Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tốt các hoạt động Đoàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường THPT

doc17 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tốt các hoạt động Đoàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
 I/ Lý do chọn đề tài:
1. Lý do khách quan:
 Mục tiêu của Giáo dục nói chung là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội(CNXH) ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cẫu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nói riêng, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức ,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hoàn thành nhân cách con người việt nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc (theo Luật giáo dục).
 Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định:“Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản về giáo dục đào tạo. Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học công nghệ” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX-tr.201)
 Để thực hiện được các mục tiêu trên, tổ chức đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ một vai trò hết sức quan trọng. Trong nhà trường, đoàn thanh niên là một tổ chức giáo dục có chức năng tập hợp, đoàn kết thanh niên 
 thông qua các hoạt động, giáo dục họ biết nhận thức, có ý thức, thái độ và hành vi tốt, rèn luyện họ trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt của xã hội. Nhiệm vụ của Đoàn trong nhà trường là giáo dục, động viên đoàn viên thanh niên làm tốt nhiệm vụ học tập, tổ chức các hoạt động học tập, tu dưỡng, rèn luyện để củng cố, mở rộng tri thức tiếp thu trong sách vở, qua bài giảng của thầy và ứng dụng vào cuộc sống xã hội, vui chơi giải trí lành mạnh, tận dụng thời gian hợp lý vào quá trình phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm của thanh niên, phát triển năng lực về mọi mặt để từng bước hoà nhập vào cuộc sống xã hội, mau chóng trở thành người chủ tương lai của đất nước,góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và nhiệm vụ chính trị của nhà trường THPT.
	Hiện nay, bên cạnh những mặt mạnh, trong thanh niên vẫn còn không ít những biểu hiện tiêu cực: Lối sống hưởng thụ, đua đòi, ăn chơi sa đoạ, nạn hút trích ma tuý, đua xe trái phép,sử dụng bạo lực trong các quan hệ xã hội, phạm pháp hình sự đang làm tha hoá một bộ phận thanh niên. Một số không ít thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng đúng đắn,thụ động, thờ ơ và không muốn tham gia các hoạt động chính trị- xã hội. Những hạn chế, yếu kém đó đang hàng ngày hàng giờ tác động đến tư tưởng tình cảm của thanh niên trường học, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động giáo dục của nhà trường. 
 Từ những lý do trên, chúng ta nhận thấy rằng: hơn lúc nào hết tổ chức Đoàn trong nhà trường phải phát huy tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm của tổ chức mình, góp phần quan trọng vào việc giáo dục toàn diện học sinh. Vì vậy việc cải tiến các hoạt động đoàn trong nhà trường để phù hợp với xu thế tiến triển của thời đại là một việc làm quan trọng và cần thiết.
 2- Lý do chủ quan:
	Bản thân tôi là giáo viên tốt nghiệp sư phạm năm 1990, trong 18 năm công tác có tới 14 năm làm công tác phụ trách thanh thiếu niên; Trong đó có 6 năm làm bí thư Đoàn trường THPT. Bằng niềm say mê và lòng nhiệt tình với công tác Đoàn, trong những năm qua được đảm nhận chức vụ bí thư Đoàn trường, bản thân tôi từ chỗ nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của tổ chức đoàn trong nhà trường, tôi đã không ngừng phấn đấu trau dồi kỹ năng nghiệp vụ và năng lực công tác, tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động đoàn, huy động mọi lực lượng xã hội tham gia giáo dục ĐVTN.Vì vậy công tác Đoàn và phong trào thanh niên của trường trong những năm qua đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, luôn được đánh giá là Đoàn trường có phong trào thi đua vững mạnh được Tỉnh Đoàn tặng bằng khen, góp phần cùng nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân giao cho. Qua nhiều năm làm công tác Đoàn trong trường học tôi nhận thấy rằng: nếu tổ chức tốt các hoạt động đoàn sẽ góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, ngược lại hoạt động đoàn không được quan tâm đúng mức, không phát huy được tác dụng thì hiện tượng xuống cấp về đạo đức cũng như các biểu hiện tiêu cực sẽ nảy sinh dẫn đến sa sút về kết quả học tập của ĐVTN. 
