Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý lựa chọn Đội Viên ở trường Tiểu học

doc29 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý lựa chọn Đội Viên ở trường Tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh Là lực lượng nòng cốt trong các phong trào Thiếu nhi, có thể nói là lực lượng giáo dục và tự giáo dục qua các hoạt động tập thể của Đội.
Đặc biệt là trong công tác xây dựng và tổ chức các họat động Đội TNTP HCM, thì lực lượng cán bộ đội rất là quan trọng. Đó là ban chỉ huy, đây là lực lượng chính điều hành mọi hoạt động của Đội trường THCS để thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và lực lượng hậu bị của Đoàn TNCS HCM. Sinh thời Bác Hồ đã nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Để có được con người tài đức vẹn toàn thì phải thông qua giáo dục và chỉ có giáo dục mới đáp ứng được những yêu cầu đó. Thật vậy công tác lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy là việc làm thường xuyên và vô cùng quan trọng của người phụ trách. Vì nó là yếu tố quyết định sự thành công của công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Không có cán bộ chỉ huy giỏi, tức là không thể có liên đội mạnh, củng không thể có Liên đội xuất sắc, không xây dựng đựơc đội ngũ cán bộ chỉ huy vững mạnh thì cho dù Tổng phụ trách có năng lực tốt vẫn có thể thất bại trước việc giáo dục các em. Do vậy mà sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nhìn nhận đúng vai trò của giáo dục “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Chính vì thế chúng ta cần nhận thức đúng, có biện pháp tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng ban chỉ huy liên chi đội. nhằm nâng cao những năng lực, phẩm chất cần có của Ban chỉ huy, phát huy những sở trường, tư chất vốn có.
Với những suy nghị như vậy và được sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức trong nhà trường. Tôi xin được mạnh dạn giới thiệu những kinh nghiệm của bản thân với đề tài “Sáng suốt - lựa chọn – bồi dưỡng Ban chỉ huy viên chi đội và công tác đội ở trường THCS năm học 2008 – 2009 ở Liên đội chúng tôi! rất mong sự đóng góp chân thành.
Mục lục
Nội dung
Trang
Lời mở đầu
1
I. Đặt vấn đề
3
II. Mục đích yêu cầu
4
III. Thực trạng ban đầu
4
IV. Nguyên nhân tình hình trên
5
V. Phạm vi nghiên cứu
5
VI. Phương pháp nghiên cứu
5
VII. Thời gian nghiên cứu
5
VIII. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
5
IX. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.
*. Giải quyết vấn đề
A. Lựa chọn đội viên ưu tú
6
I. Một số căn cứ
6
II. Một số bước cơ bản
7
B. Bồi dưỡng BCH
7
I. Mục đích
7
II. Nội dung
8
III. Hình thức bồi dưỡng
9
IV. Phương pháp bồi dưỡng
10
C. Kết quả khảo sát
21
D. Công tác Đội ở trường THCS
23
I. Vị trí, chức năng
23
II. Nguyên nhân
24
III. Tổ chức, thi đua
24
IV. Loại trừ mọi hình thức hoạt động trái với mục tiêu
25
* Bài học kinh nghiệm
25
* Kết luận
26
I. Đặt vấn đề:
Nói chung xuất phát từ mục tiêu giáo dục - đào tạo của chúng ta, đó là đào tạo nên những con người cộng sản, nắm vững những trí thức khoa học phục vụ cho tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong quá trình giáo dục thể hệ trẻ nhà trường và Đội TNTP đều nhất trí với nhau về đường lối nội dung và nguyên lý, phương châm giáo dục. Tuy nhiên mọi hoạt động của các con đều dưới sự hướng dẫn của các anh chị phụ trách, có đoàn thanh niên giúp đỡ và tạo cho các em phát triển mọi khả năng sáng kiến trong mọi hoạt động xã hội, học tập, lao động và vui chơi bổ ích.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có một lực lượng cán bộ rất quan trọng đó là ban chỉ huy. Đây là đại diện cho lực lượng nòng cốt trong Liên đội, điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện mục tiêu giáo dục. Ban chỉ huy Liên chi đội vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của người đội viên, vừa phải là “Linh hồn” của Liên chi đội. Vì vậy muốn phát huy được vai trò tự quản, nâng cao chất lượng hoạt động Đội, đặc biệt là vấn đề lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng cho ban chỉ huy Liên chi đội là một yếu tố cần thiết. Từ những nhận định trên qua những hoạt động công tác Đội chúng ta có biết tâm lý của học sinh THCS vẫn mang tính hiếu động, ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Do vậy cần tạo điều kiện tổ chức cho các em giao lưu và hoạt động những nội dung phong phú, đa dạng để các em hòa nhập vào cộng đồng giúp các em có điều kiện bộc lộ bản thân chính vì vậy việc quản lý và chỉ đạo các hoạt động Đội là một việc làm hết sức quan trọng trong nghiệp vụ của người là TPT đội.
