Sáng kiến kinh nghiệm Vui học Âm nhạc Lớp 4 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Thùy Dương

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Vui học Âm nhạc Lớp 4 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Thùy Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo mỹ đức
------–—------
Trờng tiểu học đồng tâm
!
ă
Tên đề tài
Vui--- học
 ( Thuộc lĩnh vực: Chuyên môn)
 Tác giả: phạm thị thuỳ dương
 Chức vụ: Giáo viên âm nhạc
	đơn vị : Trường tiểu học đồng tâm 
 mỹ đức- hà nội
Năm học:2009-2010
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
I. Sơ yếu lí lịch: 
-Họ và tên: Phạm Thị Thuỳ Dương
-Ngày sinh: 06-07-1984
-Vào ngành: 2007
-Chức vụ: Giáo viên Âm nhạc
-Đơn vị công tác: Trường tiểu học Đồng Tâm
-Trình độ chuyên :Trung cấp chuyên nghiệp
II. Nội dung của đề tài:
1. Tên đề tài:vui -học
2. Lí do chọn đề tài:
 Tôi là giáo viên trẻ phụ trách dạy môn Âm nhạc tai trường tiểu học Đồng Tâm Từ năm học 2008- 2009.Một năm học qua đi nhưng tôi cảm thấy rất yêu ngôi trường này.một ngôi trường khang trang bề thế nằm gọn giữa vùng nông thôn bình dị.Cảnh vât cũng như con ngường nơi đây rất hiền hoà và thiện chí.Một ban giam hiệu nhà trường mạnh và đội ngũ giáo viên hùng hậu là bậc tiền bối cho tôi học hỏi kinh nghiệm trong quá trình yên tâm công tác.còn các em học sinh luôn hiền lành ngoan ngoãn ,với đăc điểm hồn nhiên trong sáng nhưng cũng không kém phần hiếu động của tuổi học trò .Tất cả những thuận lợi đó cộng với lòng yêu nghề và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ càng khiến cho tôi thêm gắn bó vơi mái trường này hơn.
Tôi luôn trăn trở mình phải làm một điều gì đó để cho các em học sinh thêm yêu mỗi ngày đến trưòng ,mỗi giờ lên lớp.Làm sao cho mái trường cũng rộn vang tiếng hát tiếng đàn để ngôi trường là một nơi thân thiện ,bình yên và hứng khởi đối với tât cả các em học sinh ,bớt đi những căng thẳng sau những giờ học chính khoá.Và đó cũng là lí do Tôi thực hiện đề tài Vui -Học này. 
Bởi tôi cho rằng :
 '' Vui'' là gì :''Vui'' là sự hào hứng phấn khởi là một trạng thái có ích cho tinh thần con người làm người ta thư giãn và tạo cảm hứng cho mọi công việc.
 Như vậy với ý nghĩa trên thì ''Vui'' rất bổ ích cho Học sinh.Vì phải học rất nhiều môn các em rất căng thẳng đầu óc ,và ngồi lâu trong môt thời gian dài cơ thể rất bí bách.
Còn ''Học '' là gì?thì điều này rất rõ.''Học '' là sự tiếp thu tri thức một cách khoa học bài bản có ích cho sự tiến bộ của con người
 Và nếu có sự kết hợp một cách hài hoà'bổ trợ giữa ''Vui'' và ''Học'' thì hiệu quả hoc tập sẽ được phát huy tối đa .Đó cũng là mục đích hàng đầu của một tiết họcVăn hoá nói chung ,và một tiết học Âm nhạc nói riêng.
 ý thức được tầm quan trọng đó tôi đã đi nghiên cứu xây dựng giáo trình từng tiết học tên giáo án và áp dụng trong các giờ lên lớp một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ linh hoạt làm thế nào để phối hợp các kiến thức với các hoạt động phát huy sự vận động tự học của học sinh môt cách tối đa dưới sự hướng dẫn của giáo viên
3. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
a. Phạm vi:Học sinh trường tiểu học Đồng Tâm-Mỹ Đức -Hà Nội
b. Thời gian: Năm học 2009-2010
III. Quá trình thực hiện đề tài:
1. Tình trạng thực tế trước khi thực hiện:
Năm học 2008-2009là năm đầu tiên trường Tiểu học Đồng Tâm chính thức có giáo viên chuyên biệt phụ trách môn Âm nhạc.Bản thân tôi khi mới về trường cũng hết sưc nỗ lực để làm sao các em vừa học kịp chương trình vừa lấp được khoảng kiến thức cơ bản đã bị rỗng từ các năm trứơc . Và với bản Sáng kiến kinh nghiệm'' Giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc'' được thực hiện ngay sau đó.