 Trải nghiệm qua thực tế bản thân tôi cũng đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động Đoàn . Chính vì những lý do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài “Tổ chức tốt các hoạt động Đoàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường THPT”
II/ Nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu:
Nhiệm vụ của đề tài là nêu lên những việc đã làm trong quá trình tổ chức các hoạt động Đoàn, đồng thời nêu lên những bài học kinh nghiệm 
rút ra trong quá trình tổ chức các hoạt động Đoàn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THPT.
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề ra các biện pháp tổ chức các hoạt động Đoàn cũng như đúc rút kinh nghiệm thực tiễn nhằm đạt hiệu quả trong giáo dục toàn diện học sinh
III/ Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là cán bộ Đoàn viên thanh niên Trường THPT Xuân áng .
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu việc tổ chức các hoạt động Đoàn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT Xuân áng nói riêng và cho học sinh THPT nói chung.
 Phần nội dung
I/Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là trường học XHCN cuả thanh niên. Đoàn tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp đỡ họ rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay. Việc hình thanh nhân cách cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT là vô cùng quan trọng, là nhiệm vụ chính trị của trường, bởi đây là giai đoạn tâm sinh lý của học sinh phát triển mạnh và dần hoàn thiện. Hơn lúc nào hết công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học phải có những đóng góp tích cực thông qua việc tổ chức các hoạt động Đoàn. Nhân cách hình thành và phát triển trong hoạt động và bằng hoạt động. Thông qua hoạt động Đoàn không những góp phần nâng cao chất lượng học tập văn hoá mà thông qua hoạt động Đoàn còn giaó dục ý thức đạo đức, bồi dưỡng phát triển tư duy, kích thích tính tích cực tự giác của học sinh. Vì vậy bản thân tôi nghiên cứu đề tài này mong muốn được góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh – một nhiệm vụ trọng tâm của Trường THPT .
	Tổ chức Đoàn và nhà trường phải đảm bảo tính thống nhất về mục đích, mục tiêu giáo dục . Thống nhất về chương trình, kế hoạch hoạt động chung hàng tháng, hàng kỳ, từng năm học . Thống nhất trong việc tổ chức hoạt động, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau để cùng triển khai thực hiện các nội dung hoạt động . Hơn nữa công tác Đoàn là công tác vận động quần chúng, chăm lo giáo dục thanh niên không chỉ là nhiệm vụ của tổ chức Đoàn mà còn là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính
 quyền và các đoàn thể, các tổ chức xã hội. Do đó phải huy động mọi lực lượng xã hội tham gia công tác thanh niên, tạo môi trường lành mạnh
 cho thanh niên cống hiến và trưởng thành . Tham mưu có hiệu quả với cấp uỷ Đảng, chính quyền tạo điều kiện về mọi mặt cho thanh niên . Phối kết hợp với các đoàn thể, các tổ chức xã hội tạo cơ chế phối hợp hoạt động đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả.
	Thanh niên là một lực lượng xã hội to lớn, là lớp người có sức khoẻ, có tri thức, có khát vọng vươn lên, có ước mơ hoài bão lớn lao và có khả năng để thực hiện ước mơ của mình, đặc biệt thanh niên là tầng lớp rất nhảy cảm và giàu sáng tạo, dễ tiếp thu những điều mới mẻ. Tuy nhiên đối với thanh niên trong độ tuổi học sinh THPT kinh nghiệm sống còn ít, dễ bị tác động, dễ bị lôi kéo bởi những thói hư tật xấu ngoài xã hội. Vì vậy để đạt được hiệu quả trong giáo dục toàn diện học sinh cần phải biết chọn lựa những biện pháp phù hợp nhằm phát huy tốt nhất thế mạnh, tiềm năng của tuổi trẻ, đồng thời hạn chế tối đa những mặt tiêu cực nảy sinh trong đoàn viên thanh niên.
	Trên đây là những luận điểm của bản thân tôi. Xuất phát từ những luận điểm đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh thông qua tổ chức các hoạt động Đoàn.