Thực tế hiện nay việc chỉ đạo hoạt động Đội đã được quan tâm nhưng còn sơ sài, nội dung còn nghèo nàn, còn mang tính hình thức, chiếu lệ, có một số trường giao nhiệm vụ cho TPT Đội, hoặc khoán trắng cho GVCN lớp nên chất lượng hoạt động và công tác Đội chưa cao. Từ việc nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động đội. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và nhà trường, tôi mạnh dạn viết nên những suy tư, trăn trở và những kinh nghiệm của mình về “Sự lựa chọn, bồi dưỡng BCH Liên chi đội và công tác Đội ở THCS”
II. Mục đích yêu cầu:
- Trong công việc quản lý và tổ chức các hoạt động của trường học hiện nay, việc chỉ đạo các hoạt động Đội là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của người Tổng phụ trách Đội góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về các hoạt động qua thực tế công tác và kinh nghiệm của những người đi trước luôn hướng tới cái đích đó là: “Dạy tốt, học tốt”.
III. Thực trạng ban đầu:
Bằng phương pháp quan sát, tiếp cận, tìm hiểu, gần gủi với các em đạt hiệu quả nhanh nhất đối tượng: đội viên học sinh trường từ lớp 6 đến lớp 9.
Số lượng khảo sát: Hơn 400 em đội viên trong đó có 55 em Ban chỉ huy Liên, Chi đội.
Kết quả: 
+ Trên 75% em không thích tham gia vào BCH Liên, chi đội với nhiều lý do.
+ Trên 65% em chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí, chức năng của người cán bộ chỉ huy.
+ 85% BCH Liên, chi đội còn rụt rè, nhút nhát, chưa quen sinh hoạt tập thể, thực hiện nghi thức và điều lệ Đội chưa vững vàng, còn lúng túng.
+ 75% BCH Liên, chi đội yếu về kiến thức phổ thông về lịch sử, địa lý, hiểu biết Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ 60% BCH chưa thành thạo các động tác nghi thức, khả năng ứng phó chưa linh hoạt, chưa thật sự quyết đoán trong mọi tình huống, các em chưa phát huy hết năng lực tự quản và làm chủ.
+ 90% chỉ huy đội cha mẹ không đồng ý cho các em tham gia công tác Đội vì ít nhiều có ảnh hưởng đến thời gian học tập do vậy mà khiến cho các em có tâm lý chán nãn xin thôi không tham gia BCH Đội.
+ Thời gian đi học chính khóa thì thời gian còn lại hầu như các em sử dụng để đi học thêm do đó hoạt động Đội trong nhà trường gặp nhiều khó khăn.
IV. Nguyên nhân tình hình trên:
+ Anh chị em phụ trách hầu hết đã lớn tuổi, đều đã có gia đình, bận rộn con cái, công việc nghiệp vụ về đội còn hạn chế.
