Ôn thi kì II môn Sinh 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi kì II môn Sinh 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I . Sự tiến hóa của động vật.
Câu 1: Sinh sản hữu tính là gì? Hãy nêu các hình thức thụ tinh
TL: - Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có ưu thế hơn hình thức sinh sản vô tính. Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực ( tinh trùng) và tế bào sinh dục cái ( trứng). Trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.
- Trứng được thụ tinh ngoài cơ thể mẹ là là thụ tinh ngoài và được thụ tinh trong cơ thể mẹ là thụ tinh trong.
- Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có tr6n cùng một cá thể -> cá thể lưỡng tính. Nếu trên hai cá thể khác nhau thì gọi là cá thể phân tính.
Câu 2: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của phát sinh giới động vật
TL: - Theo học thuyết tiêu hóa, những cơ thể có tổ chức càng giống nhau phản ánh quan hệ nguồn gốc càng gần nhau. Người ta có thể minh họa quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật bằng một cây phát sinh. Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung ( tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn từ gốc khác nhau và tập trung cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.
Câu 3: Trình bày sự tiến hóa của hệ hô hấp ?
TL: - Từ chỗ hô hấp chưa phân hóa, động vật trong nước thở bằng màng bọc (động vật nguyên sinh) hoặc bằng da (ruột khoang, giun đốt) đến chỗ hình thành thêm phổi song chưa hoàn chỉnh, và da vẫn tồn tại ( lưỡng cư vừa thở bằng da và phổi), đến chỗ hình thành hệ ống khí ( chân khớp) hoặc hình thành phổi ( bò sát), hình thành phổi và túi khí (chim)
Câu 4: Trình bày sự tiến hóa của hệ thần kinh ?
TL: - Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hóa ( động vật nguyên sinh) đến hệ thần kinh mạng lưới ( ruột khoang), tới chỗ hình thành chuỗi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng (giun đốt), đến hình thành chỗi hạch não lờn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng ( chân khớp) hoặc hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống ở động vật có xương sống.
Chương VIII. Động vật và đời sống con người
Câu 1: Nguy cơ giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học hiện nay như thế nào ?
TL: - Hiện nay trên Trái Đất được biết khoảng 1,5 triệu loài động vật. Tỉ lệ diệt vong của những loài động vật, thực vật gây ra do con người gấp nghìn lần so với tỉ lệ diệt vong tự nhiên. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:
- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác, du canh , di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
- Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy , đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
* Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp: cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt và buôn bán động vật . Đẩy mạnh biện pháp chống ô nhiễm môi trương.
Câu 2: Hãy nêu ví dụ về sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
TL: Năm 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Ôxtrâylia. Đến năm 1900 số thỏ lên tới vài trăm triệu con và trở thành động vật có hại. Người ta dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 năm chỉ còn 1% số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm họa về thỏ mới cơ bản được giải quyết.
Câu 3: Thế nào là động vật quý hiếm ?
TL : - Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu , mĩ nghệ, nguyên liệu công nghiệp, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu. và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút.
Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80 % được xếp vào cấp độ rất nguy cấp ( CR), giảm 50 % xếp vào cấp độ nguy cấp ( EN ), giảm sút 20 % thì được xếp vào sẽ nguy cấp ( VU ). Bất kì một loài động vật quý hiếm nào được nuôi hoặc bảo tồn thì được xếp vào cấp độ ít nguy cấp ( LR).
Câu 4: Khả năng nhịn khát của Lạc Đà như thế nào ?
TL: - Lạc đà có thể mất một lượng nước bằng 30 % khối lượng cơ thể, trong khi đó đại bộ phận các loài thú đều bị chết khi mất một lượng nước chỉ bằng 20 % khối lượng cơ thể. Khi thiếu nước, lượng nước tiểu của Lạc đà giảm xuống rất nhiều lúc đó mỡ tích lũy trong bướu lưng của Lạc đà được “ thiêu đốt” để trở thành nước “ trao đổi chất”, đảm bảo yêu cầu về nước của cơ thể.
LỚP BÒ SÁT + LỚP CHIM
Câu 1: so sánh çấu tạo çủa các hệ cơ quan giữa chim bồ câu với thằn lằn
Các cơ quan
Thằn lằn
Chim bồ çâu
Tuần hoàn
Tim ba ngăn, tâm thất có vách hụt nên máu còn pha trộn
Tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không pha trộn.
Tiêu hóa
Hệ tiêu hóa đầy đủ các bộ phận nhưng tốc độ tiêu hóa thấp.
Có sự biến đổi của ống tiêu hóa ( mỏ sừng, không có răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề)
Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi với đời sống bay.
Hô hấp
Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn tăng diện tích trao đổi khí. Sự thông khí phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thận.
Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí ( thông khí phổi)
Bài tiết
Thận sau ( số lượng cầu thận khá lớn)
Thận sau ( số lượng cầu thận rất lớn)
Sinh sản
Thụ tinh trong
Đẻ trứng, phổi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
 Thụ tinh trong
 Đẻ và ấp trứng
Câu 2: Cấu tạo bộ xương thằn lằn có ý nghĩa gì ?
TL: - Đốt sống cổ thằn lằn nhiều nên cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.
 - Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia vào hô hấp.
 - Đốt sống đuôi dài : tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn.
Câu 3: Đặc diểm chung của lớp bò sát là gì ? 
TL: - Bò sát có 3 bộ phổ biến : bộ có vẩy, bộ Rùa và bộ Cá sấu . Tổ tiên bò sát được xuất hiện cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm. Thời gian phồn thịnh nhất là thời đại khủng long. Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sồng ở cạn : da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất ( trừ Cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
Câu 4: Trình bày hệ hô hấp của çhim
TL : - Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc tạo nện một bề mặt trao đổi khí rất rộng. Phổi nằm trong hốc sườn hai bên sống lưng nên sự thông khí qua phổi là nhờ hệ thống túi phân nhánh ( 9 túi) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan , trong các xoang rỗng giữa các xương . Sự phối hợp hoạt động của túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí đọng, tận dụng được lượng oxi trong không khí hít vào. Đặc điểm này phù hợp nhu cầu oxi cao ở chim, đặc biệt khi chim bay. Khi đậu chim hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực. Túi khí còn giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.

File đính kèm:

  • docDe cuong va dap an Sinh hoc 7 thi hoc ki 2.doc