II/ Những biện pháp tổ chức các hoạt động Đoàn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT:
1- Xây dựng kế hoạch hoạt động Đoàn:
 Để việc tổ chức hoạt động Đoàn đạt hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch hoạt động Đoàn cụ thể theo từng năm, từng kỳ, từng tháng, từng
 tuần là rất quan trọng . Cần bám sát nhiệm vụ chính trị của nhà trường, căn cứ vào chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học đặc biệt phải phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, đơn vị, đáp ứng nguyện vọng đông đảo của đoàn viên thanh niên 
 Toàn bộ kế hoạch hoạt động của Đoàn thanh niên cần cụ thể hoá trong kế hoạch hoạt động chung của nhà trường.
2- Chú trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên:
 Một trong những tiêu chuẩn đặt ra đối với thanh niên trong thời kỳ mới là: có lý tưởng đạo đức cách mạng, có lối sống văn hoá, có ý thức tự lập, tự cường, tự tôn dân tộc . Vì vậy Đoàn thanh niên phải đặc biệt chú trọng tới việc giáo dục chính trị, bồi dưỡng niềm tin và lý tưởng cách mạng cho thanh niên, bảo đảm sự vững vàng, kiên định của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mở rộng các hình thức sinh hoạt nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về lý luận cách mạng, nâng cao hiểu biết về truyền thống quý báu của dân tộc thông qua việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, thi tìm hiểu truyền thống
	Duy trì và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật cho đoàn viên thanh niên. Triển khai việc học tập các bài lý luận chính trị trong đoàn viên thanh niên. Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chức năng để tìm cách giải quyết kịp thời những 
vấn đề phát sinh trong tuổi trẻ học đường như các tệ nạn xã hôi: cờ bạc, rượu chè, ma tuý xây dựng nhà trường thực sự là một môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh.
	Gần gũi đoàn viên thanh niên nắm bắt diễn biến tư tưởng của đoàn viên thanh niên, kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực nảy sinh. Từ đó có biện pháp giáo dục ngăn chặn kịp thời.
3- Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động chính trị xã hội mang đậm màu sắc thanh niên:
	Việc tổ chức các hoạt động văn hoá tinh thần, thể dục thể thao là một trong những nội dung góp phần làm phong phú sự hình thành và 
phát triển nhân cách học sinh, tận dụng thời gian nhàn dỗi của học sinh hướng các em vào các hoạt động bổ ích, vui chơi giải trí lành mạnh nhằm phát triển thể chất và làm phong phú thêm đời sống tinh thần , hạn chế những hành động tự phát không lành mạnh trong ĐVTN học sinh.
	Hoạt động văn hoá tinh thần bao gồm việc học tập thông qua tổ chức các sân chơi trí tuệ: Đường lên đỉnh ôlimpia, bảy sắc cầu vồng, ôlimpic môn họccác hoạt động vui chơi giải trí, các loại hình hoạt động về âm nhạc, hội hoạ, tham quan du lịch, sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề, tổ chức thi biểu diễn, sáng tác thơ, văn, tổ chức dạ hội, tổ chức các loại hình thể thao như: thi đấu bóng đá, bóng truyền cầu lông Thông qua hoạt động nhằm phát hiện và bồi dưỡng các năng khiếu đặc biệt, tạo không khí vui tươi thoải mái sau những giờ học tập mệt nhọc, đồng thời phát triển thể chất cho đoàn viên thanh niên.
	Trong quá trình tổ chức hoạt động văn hoá tinh thần, thể dục thể thao cho đoàn viên thanh niên cần lưu ý mấy nguyên tắc sau:
	Một là: Đảm bảo được yêu cầu phát triển trí tuệ, tâm lý, tình cảm, hành vi đạo đức, tránh tư tưởng cay cú ăn thua trong hoạt động.
	Hai là: Học sinh tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác tận dụng thời gian hợp lý, không làm ảnh hưởng tới việc học tập và lao động giúp đỡ gia đình.
	Ba là: Phải tiến hành có kế hoạch, có chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, có sự hướng dẫn, chỉ đạo của các thầy cô giáo có chuyên môn.
	Bốn là: Các hoạt động phải thu hút nhiều người tham gia và người cổ vũ, đảm bảo tuyệt đối an toàn, tận dụng mọi điều kiện của địa phương và nhà trường, huy động tối đa sự tham gia đóng góp của quần chúng trong và ngoài nhà trường.