+ Công tác lựa chọn BCH Liên chi đội còn dựa trên cảm tính, chưa chú ý đến uy tín, khả năng thu phục của Ban chỉ huy đội.
+ Công tác tập huấn Ban chỉ huy Liên chi đội chưa tổ chức thường xuyên đa số tập huấn mang tính có lệ, tính thời vụ và tập huấn cho có.
+ Các anh chị phụ trách chưa thấy được tầm quan trọng trong việc lựa chọn và bồi dưỡng BCH là nhiệm vụ hết sức cần thiết, là mấu chốt để phát huy vai trò tự quản của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ Các em chưa nhận thức được vai trò chỉ huy rất quan trọng, là linh hồn của một đơn vị, quyết định chất lượng hoạt động của tập thể Liên chi đội mình.
V. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu các hình thức, nội dung hoạt động, công tác đội trong và ngoài trường THCS.
- Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động GD – NGLL và công tác Đội của 1 số trường ở huyện Diễn Châu, Nghệ An và trường THCS Diễn An.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp điều tra, xã hội học.
2. Đọc các tài liệu.
3. Phương pháp phân tích tổng hợp.
4. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
VII. Thời gian nghiên cứu.
Kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2009 đến ngày 26 tháng 02 năm 2006
IX. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện:
Hiện nay việc quản lý và chỉ đạo công tác Đội và hoạt động Đội ở trường đã chú ý. Trong đó đội ngũ Ban chỉ huy Liên chi đội đang được chú trọng, ngay từ đầu năm nhà trường và và TPT đội đã vạch ra chương trình hoạt động Đội bám sát kế hoạch của HĐĐ huyện đề ra, bám sát vào 5 chương trình lớn của HĐĐ TW, chủ đề đề năm học, các chủ điểm của tháng để hoạt động.
Chính nhờ việc lên kế hoạch kịp thời ngay từ đầu năm, nên việc triển khai công việc rất thuận lợi và thu được kết quả khá cao.
* Giải quyết vấn đề:
A. Sáng suốt lựa chọn đội viên ưu tú vào ban chỉ huy đội.
Thực tế để phát huy tốt vai trò tự quản của Đội thì cách tốt nhất, trước hết và quan trọng nhất là thông qua BCH và bằng con đường BCH đội. Chính vì vậy chúng ta phải hết sức chú ý đến công việc lựa chọn một đội ngũ chi huy đội sao cho các em được đội viên tín nhiệm, tin tưởng và bản thân phải có những năng lực trong học tập và trong chỉ huy. Lựa chọn tốt BCH sẽ là điều kiện có tính quyết định cho chất lượng HĐĐ ở nơi đó.
Bởi vì: BCH là hạt nhân của phong trào, là đầu tàu lôi kéo, là lực lượng nòng cốt là chỗ dựa tin cậy của người tổng phụ trách.
Vai trò của Ban chỉ huy Đội chiếm vị trí hết sức quan trọng, nhưng để có được một BCH đội giỏi thì tổng phụ trách hoặc phụ trách chi đội phải giúp cho tập thể đội viên ưu tú, giỏi nhất, được quần chúng tín nhiệm để bầu vào BCH đội, đáng chú ý là đội trưởng, chi đổi trưởng. Có như thế thì BCH đội mới thật là “Thủ lĩnh” của một tập thể. Muốn vậy người phụ trách cần phải nêu được tiêu chuẩn của BCH Đội để đội viên lựa chọn các thủ lĩnh của mình.
I. Một số căn cứ để lựa chọn đội ngũ BCH Liên chi đội.
- Căn cứ theo điều lệ Đội về công tác tổ chức Đội.
- Căn cứ vào yêu cầu khả năng cụ thể của từng trường để lựa chọn BCH phù hợp với tình hình.
- Căn cứ vào yêu cầu chất lượng và năng lực chung cần có của BCH.
