lục lạp.
- Không có trung thể.
* Rút ra kết luận về quan hệ tiến hóa giữa người với thực vật :
- Những điểm giống nhau giữa tế bào của người với thực vật chứng minh người và thực vật có mối quan hệ về nguồn gốc trong quá trình phát sinh và phát triển sinh giới.
- Những điểm khác nhau giữa tế bào của người với thực vật chứng minh rằng tuy có mối quan hệ về nguồn gốc nhưng người và thực vật tiến hóa theo hai hướng khác nhau.
b. Trồng nhiều cây xanh có ích lợi : 
Điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là tỷ lệ khí O2 và CO2 theo hướng có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí...
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Câu2 (4,5 đ)
a. Cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bào limpho B và tế bào limpho T.
- Khi các vi khuẩn, virút thoát khỏi sự thực bào của bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào B.
- Tế bào B tiết ra kháng thể tương ứng với loại kháng nguyên trên bề mặt của vi khuẩn và vỏ virút. Các kháng thể này đến gây phản ứng kết hợp với kháng nguyên và vô hiệu hóa các kháng nguyên.
- Khi các vi khuẩn, virút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B, chúng sẽ gặp hoạt động bảo vệ của tế bào T.
- Trong các tế bào T có chứa các phân tử prôtêin đặc hiệu (cũng là các kháng thể). Các tế bào T di chuyển đến và gắn trên bề mặt của vi khuẩn, virut tại vị trí kháng nguyên. Sau đó, tế bào T giải phóng các phân tử prôtêin đặc hiệu phá hủy tế bào vi khuẩn và virút.
b. Cơ sở của nguyên tắc truyền máu.
Trong máu người được phát hiện có 2 yếu tố :
- Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B.
- Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α ( gây kết dính A) và β (gây kết dính B).
- Hiện tượng kết dính hồng cầu của máu cho xảy ra khi vào cơ thể nhận gặp kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính.
- Vì vậy khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến: Hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
c. Nhóm máu AB là máu chuyên cho và máu nhóm O là máu chuyên nhận :
- Máu AB chứa 2 loại kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có chứa kháng thể. Do đó máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ, máu AB có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào truyền cho nó nên gọi là nhóm máu chuyên nhận.
- Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu, do đó khi được truyền cho máu khác không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu nên gọi là nhóm máu chuyên nhận. 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3 
(3đ)
So sánh thỏ và chim về đời sống và cấu tạo ngoài của cơ thể :
* Giống nhau :
- Đều là động vật hằng nhiệt.	
- Cơ thể có lông bao phủ.
- Các ngón chân của thỏ và các ngón chân sau của chim có vuốt.
- Thích nghi với lối sống hoàn toàn ở cạn.
* Khác nhau :
Chim
Thỏ
- Lông che phủ cơ thể là lông vũ.
- Thích nghi với đời sống bay lượn.
- Da không tuyến mồ hôi và tuyến nhờn.
- Miệng có mỏ sừng, không có môi.
- Miệng không có răng.
- Tai không có vành tai.
- Mí mắt thứ 3 phát triển.
- Hai chi trước phát triển thành cánh. 
- Chân sau có lớp vảy sừng bao bọc.
- Không có tuyến vú đẻ trứng và ấp trứng.
- Lông che phủ cơ thể là lông mao
- Thích nghi với đời sống đào hang, ẩn nấp.
- Da có tuyến mồ hôi và tuyến nhờn.
- Miệng không có mỏ sừng, có môi.
- Miệng có răng.
- Tai có vành phát triển.
- Mí mắt thứ 3 không phát triển.
- Hai chi trước kém phát triển hơn hai chi sau.
- Chân không có lớp vảy sừng.
- Có tuyến vú đẻ con và nuôi con bằng sữa.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 4
(4đ )
a. Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa đối với chức năng của xương :
Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương. Thành phần vô cơ : canxi và phôtpho làm tăng độ cứng rắn của xương. Nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể.
b.Cơ có tính chất. Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ.
- Tính chất của cơ là co và dãn.
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
c. Khi bị mỏi cơ cần :
- Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
- Để lao động có năng suất cao cần làm nhịp nhàng, vừa sức tức là đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra, cũng cần có tinh thần thoải mái vui vẻ.
- Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5 (4 đ) 
a. Cấu tạo ngoài của Giun đất :
- Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa chui rúc trong đất.
- Lợi ích của Giun đất trong trồng trọt : Làm đất tơi xốp, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất, làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất bài tiết ở cơ thể Giun đất thải ra.
b. Cấu tạo cơ thể của Thằn lằn hoàn chỉnh hơn Ếch.
* Khả năng chống mất nước của thằn lằn hoàn chỉnh hơn.
- Ở ếch da có chất nhờn và không có vảy bao bọc nên dễ mất nước của cơ thể nhất là khi gặp môi trường khô nóng → thường sống ở nơi ẩm ướt.
- Ở thằn lằn da không có tuyến tiết chất nhờn lại có lớp vảy khô bao bọc nên giúp cơ thể chúng không thể thoát hơi nước → sống được ở nơi khô, nóng.
* Khả năng vận chuyển của thằn lằn hoàn chỉnh hơn :
- Ếch di chuyển chủ yếu dựa vào hai chi sau, chi sau có màng bơi giúp ếch nhái bơi trong nước và trên cạn giúp ếch nhảy.
- Ở thằn lằn sự vận chuyển là kết quả của sự phối hợp giữa nhiều bộ phận cơ thể : mình, đuôi và các chi. Mình và đuôi dài có thể uốn lượn hình sóng, chi có vuốt để bám vào đất, đuôi dài tăng sự ma sát để đẩy cơ thể → khả năng vận chuyển nhanh và linh hoạt hơn.
* Hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của thằn lằn hoàn chỉnh hơn.
- Hoạt động hô hấp: Ở thằn lằn có sự phát triển của khí quản, phế quản đặc biệt là phổi, phổi có nhiều vách ngăn hơn do đó diện tích trao đổi khí của phổi tăng lên → thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.
- Hoạt động tuần hoàn : Tâm thất của thằn lằn có vách hụt nên khi tâm thất co bóp, vách hụt chạm vào đáy tâm nhĩ nên nửa tâm thất trái chứa nhiều máu đỏ tươi. Dù máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng chứa nhiều oxi hơn ếch.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

File đính kèm:

  • docDe thi HSG sinh 8 cap huyen.doc
Đề thi liên quan