	Năm là: Các hoạt động cần được chọn lọc, thường xuyên thay đổi 
tránh nhàm chán, cần chú ý tính hiệu quả, thiết thực, ý nghĩa giáo dục cao.
Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ học tập, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá thể thao. Cần tổ chức tốt các hoạt động chính trị xã hội cho đoàn viên thanh niên. Bởi thông qua hoạt động này giúp thanh niên được hoà nhập vào cuộc sống xã hội và quan hệ xã hội đang tồn tại. Hoạt động giao tiếp của con người với cộng đồng, các hoạt động nhân đạo từ thiện có một ý nghĩa giáo dục vô cùng lớn lao đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Trước hết cần quan tâm tới quan hệ ứng xử trong gia đình, hàng xóm, lớp học, trong trường sau đó mở rộng giao lưu với các cơ sở Đoàn bạn, tích cực tham gia vào các phong trào tình nguyện tại cơ sở, các phong trào từ thiện, nhân đạo như: ủng hộ giúp đỡ các vùng khó khăn, thiên tai, địch hoạ, giúp đỡ người tàn tật, nhiễm chất độc màu da cam, giúp đỡ bạn bè khi ốm đau hay gặp tai nạn rủi ro.. . Thông qua đó rèn luyện, nâng cao nhận thức thói quen, tình
 cảm quan hệ xã hội, phát huy truyền thống nhân ái, cần cù, chịu khó, sáng tạo góp phần hình thành ở học sinh những phẩm chất và năng lực để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người công dân tương lai.
4- Chú trọng công tác tổ chức, công tác cán bộ, tích cực tham gia xây dựng Đảng:
Xây dựng tổ chức Đoàn là xây dựng tổ chức của những người cộng sản trẻ tuổi, trường học XHCN và hạt nhân đoàn kết, tập hợp giáo dục thanh niên, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, chỗ dựa vững chắc của chính quyền. Phải coi chất lượng cơ sở Đoàn là trọng tâm, cán bộ Đoàn là then chốt, đoàn kết tập hợp thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu với phương châm : Đoàn phải mạnh, Hội phải rộng , đoàn viên phải tiêu biểu. Trước hết cần quan tâm tới chất lượng sinh hoạt chi đoàn và Đoàn
cơ sở, quan tâm tới chất lượng đoàn viên, đặc biệt là đoàn viên mới. Coi trọng việc xây dựng các chi đoàn mạnh, các điển hình tiên tiến, các mô hình điểm để nhân ra diện rộng . Lấy chi đoàn giáo viên làm nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động của Đoàn. Tập trung đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đủ về số lượng, có phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu công tác thanh niên trong điều kiện mới. Công tác cán bộ cần được quan tâm đúng mức, bởi cán bộ là nhân tố hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở từng cơ sở.
Tham mưu với cấp uỷ trong việc lựa chọn cán bộ là các đồng chí có bản lĩnh chính trị, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trình độ nghiệp vụ, gắn bó với thanh niên, có uy tín trước tập thể đoàn viên thanh niên. 
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn nhất là cán bộ chi đoàn. Tăng cường công tác quản lý cán bộ về số lượng, chất lượng về tư tưởng, năng lực và nhu cầu, nguyện vọng để có biện pháp giúp đỡ bồi dưỡng và phát huy phù hợp.
	Năng lực của cán bộ Đoàn ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cũng như chất lượnghoạt động Đoàn cơ sở. Chính vì vậy, ngoài việc trau dồi kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn, mỗi cán bộ đoàn cần phải tích cực học hỏi, mở rộng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác nâng cao vốn hiểu biết xã hội; mạnh dạn trong giao tiếp, gần gũi thân mật với ĐVTN , tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của ĐVTN , kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc trong tư tưởng hành động của ĐVTN để có biện pháp giáo dục thích hợp, hiệu quả . 
	5- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thanh niên:
 Giáo dục nói chung , giáo dục ĐVTN nói riêng là trách nhiệm ủa cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể, của nhà trường, gia đình và xã
 hội. Vì vậy để phát huy vai trò của hoạt động đoàn trong việc giáo dục toàn diện học sinh Đoàn thanh niên cần phải kết hợp tốt với các lực lượng xã hội, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục toàn diện ĐVTN.