+ Phải là đội viên có đạo đức tốt, học tốt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, tiêu chuẩn học tốt đối với người chỉ huy đội không chỉ cần cù chịu khó để học giỏi mà còn phải biết vươn lên đạt đỉnh cao chất lượng học tập các môn học. Đồng thời phải là tấm gương vượt khó để các bạn noi theo. Đối với chỉ huy đội khi học giỏi không tự kiêu, không coi thường người khác.
Là chỉ huy đội nhất thiết phải được đội viên và tập thể đội tin yêu và phục tùng, chỉ huy mọi hoạt động của tập thể. Có như vậy khi đội viên được bầu vào BCH đội nhất là được bầu vào chi đội trưởng thì sẽ điều hành đơn vị mình ít gặp khó khăn trong mọi hoạt động.
Người chỉ huy đội phải có khả năng tập hợp các bạn để tổ chức hoạt động của đội.
Đây là yếu tố cơ bản để người chỉ huy đội phát huy uy tín, khả năng thu phục của các bạn để tổ chức các hoạt động, đồng thời để BCH xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh.
II. Một số bước cơ bản lựa chọn BCH Đội.
Nói chung Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của các em, vì vậy cần phải tôn trọng quyền lựa chọn BCH của các em, song do các em chưa nhận thức được đầy đủ, chưa biết nhìn nhận và đánh giá con người một cách khách quan và toàn diện nên người phụ trách cần giúp các em tìm hiểu và hướng dẫn để các em lựa chọn cho mình một ban chỉ huy có phẩm thất và năng lực. Cần chú ý một số vấn đề sau:
1. Phát hiện nòng cốt để chọn chỉ huy bằng cách thông qua nhiều hình thức hoạt động đội, qua các cuộc giao tiếp để tìm những em có năng lực cần thiết hoặc qua việc trao đổi với phụ trách chi đội năm trước để tìn hiểu thêm đội ngũ nòng cốt.
2. Bên cạch đó chúng ta có thể biết những đội viên có năng lực chỉ huy thông qua kết quả của hoạt động đội.
3. Lựa chon ban chỉ huy thông qua các kì đại hội Liên chi đội:
* Ban chỉ huy liên đội, chi đội là những đội viên được bầu ra trong đại hội của chi đội – liên đội. Lựa chọn và bầu ra ban chỉ huy là quyền, là trách nhiệm vừa là nhiệm vụ của các em, do vậy đội viên cần nghiêm túc suy nghĩ và cân nhắc trước khi lựa chọn.
* Giúp đội viên nắm được tiêu chuẩn của ban chỉ huy và nhiệm vụ của Liên đội, Chi đội mình để lựa chọn đối tượng thích hợp nhất.
Trong đại hội cần tôn trọng quyền đề cử, ứng cử và bầu cử của đội viên, phụ trách không được áp đặt, tạo không khí vui tươi và phát huy cao nhất nguyên tắc dân chủ.
b. Bồi dưỡng ban chỉ huy đội:
I. Mục đích:
1. Mục đích của công tác bồi dưỡng ban chỉ huy đội:
Bồi hưỡng ban chỉ huy là việc làm thường xuyên, cần thiết và quan trọng của người phụ trách, Ban chỉ huy là yếu tố quyết định chất lượng hoạt động đội. Bồi dưỡng ban chỉ huy là phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em.Đồng thời khơi dậy tiềm năng còn tiềm ẩn trong các em
2. Những yêu cầu cơ bản bồi dưỡng ban chỉ huy:
*. Để làm tốt công tác bồi dưỡng ban chỉ huy Liên đội, Chi độị cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản.
- Phải có kế hoạch bồi dưỡng một cách toàn diện trong các năm học và từng học kỳ.
- Nội dung bồi dưỡng phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng.
- Kết hợp tốt các hình thức bồi dưỡng, bồi dưỡng phải phong phú, đa dạng linh hoạt phù hợp với khả năng thực tế của cơ sở, đáp ứng với tình hình đổi mới của công tác đội hiện nay và khắc phục mặt yếu cho ban chỉ huy.
