Ôn tập kiểm tra 45 phút môn sinh học 6

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập kiểm tra 45 phút môn sinh học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT_MÔN SINH HỌC 6
CÂU HỎI
TRẢ LỜI
Câu 1 . Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính?cho ví dụ.
Câu 2. Phân biệt giữa hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn ?
Câu 3. Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn và thụ tinh có mối quan hệ gì?
Câu 4: Hạt do bộ phận nào tạo thành ? 
- Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Quả có chức năng gì ?
Câu 5: Hạt gồm những bộ phận nào? Đặc điểm chủ yếu để phân biệt hạt 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm?
Câu 6: Hãy trình bày thí nghiệm điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
Câu 7: Trình bày đặc điểm của cây sống ở môi trường nước và cây sống ở môi trường cạn? Kể tên một vài cây sống ở môi trường đó?
Câu 8: vì sao nói: “cây có hoa là một thể thống nhất”?
Câu 9: So sánh môi trường sống, cơ quan sinh dưỡng, sinh sản giữa tảo và rêu?
Câu 10: So sánh môi trường sống, cơ quan sinh dưỡng, sinh sản giữa dương xỉ và rêu?
Câu 1. Phân biệt các loại hoa:
- Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
+ Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhụy: hoa bí, hoa mướp...
+ Hoa lưỡng tính: có cả nhụy và nhị: hoa hồng, hoa táo....
Câu 2. Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn:
Hoa tự thụ phấn
Hoa giao phấn
- Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
- Thực hiện ở hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín đồng thời.
- Là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hao khác.
- Thực hiện ở hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín không đồng thời.
Câu 3. Phân biệt thụ phấn với thụ tinh:
Thụ phấn
Thụ tinh
Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
Là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
- Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh.
Câu 4: Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi.
- Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt, bảo vệ hạt.
Câu 5: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Đặc điểm chủ yếu để phân biệt hạt 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm là số lá mầm của phôi:
+ Hạt 1 lá mầm: phôi của hạt có 1 lá mầm.
+ Hạt 2 lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm.
Câu 6: Chứng minh điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
*Thí nghiệm 1: - Chọn một số hạt đỗ đen tốt :
+ Cốc 1: 10 hạt đỗ đen để khô.
+ Cốc 2: 10 hạt đỗ đen ngâm ngập nước.
+ Cốc 3: 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm.
Kết quả: ở cốc 3 hạt nảy mầm.
Kết luận: Hạt nảy mầm cần có đủ nước và không khí. 
*Thí nghiệm 2: Bỏ vào cốc 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm, sau đó để trong hộp xốp đựng nước đá 4 đến 5 ngày. 
Kết quả: 10 hạt đỗ trong cốc này không nảy mầm.
Kết luận: Hạt nảy mầm còn cần nhiệt độ thích hợp.
*Ngoài ra còn cần chất lượng hạt giống tốt.
Câu 7: 
- Đặc điểm của những cây sống môi trường nước: lá to, xốp, nhẹ thích nghi với đời sống trôi nổi ở nước. Vd: cây sen, bèo, rong đuôi chó…
- Đặc điểm của cây sống môi trường cạn: rễ ăn sâu, nông, lan rộng, than thẳng đứng hoặc phát triển nhiều cành. Vd: cây thông, mít, xoài,…
Câu 8: Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
- Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
- Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
- Tác động đến một cơ quan nào sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây.
Câu 9: Sự giống và khác nhau giữa tảo và rêu:
 Giống:+ Đều có diệp lục
 Khác:
Tảo
Rêu
- Môi trường sống
- Cơ quan sinh dưỡng.
- Sinh sản
- Sống ở nước
- Chưa có rễ, thân, lá.
- Sinh sản vô tính
- Sống ở cạn
- Có thân, lá và rễ giả.
- Sinh sản bằng bào tử
Câu 10. Sự giống và khác nhau giữa dương xỉ và rêu.
Giống:
 + Sống ở cạn
 + Sinh sản bằng bào tử.
Khác:
Rêu
Dương xỉ
- Rễ
- Bào tử.
- Rễ giả
- Bào tử phát triển thành cây con.
- Rễ thật
- Bào tử phát triển thành nguyên tản,sau đó mới phát triển thành cây con.
ĐÁP ÁN:
Đề 1:
 Câu 1: (2đ) Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn:(đúng 1 ý được 0.5đ)
Hoa tự thụ phấn
Hoa giao phấn
Là hoa có hạt phấn rơi vào đậu nhuỵ của chính hoa đó.
Thực hiện ở hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín đồng thời.
Là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác.