	 Tham mưu với chi uỷ chi bộ, phối kết hợp tốt với chính quyền đoàn thể trong việc tổ chức các hoạt động đoàn ở cơ sở.
	Các hoạt động Đoàn ở trường THPT không ngoài mục đích là cùng nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân giao cho. Vì vậy, các hoạt động của Đoàn phải thống nhất trong đường lối lãnh chỉ đạo của chi uỷ chi bộ.
	Ban chấp hành đoàn trường tham mưu với chi uỷ chi bộ trong việc xây dựng chương trình hoạt động đoàn, lựa chọn cán bộ làm công tác thanh niên. Taọ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện khác để đoàn hoạt động , là cầu nối giữa Đảng và quần chúng thanh niên giúp Đảng chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ; người đại diện cho tư tưởng của Đảng trong thanh niên, thực hiện các chủ trương công tác của Đảng, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng. Thông tin hàng tháng tình hình ĐVTN và hoạt động của đoàn trường với chi bộ đảng. Đề xuất những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của ĐVTN với chi bộ Đảng, với nhà trường, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của chi bộ Đảng đối với công tác thanh niên.
	Đối với chính quyền: Đoàn là chỗ dựa vững chắc giúp chính quyền trong việc tổ chức động viên quần chúng tuổi trẻ thực hiện các nhiệm vụ của người học sinh. Các hoạt động của đoàn luôn chú trọng đến hiệu quả nhằm tới việc giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng học tập, văn hoá cho học sinh.
Đối với tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Chủ động phối kết hợp với các tổ chức quần chúng khác ở cơ sở như : Công đoàn, ban nữ công thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua theo chủ điểm, tạo không khí thi đua sôi nổi rộng khắp trong toàn đoàn.
	Phối kết hợp với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn trong giáo dục ĐVTN. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý giáo dục ĐVTN trong một chi đoàn, cũng như giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy học sinh. Vì vậy, phải thường xuyên trao đổi, tuyên truyền cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn nắm bắt được các kế hoạch hoạt động của đoàn thanh niên trong trường từng tuần, từng tháng, từng đợt thi đua . Tranh thủ sự giúp đỡ của đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện các chương trình hoạt động của Đoàn .
 Tích cực tham gia các hội nghị công tác xã hội hoá giáo dục , tuyên truyền các chủ trương , các kế hoạch hoạt động của đoàn thanh niên tới các cấp uỷ Đảng ,chính quyền,quần chúng nhân dân, phụ huynh học sinh, huy động các nguồn hỗ trợ vật chất, tinh thần cho hoạt động đoàn. Liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi các ĐVTN cư trú, trao đổi nắm bắt diễn biến tư tưởng của ĐVTN , thông tin kịp thời những biểu hiện tiêu cực của ĐVTN học sinh cho chính quyền địa phương và cho gia đình để có biện pháp giáo dục. 
	Kết hợp chặt chẽ với các đoàn cơ sở trong phạm vi quản lý ĐVTN, tổ chức tốt các hoạt động Đoàn trong địa bàn dân cư, giao lưu văn hoá văn nghệ – TDTT, trao đổi kinh nghiệm công tác thông qua đó nâng lên năng lực giao tiếp, ứng sử, hiểu biết xã hội cho cán bộ đoàn viên thanh niên.
	6/ Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, công tác chỉ đạo :
	- Xây dựng các tiêu trí thi đua khen thưởng cho từng ĐVTN, từng
 chi đoàn, cho từng đợt thi đua .
	- Tổ chức chặt chẽ việc theo dõi, xếp loại thi đua thường xuyên, thi đua chủ điểm. Khen thưởng động viên kịp thời các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc, đồng thời xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm nảy sinh trong ĐVTN.
	- Tổ chức tốt việc đăng ký các chỉ tiêu thi đua ngay từ đầu năm thường xuyên rà soát các chỉ tiêu để bổ sung điều chỉnh kịp thời.
	- Duy trì tốt chế độ thông tin báo cáo với chi uỷ và đoàn cấp trên.
	- Đẩy mạnh hoạt động của đội cờ đỏ, đánh giá xếp loại thi đua từng tuần, từng kỳ, đảm bảo chặt chẽ có tác dụng thúc đẩy phong trào
 - Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình đơn vị.