* Bồi dưỡng có kết quả được đánh giá bằng khả năng thực hành công việc của ban chỉ huy trong từng đợt.
II. Nội dung bồi dưỡng ban chỉ huy
Bồi dưỡng ban chỉ huy là nhiệm vụ quan trọng, phụ trách đội nắm vững những nội dung cần bồi dưỡng cho ban chỉ huy các cấp đó là:
1. Bồi dưỡng phương pháp công tác của ban chỉ huy:
- Trước tiên Bồi dưỡng cách ghi chép biên bản, sổ sách của đội, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết trong tác phong trào hoạt động đội:
- Phương pháp tổ chức họp ban chỉ huy đội.
- Xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần).
* Kế hoạch phải bám sát vào yêu cầu công tác đội trong năm học, cần đi sâu vào trọng tâm là hoạt động thi đua xây dựng đội vững mạnh 
- Phương pháp tổ thức và điều khiển sinh hoạt đội, các hoạt động tập thể 
- Phương pháp chỉ đạo kiểm tra đánh giá phong trào đưa vào tiêu chuẩn, có mức độ đánh giá, các hình thức đánh giá... 
- Phương pháp chỉ đạo điểm và tổng kết kinh nghiệm việc chỉ đạo điểm nội dung công tác (thi đua, sinh hoạt đội, đại hội chi đội...) là một việc làm khó nhưng có hiệu quả.
2. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của ban chỉ huy.
- Các thủ tục nghi lễ của đội và các phương pháp tổ chức:
- Cách tập hợp điều khiển buổi sinh hoạt đội 
- Cách điều khiển, tổ chức:
- Cách hướng dẫn chi đội hoạt động vui chơi văn nghệ tập thể 
- Cách nhận xét, đánh giá sau khi kết thúc:
3. Bồi dưỡng tác phong ban chỉ huy.
- Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công giúp các em thành thạo việc, hiểu người trong hoạt động chuyên môn và hoạt động chung, có bản lỉnh giao tiếp và phối hợp với người khác.
- Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, khoa học.
- Bồi dưỡng Ban chỉ huy trở thành những cán bộ mẫu mực, có kỹ năng nhiệm vụ, có uy tín trong tập thể.
4. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội.
- Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức.
Các phương pháp tổ chức trò chơi, tập hát, dạy múa, tổ chức trại, hoạt động xã hội, tham quan ...
Các bài hát, điệu múa, trò chơi, nút dây, mật thư...
Đặc biệt khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như:
* Tập luyện cho đội nòng cốt.
* Thực hiện luyện tập chung.
* Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi.
Do vậy nội dung bồi dưỡng Ban chỉ huy nhằm giúp cho các em thạo việc, biết tổ chức các hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ chức và quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học.
III. Hình thức bồi dưỡng chỉ huy:
Từ những thực tế về công tác Đội của thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở Liên đội cho thấy những chi đội mạnh, chi đội xuất sắc là chi đội phát huy cao độ vai trò Ban chỉ huy Đội. Vai trò Ban chỉ huy đội chính là vai trò “Thủ lĩnh” chứ khong phải là “Đầu sai” của người phụ trách. Do vậy bồi dưỡng Ban chỉ huy cần tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau.
Các hình thức đòi hỏi phải linh hoạt hợp với từng lứa tuổi, đặc điểm tâm lý, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể từng địa phương, từng trường. Đặc biệt cần phải lựa chọn hình thức bồi dưỡng hết sức sinh động hấp dẫn phù hợp với từng nội dung cụ thể.
Do vậy quá trình bồi dưỡng và phát huy vai trò tự quản tạo điều kiện để các em có cơ hội tập làm, biết cách làm và có thói quen tự lập, suy ngĩ và sáng tạo. Người phụ trách phải xem đây là vấn đề lớn có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt quyết định đến hiệu quả công tác của mình và công việc chung của Đội TNTP – Hồ Chí Minh.