Thực hiện ở hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín không đồng thời.
Câu 2: (2đ) (Mỗi thí nghiệm 1đ)
Thí nghiệm 1: Chọn 30 hạt đỗ đen tốt:
	+ Cốc 1: 10 hạt đỗ đen để khô.
	+ Cốc 2: 10 hạt đỗ đen ngâm ngập nước.
	+ Cốc 3: 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm.
Kết quả: cốc 3 hạt nảy mầm.
Kết luận: hạt nảy mầm cần đủ nước và không khí.
Thí nghiệm 2: Bỏ vào cốc 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm, sau đó để trong hộp xốp đựng nước đá 4 đến 5 ngày.
Kết quả: hạt đỗ không nảy mầm
Kết luận : hạt nảy mầm còn cần nhiệt độ thích hợp.
* Ngoài ra còn cần chất lượng hạt giống tốt.
Câu 3: 2đ (mỗi đặc điểm và ví dụ được 1đ)
Đặc điểm của những cây sống môi trường nước: lá to, xốp, nhẹ thích nghi với đời sống trôi nổi ở nước. Vd: cây sen, bèo, rong đuôi chó…
Đặc điểm của cây sống môi trường cạn: rễ ăn sâu, nông, lan rộng, than thẳng đứng hoặc phát triển nhiều cành. Vd: cây thông, mít, xoài,…
Câu 4: (2điểm)
Giống: + Sống ở cạn( 0,5 điểm)
 + Sinh sản bằng bào tử. ( 0,5 điểm)
Khác:(1điểm)
Rêu( 0,5 điểm)
Dương xỉ( 0,5 điểm)
- Rễ
- Bào tử.
- Rễ giả
- Bào tử phát triển thành cây con.
- Rễ thật
- Bào tử phát triển thành nguyên tản,sau đó mới phát triển thành cây con.
Câu 5: (2điểm)
- Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. (1điểm)
- Đặc điểm chủ yếu để phân biệt hạt 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm là số lá mầm của phôi:
+ Hạt 1 lá mầm: phôi của hạt có 1 lá mầm. ( 0,5 điểm)
+ Hạt 2 lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm. ( 0,5 điểm)
Đề 2:
Câu 1: (2điểm) 
Giống: Đều có diệp lục( 0,5 điểm)
 Khác: (đúng 1 ý được 0.25đ)
Tảo
Rêu
- Môi trường sống
- Cơ quan sinh dưỡng.
- Sinh sản
- Sống ở nước
- Chưa có rễ, thân, lá.
- Sinh sản vô tính
- Sống ở cạn
- Có thân, lá và rễ giả.
- Sinh sản bằng bào tử
 Câu 2: ( 1 điểm) Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. 
+ Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhụy: hoa bầu,hoa mướp, hoa bí.... ( 0.5 điểm)
+ Hoa lưỡng tính: có cả nhụy và nhị: hoa hồng, hoa táo...... ( 0.5 điểm)
 Câu 3: ( 3 điểm) Phân biệt thụ phấn với thụ tinh:
Thụ phấn
Thụ tinh
Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. ( 1 điểm)
Là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. (1 điểm)
- Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn. Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh. ( 1 điểm)
Câu 4: (2đ) (Mỗi thí nghiệm 1đ)
Thí nghiệm 1: Chọn 30 hạt đỗ đen tốt:
	+ Cốc 1: 10 hạt đỗ đen để khô.
	+ Cốc 2: 10 hạt đỗ đen ngâm ngập nước.
	+ Cốc 3: 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm.
Kết quả: cốc 3 hạt nảy mầm.
Kết luận: hạt nảy mầm cần đủ nước và không khí.
Thí nghiệm 2: Bỏ vào cốc 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm, sau đó để trong hộp xốp đựng nước đá 4 đến 5 ngày.
Kết quả: hạt đỗ không nảy mầm
Kết luận : hạt nảy mầm còn cần nhiệt độ thích hợp.
* Ngoài ra còn cần chất lượng hạt giống tốt
Câu 5: ( 2 điểm)
- Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. ( 1 điểm)
- Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt, bảo vệ hạt. ( 1 điểm)
THCS AN LẠC KIỂM TRA 45 PHÚT KÌ 2/ 2011- 2012.
Môn: Sinh Học 6.
Thời gian: 45 phút.
ĐỀ: 1 
Câu hỏi 1: (2 điểm) Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?
 Câu hỏi 2: (2 điểm)Nêu thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
 Câu hỏi 3: (2 điểm)Trình bày đặc điểm của cây sống ở môi trường nước và cây sống ở môi trường cạn? Kể tên một vài cây sống ở môi trường đó?
Câu hỏi 4: (2 điểm)So sánh môi trường sống, cơ quan sinh dưỡng, sinh sản giữa dương xỉ và rêu?
Câu hỏi 5: (2 điểm)Hạt gồm những bộ phận nào? Đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm? 
 - - - - - Chúc em làm bài tốt - - - - -
THCS AN LẠC KIỂM TRA 45 PHÚT KÌ 2/ 2011- 2012
Môn: Sinh Học 6.
Thời gian: 45 phút.
ĐỀ: 2 
Câu hỏi 1: (2 điểm) So sánh môi trường sống, cơ quan sinh dưỡng, sinh sản giữa tảo và rêu?
Câu hỏi 2. (1 điểm)Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Cho ví dụ.Câu hỏi 3: (3 điểm)Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? 
Câu hỏi 4: (2 điểm)Nêu thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
Câu hỏi 5: (2 điểm)
- Hạt do bộ phận nào tạo thành ? ( 1 điểm)
- Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Quả có chức năng gì ? ( 1 điểm)
- - - - - Chúc em làm bài tốt - - - - -

File đính kèm:

  • dockiem tra 45 phut.doc