 Năm học 2008-2009 qua đi ,chỉ vẻn vẹn trong một năm nhưng tôi đã gặt hái được thắng lợi kết quả. Các em học sinh trên cả năm khối đã học kịp chương trình và hoàn thành chương trình năm học 2008-2009 một cách xuất sắc. Các em đều đã biết hát đúng, hát hay, hát theo nhạc đàn một cách thuần thục. Bước đầu cảm thụ và có khả năng cảm thụ Âm nhạ. Điều đặc biệt là các em đều yêu thích môn học các em thêm năng động, tự tin hơn.
 Với những kết quả đạt đựôc bản thân là giáo viên trực tiếp phụ trách bộ môn tôi rất mừng nhưng chưa muốn dừng lại ở điều đó. Làm sao cho giờ học Nhạc phải trở nên sôi nổi vả hào hứng các em thực sự đưộc thoải mái sảng khoái sau những giờ học Văn hoá căng thẳng hằng ngày Các em thực sự được học mà chơi - chơi mà học, các em thêm yêu mỗi giờ lên lớp, mỡi ngày đến trường... Đưa phong trào bề nổi của nhà trường phát triển vượt bậc.
2. Tình hình thưc tế cụ thể là :
*Mặt Thuận lơị :
- Phía nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng quan tâm tạo điều kiện nhà trường đã có phòng học nghệ thuật riêng biệt
- Phía học sinh: học sinh ngoan ngoãn có ý thức tốt về nề nếp học tập. Đặc biệt rất yêu thích say sưa vối môn học nên đã hoàn thành chương trình học bộ môn âm nhạc 2008-2009.
*Măt khó khăn:
 Số lương học sinh rất đông (trên 30 học sinh trên một lớp) nên ảnh hưởng rất nhiều đền công tác quản lớp. Vì học môn này các em rất tự do hiếu động giáo viên phải tích cực linh hoạt tìm tòi sáng tạo đễ tìm ra các phương pháp học tập hay nhât, hiệu quả nhất nhằm để học sinh cảm nhận sâu sắc qua từng tiết học một cách hứng khởi nhất.
 Từ tình hình thực tế đó tôi bắt tay vào điều tra số liệu cụ thể để thực hiện đề tài Vui-Học.
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
 Tổng số học sinh: 435 học sinh-15lớp. 
 Gồm năm khối, mổi khối gòm 3lớp, trung bình trên 30 học sinh một lớp.
-Khối lớp một: Các em ở mầm non lên chưa biết đọc, biết viết việc học hát có nhiều hạn chế. 
- Khối lớp 2 đến lớp 5 học sinh tinh nghịch hiếu động.
4. Những biện pháp thực hiện
a.Đối với một giờ dạy hát.
- Trước tiên giáo viên phải giới thiệu bài hát mới sao cho thật hay, thật lôi cuốn học sinh đến với bài hát. Có thể giới thiệu bằng tranh ảnh minh hoạ, bằng một câu chuyện, hoăc đi từ nội dung của bài hátSau đó giáo viên hát mẫu bài hát thật hay thật truyền cảm kết hơp với đệm đàn, hoặc mở băng hát mẫu cho học sinh nghe. Tất cả những điều đó tạo hứng khởi cao độ cho học sinh khi học một bài hát mới.
- Trong tiến trình dạy hát giáo viên nên hướng dẫn kỹ từng câu hát chú ý sữa sai cho những học sinh nào chưa đúng về cao độ, trường độ, nhịp phách, có thể mời một học sinh hát tốt lên hát mẫu sửa sai giúp bạn. Điều đó kích thích tính ham học hỏi của từng học sinh. Giáo viên nên chú ý quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. Khi cho các em hát luyện toàn bài nên cho học sinh luyện tâp biểu diễn dưới nhiều hình thức: đồng ca hoà giọng, xướng ca, hoà giọng, tốp ca, tam ca, đơn ca, hát đối đápkết hợp các hình thức thi đua giữa các nhóm, kích thích sự ham học của hoc sinh.
 Khi cho học sinh hát kết hợp gõ đệm thì nên cho học sinh sử dụng các loại nhạc cụ gõ đệm như thanh phách, song loan, trống mõ Để tạo sự hào hứng cho học sinh.