Để hoạt động có hiệu quả thì Ban chỉ huy biết lựa chọn các hình thức hoạt động phong phú, hấp dẫn phù hợp với thời gian tổ chức. Ban chỉ huy biết phối hợp với các đội viên nòng cốt cùng tổ chức hoạt động. Có sổ ghi chép nội dung hoạt động, triển khai, theo dõi, kết quả của Đội. Các hình thức này đòi hỏi phải linh hoạt, phù hợp với từng lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh của từng trường. Trường chúng tôi đã sử dụng một số hình thức sau:
1. Bồi dưỡng định kỳ:
Tổng phụ trách cần có kế hoạch định kỳ để bồi dưỡng Ban chỉ huy vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.
* Đầu năm học: Cần tổ chức bồi dưỡng phương pháp cách tổ chức điều khiển Đại hội Chi đội, Liên đội, phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng, tuần, báo cáo, ghi chép sổ sách ...
* Giữa năm học: Bồi dưỡng cho Ban chỉ huy kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội như nghi thức, múa hát, trờ chơi ... và phương pháp hướng hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể ...
* Cuối năm học: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra công nhận liên đội, chi đội mạnh.
2. Bồi dưỡng thường xuyên.
Tổng phụ trách có chương trình bồi dưỡng Ban chỉ huy trong kế hoạch hoạt động của Liên đội ngay từ đầu năm học, theo các nhiệm vụ liên quan đến chức năng chuyên môn của từng ủy viên của từng cấp Đội. Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ.
- Ban chỉ huy liên đội: 2 đợt 1 học kỳ: Nội dung hoạt động, biện pháp tiến hành ... (Hoặc bồi dưỡng tháng 1 lần, cùng với lịch họp định kỳ của Ban chỉ huy liên đội).
- Ban chỉ huy liên đội: 2 tháng 1 lần: Hướng dẫn nội dung yêu cầu cách tổ chức sinh hoạt Đội theo chủ điểm, chuyên đề, định kỳ ...
3. Bồi dưỡng theo chuyên đề:
Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của từng cấp chỉ huy nhằm ban chỉ huy ở các khối lớp, nhằm trao đổi rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động giữa các khối lớp, tổ chức cho ban chỉ huy tham quan dự các giờ sinh hoạt hoặc hoạt động của các chi đội.
4. Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn:
Bằng các hoạt động chung của liên đội, cần thu hút và phân công chỉ huy các chi đội tham gia như: “Hội thi nét đẹp đội viên”, “Hội thi nghi thức và múa tập thể”... Qua các hoạt động, với công việc được phân công, được tham gia quan sát, ban chỉ huy tự rút ra nhiều bài học thực tiễn quý giá cho bản thân mình.
IV. Phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy:
Phương pháp bồi dưỡng, phát huy vai trò tự quản của đội là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động đội và cũng chính là những nguyện vọng của các em đối với anh chị phụ trách. Hơn ai hết, người phụ trách hiểu rõ ràng hoạt động đội là của các em cho các em và vì các em. Từ nhận thức đúng đắn đó người phụ trách đội hướng tới mục tiêu cần đạt được trong giáo dục, trước hết phải thực sự tin tưởng và tôn trọng các em phát huy dân chủ. Người tổng phụ trách đội phải kiên trì, không nóng vội, không bao biện làm thay, để tạo cho các em tính chủ động, sáng tạo trong sinh hoạt đội.
Công tác bồi dưỡng ban chỉ huy cũng chính là một quá trình tổ chức học đi dôi với mục tiêu chất lượng ban chỉ huy. Đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu mà liên đội luôn côi trọng công tác bồi dưỡng ban chỉ huy. Song người phụ trách cần biết bồi dưỡng những gì, bằng phương pháp nào để đạt được mục tiêu, chất lượng, ban chỉ huy liên đội, có 2 phương pháp chủ yếu sau tôi đã sử dụng trong công tác bồi dưỡng ban chỉ huy Đội.