	- Chủ động tham mưu với cấp uỷ, tranh thủ sự giúp đỡ của các đoàn thể, phát huy tối đa sức mạnh của tập thể trên cơ sở phát huy khả năng của các cá nhân.
	- Chỉ đạo điểm các mô hình , các điển hình tiên tiến trong mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể. Tổng kết rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.
III/ Một số kết quả đạt được :
	Trong hai năm qua, bản thân tôi đảm nhiệm chức vụ Bí thư đoàn trường, trên cơ sở những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình công tác, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của chi uỷ, chi bộ , của các nghành đoàn thể trong trường, sự chỉ đạo sát sao của Ban thường vụ Huyện đoàn Hạ Hoà , công tác Đoàn và phong trào thanh niên Trường THPT Xuân áng đã có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Cụ thể là: Đoàn Trường THPT Xuân áng tổ chức được các phong trào thi đua mang đậm màu sắc
 thanh niên, các hoạt động văn hoá văn nghệ- TDTT, hoạt động hỗ trợ học tập như : thi chiếc nón kỳ diệu, ôlimpic văn học, sáng tác thơ, quay sổ số học tậpĐẩy mạnh thông tin tuyên truyền về phòng chống các tệ nạn xã hội, đẩy lùi các tiêu cực trong thanh niên học sinh. Phát huy tốt vai trò của đội cờ đỏ trong việc theo dõi nhắc nhở, việc thực hiện nội quy học đường cho đoàn thanh niên.Các hiện tượng tiêu cực trong đoàn viên thanh niên học sinh giảm, chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên, kỷ cương nề nếp học đường được ổn định và giữ vững. Đoàn thanh niên của trường 2 năm liên tục được tỉnh Đoàn tặng bằng khen và các cá nhân được Huyện đoàn tặng giấy khen. Đặc biệt có 01 đ/c cán bộ đoàn được nhận giải thưởng Lý Tự Trọng do Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.
 	Kết quả giáo dục toàn diện của học sinh được nâng lên rõ rệt thể hiện trong bảng dưới đây :
Nội dung
Xếp loại
Năm học
2006-2007
Năm học
2007-2008
Tăng
( giảm)
SL
%
SL
%
Hạnh kiểm
Tốt
542
55,6
673
61,2
Tăng 5,6%
Khá
327
33,6
433
31,0
Giảm 2,6%
TB
88
9,0
72
6,5
Giảm 2,5%
Yếu
17
1,8
14
1,3
Giảm 0,5
Học lực
Giỏi
4
0,4
7
0,6
Tăng 0,2%
Khá
233
24,0
337
30,6
Tăng 6,6%
TB
714
73,2
558
66,5
Giảm 6,7%
Yếu
23
2,4
25
2,3
Giảm 0,1%
Học sinh giỏi cấp Tỉnh
16
35
Tăng 19 giải
Học sinh giỏi toàn diện
4
7
Tăng 3 hs
Học sinh tiên tiến 
232
336
Tăng 104hs
Phần kết luận
 	Trên đây là một số biện pháp tổ chức các hoạt động Đoàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Trường THPT Xuân áng. Với những kết quả đạt được trên đây tôi nghĩ đó mới chỉ là kết quả ban đầu, tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm qua thực tiễn công tác, trao đổi học hỏi thêm kinh nghiệm của các đồng chí, đồng nghiệp, không ngừng cải tiến phương pháp , lề lối làm việc, bổ sung những cách làm hay, các bài học bổ ích để đề tài ngày càng hoàn thiện và áp dụng đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để tiếp tục nghiên cứu hoàn thành đề tài này tôi rất mong được sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo , các bạn đồng nghiệp và các em học sinh./.
 Người thực hiện
 Bùi Chương An 
Tài liệu tham khảo
 1.Những nội dung cơ bản của nghị quyết Đại hội Đoàn toàn
quốc lần thứ VIII
 ( Do TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát hành)
 2.Thực hành tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp 
 ( Do nhà xuất bản giáo dục phát hành năm 2002).
 3. Luật giáo dục
 ( Do nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành năm 1998)
 4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
 ( Nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành năm 2001)

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem nam 2008 cho giao vien lam cong tac doan.doc