 Tóm lại một giờ dạy hát mục tiêu quan trọng nhất là làm cho học sinh hát đúng hiểu được và yêu thích bài hát, ngoài ra giờ học đem lại sự hào hứng phấn khởi cho học sinh nhằm- đạt được yêu cầu:Vui-Học
b. Đối với một giờ ôn tập bài hát:
 - Ôn tập bài hát có nghĩa là học sinh đã biết bài hát rồi nhưng để học sinh hát được đúng và thuộc bài hát thể hiện được sắc thái bài hát biểu diễn bài hát thật đẹp mắt,có động tác phụ hoạ sinh động.tất cả những điều đó sẽ giúp cho giờ ôn tập thêm hấp dẫn
 -Ngoài ra giáo viên nên cho học sinh kết hợp với các trò chơi âm nhạc như: Nghe giai điệu để đoán tên bài hát, nghe gõ tiết tấu để nhận biết câu hát, hay thi đua nhau biểu diễn hoăc cho học sinh hội thảo nhóm tự nghĩ ra các động tác minh hoạ cho bài hát và thi nhau biểu diễn. Như vậy giờ ôn tập sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, học sinh vui khoẻ, bổ ích nhất.
c. Đối với các hình thức cảm thụ về Âm nhạc như nghe nhạc nghe hát ,hay nghe kể chuyện về âm nhạc. Ngoài các bài bắt buộc trong chương trình SGK tôi luôn tự tìm những bài hát hay, những bản nhạc nổi tiếng hay những câu chuyện đặc sắc để học sinh được nghe và thưởng thức hướng dẫn học sinh cảm nhận sâu sắc các bản nhạc, bài hát, câu chuyện. Từ đó thêm yêu thế giới âm nhac nói chung.
- Động viên khích lệ khen thưởng kịp thời học sinh cũng là một hình thức tích cực mà tôi thường áp dụng để giúp các học sinh yếu và động viên những học sinh khá cùng tiến bộ.
- Ngoài ra nên cho các ban học khá giúp đỡ các bạn còn nhút nhát chậm chạp, cùng nhau hát cùng nhau múa, tất cả đều hoà đồng tạo không khí thân mật gần gũi và vui tươi.
- Ngoài ra ở buổi 2 tôi luôn lồng ghép dạy các bài hát mới các buổi nghe nhạc nghe kể chuyện hay để các em tự kể chuyện, tự hát, tự biểu diễn thật là vui.
-Và một nội dung rât đươc chú trọng nhất trong năm học này 2009-2010 đó là tổ chưc nhiều trò chơi âm nhạc ở buổi hai như:
+Thi hát to nhỏ theo hiệu lệnh thi hát có loài vật.
+Thi hát xì điện.
+Thi gõ đệm bằng các nhạc cụ khác nhau.
 Điều đặc biệt nhất nổi bật nhât là trong các ngày lễ lớn như khai giảng, ngày nhà giáo việt nam 20-11, ngày thành lập đoàn 26-3 Tôi đã giàn dựng nhiều chương trình văn nghệ đặc sắc tạo hứng khởi đặc biệt cho các thầy cô giáo và cho các em học sinh. Đưa phong trào bề nổi phát triển không ngừng.
 Tất cả các hoat động nêu trên đã tạo ra chủ đề vui học được lồng ghép một cách hài hoà hiệu quả tạo nên một mục đích chung là nêu cao kết quả học tập và phát triển toàn diện ở học sinh.
4. Kết quả thực hiện.
- Với các biện pháp thưc hiện nêu trên thì kết quả hoàn thành mục đích đề ra đó là các em đã hát đúng thuộc tất cả các bài hát, biết hát đúng nhạc, gõ đêm thật vui thât sinh động theo nhip, phách, tiết tấu.
 Không những thế các em còn hát hay và biểu diễn. Phát triển ở các em khả năng cảm thụ âm nhạc hiểu được cái hay cái đẹp ý nghĩa của âm nhạc đối với đời sống con người thông qua các tiết nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc.
 Phát huy tính năng động tự tin, tự thể hiện mình trước đám đông thông qua các trò chơi âm nhạc các hình thức biểu diễn âm nhạc. Tạo hứng thú trong học tập nên kết quả cao trong học tập. Các em được học mà chơi, chơi mà học bớt đi những căng thẳng cho các tiết học văn hoá hàng ngày. Các em thêm yêu mổi giờ lên lớp mỗi ngày đến trường.
 Số liệu cụ thể là 100% học sinh hoàn thành chương trình, 20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
 Như vậy mục tiêu của đê tài Vui-Học đã hoàn thành đó là điều tôi rất phấn khởi.
5. Khuyến nghị:
- Để rút kinh nghiệm cho bản Sáng kiến kinh nghiệm. Vui học 2009-2010 và các năm học tới đạt kêt quả tốt hơn tôi rất mong Ban gám hiệu nhà trường đóng góp ý kiến để tôi từng bước hoàn thiện hơn nữa trong công tác dạy học của mình.
 Đồng Tâm ,ngày 25 tháng 4 năm 2010
 Tác giả
 Phạm Thị Thuỳ Dương
ý khiến nhận xét đánh giá và xếp Loại của hội đồng Khoa học cơ sở
.
 Ngày tháng .Năm 2010
 Chủ tịch Hội đồng
Đánh giá xếp loại của hội Đồng khoa học ngành Giáo duc Huyện
 Ngày tháng .Năm 2010
 Chủ tịch Hội đồng

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM AM NHAC.doc