1. Phương pháp này rất quan trọng, phong phú về nội dung và biện pháp thực hiện.
a. Trước tiên người phụ trách bồi dưỡng kiến thức cơ bản ban đầu cho ban chỉ huy mới được bầu qua kỳ đại hội đầu năm học (kỹ năng tổ chức điều hành của ban chỉ huy) với:
+ Mục đích: Giúp cho ban chỉ huy là quen với khả năng chỉ huy khi mới nhận công tác.
* Xây dựng các mô hình mẫu về đại hội đội, sinh hoạt sao nhi đồng, giúp ban chỉ huy biết cách điều kiển và nắm chắc chương trình:
- Đối với xây dựng mô hình mẫu về đại hội đội: Chọn chi đội thực hiện mẫu (mời ban chỉ huy các chi đội bạn tới dự) sau đó rút kinh nghiệm.
+ Đại hội đội: Là một cuộc sinh hoạt đội nhằm phát huy quyền dân chủ của đội viên có hiệu quả nhất.
+ Thời gian đại hội: Đối với liên đội, chi đội một lần trong năm (khoảng tháng 9 và đầu tháng 10 trong năm học).
+ Các bước tổ chức đại hội:
* Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
* Chào cờ (Sinh hoạt truyền thống hoặc phút sinh hoạt truyền thống).
* Công bố ban điều hành đại hội, thư ký (lấy biểu quyết của đội viên).
* Đọc báo cáo tổng kết và phương hướng công tác đội.
* Trao đổi thống nhất các chỉ tiêu của đội viên.
* Bầu ban chỉ huy.
* Đại biểu phát biểu.
* Thông qua nghị quyết công tác đội (lấy biểu quyết của đội viên)
* Văn nghệ chào mừng đại hội
- Tổ chức họp ban chỉ huy:
- Sinh hoạt đôi: là thu hút đội viên bằng các hình thức hoạt động sôi nổi, hấp dẫn của Đội nhằm giáo dục đội viên theo điều lệ nghi thức Đội.
+ Thời gian:
Đối với liên đội: Tờ 1 đến 4 lần trong năm học, phục vụ các điểm trong năm (tờ 90 phút đến 120 phút).
Kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam 20/11 kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5...) Tùy thuộc vào từng liên đội để thực hiện tốt nội dung công việc.
Đối với chi đội: Một tháng sunh hoạt 2 lần được diễn ra thường kỳ hay theo chủ đề ( tờ 1 tiết học đến 60 phút).
* Sinh hoạt đội được chia thành nhiều thể loại như:
* Sinh hoạt thường kỳ.
* Sinh hoạt truyền thống.
* Sinh hoạt chủ đề.
* Sinh hoạt bất thường.
* Sinh hoạt vui chơi giải trí.
+ Các bước sinh hoạt Đội:
* Tuyên bố lý do,giới thiệu đại biểu (nếu có).
* Chào cờ đội (sinh hoạt truyền thống nếu là giáo dục truyền thống)
* Sơ kết thi đua hoặc báo công
* Phổ biến công tác mới - Đội viên trao đổi ý kiến.
* Phụ trách (hay đại diện dặn dò)
* Hoạt động chào mừng (vui chơi, TDTT, văn nghệ, cắm trại, triển lãm...)
- Tổ chức hợp Ban Chỉ Huy:
Tổ chức các cuộc họp ban chỉ huy nhằm giúp chỉ huy đội rèn luyện năng lực tự quản và người phụ trách có thể hiểu rõ trình độ nhận thức của các em để có điều kiện bồi dưỡng cụ thể hơn:
* Sử dụng phương pháp thông tin hai chiều (phụ trách và ban chỉ huy và đội viên) và kết quả hoạt động của đội viên.
* Phổi biến các kế hoạch công tác của đội.
* Thống nhất các ý kiến của ban chỉ huy về chỉ tiêu phấn đấu và biện pháp tổ chức theo dõi đánh giá.
+ Chương trình họp ban chỉ huy thường diễn ra theo trình tự sau:
- Điểm danh ban chỉ huy.
- Thông tin kết quả hoạt động đội.
(Bằng văn bản báo cáo tóm tắt)
Chú ý: Nhận xét cụ thể từng hoạt động để rút kinh nghiệm.
* Phổi biến nội dung công tác đội
* Ban chỉ huy trao đổi, bàn bạc, biểu quyết
* Đọc nghị quyết của đội
+ Thời gian họp:
* Đối với liên đội 1 tháng họp 1 lần thường vào đầu tháng để tổng kết đánh giá công tác vừa qua và triển khai công tác tháng tới và phân công nhiệm vụ tối từng ủy viên. Mỗi lần họp phải có ý kiến của phục trách hoặc tổng phụ trách và ban giám hiệu.
* Đối với chi đội: Tháng họp 2 lần.
Để nắm tình hình hoạt động chung của các chi đội, có ý kiến đóng góp để ban chỉ huy có hướng chỉ đạo và giải quyết.
* Đối với những hoạt động lớn phải có ý kiến của tổng phụ trách và ban giám hiệu.
Tóm lại:
* Họp ban chỉ huy sinh hoạt đội, đại hội đội có chỉ huy trưởng (liên đội trưởng, chỉ huy đội trưởng) điều hành phải có sự hướng dẫn của phụ trách.
* Lời điều khiển chương trình, hướng dẫn thảo luận cần ngắn gọn tạo không khí sôi nổi. Đọc lưu loát, rõ ràng và có sức lôi cuốn.
* Bên cạnh đó khâu chuẩn bị cho hoạt động hết sức quan trọng quyết định phần lớn kết quả hoạt động, nếu chuẩn bị không tốt thì không thể có kết quả tốt.
* Ngay từ đầu năm liên đội tổ chức, hướng dẫn cách ghi chép hồ sơ sổ sách, viết báo cáo tỉ mỉ từng phần, có đánh giá nhận xét cụ thể.
Giúp các em rèn luyện kỹ năng viết báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết thành tích của liên đội, chi đội, biên bản đại hội, lời điều khiển chương trình hoạt động đội, sinh hoạt sao nhi đồng.
Ví dụ: Sổ chi đội
Sau khi hướng dẫn cách ghi chép, phụ trách tiến hành đánh giá.
STT
Lớp
Tổ chức
Kế hoạch
Nghị quyết
T. cộng
Nhận xét
10
10
10
30
Giao việc cụ thể cho ban chỉ huy tự sắp xếp kế hoạch.
Đứng trước nhiệm vụ và kết quả người phụ trách đề ra. Ban chỉ huy đội (chủ động) đề ra phương hướng chỉ đạo, cách thức tổ chức thực hiện theo tiến trình công việc. Để tránh và hạn chế những bất trắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, Ban chỉ huy Đội căn cứ vào tình hình đặc điểm tâm lý cá nhân ở chi đội, nề nếp những chi đội hay những khó khăn mà “chủ động”đề ra cách xử lý tình huống khác nhau. Người phụ trách giúp các em thấy được rrong quá trình thực hiện và kết thúc công việc Ban chỉ huy Đội phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá kết quả và kịp thời rút ra những bài học kinh nghiệm để hoạt động Đội luôn hấp dẫn và cuốn hút các bạn tham gia. Ban chỉ huy Đội phải luôn “đổi mới” cả nội dung và hình thức thực hiện.
Ban chỉ huy Đội là “Thủ lĩnh” của chi đội, liên đội do vậy bồi dưỡng cho “Thủ lĩn

File đính kèm:

  • docskkn doi.doc
Đề thi liên quan