Ôn tập học kỳ II môn ngữ văn năm học 2008-2009 TRƯỜNG THPT VINH XUÂN

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kỳ II môn ngữ văn năm học 2008-2009 TRƯỜNG THPT VINH XUÂN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VINH XUÂN 
 TỔ NGỮ VĂN
 ******
ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2008-2009
A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:
A.1/ KHỐI 10:
I. Phần chung: ( 4 điểm )
Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức văn học.
Câu 2 (2 điểm): Tái hiện kiến thức và thực hành về tiếng Việt.
II. Phần riêng : ( 6 điểm ): 
-Nghị luận văn học
-Học sinh chọn 1 trong 2 câu theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao mà học sinh đang học. ( như đề học kỳ I )
A.1/ KHỐI 11:
I. Phần chung: ( 5 điểm )
Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức và thực hành về tiếng Việt.
Câu 2 (3 điểm): Viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ ) về nghị luận xã hội ( về vấn đề tư tưởng, đạo lí, hiện tượng xã hội)
II. Phần riêng : ( 5 điểm ): 
-Nghị luận văn học
-Học sinh chọn 1 trong 2 câu theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao mà học sinh đang học ( như đề học kỳ I )
B. GIỚI HẠN ÔN TẬP:
B.1/ KHỐI 10:
1. 1. Tiếng Việt:
- Khái quát về lịch sử tiếng Việt.
-Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt.
-Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
1.2. Làm văn:
-Tóm tắt văn bản thuyết minh.
-Lập dàn ý bài văn nghị luận.
-Luận điểm trong văn nghị luận.
1.3. Văn học:
- Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên ( Nguyễn Dữ )
- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Trích Chinh phụ ngâm ).
-Trao duyên (Trích Truyện Kiều -Nguyễn Du )
-Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều -Nguyễn Du )
-Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều -Nguyễn Du ) : CT Nâng cao
B.2/ KHỐI 11:
2. 1. Tiếng Việt:
-Nghĩa của câu
-Phong cách ngôn ngữ chính luận
2.2. Làm văn:
-Rèn luyện kỹ năng nghị luận về tư tưởng, đạo lý và hiện tượng xã hội
-Thao tác lập luận bình luận, bác bỏ
-Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
*Ví dụ: 
+Em có suy nghĩ gì về câu tục ngữ: " Uống nước nhớ nguồn" ( hoặc "Tôn sư trọng đạo" )
+Em có suy nghĩ gì về hiện tượng thanh niên vi phạm Luật giao thông hiện nay. ( hoặc Em có suy nghĩ gì về hiện tượng suy thoái đạo đức của thanh niên hiện nay)
2.3. Văn học:
-Vội vàng (Xuân Diệu)
-Tràng giang (Huy Cận)
-Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
-Chiều tối (Hồ Chí Minh)
-Từ ấy (Tố Hữu)
C. Giáo viên dạy khối 10, 11 cần lưu ý thêm những nội dung trọng tâm sau đây:
1. Tăng cường rèn luyện kỹ năng làm bài phần chung cho HS.
2. Sử dụng các phương giảng dạy phù hợp để dạy những giờ ôn tập đạt hiệu quả cao, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm bài, tránh những sai sót những lỗi như: chính tả, bố cục, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, hình thức trình bày, chữ viết...
3. Luyện tập cách làm bài thi ở Phần riêng, Câu 3 (3 điểm): Nghị luận văn học.
-Về nội dung:
+ Xác định đúng trọng tâm vấn đề, đúng luận đề mà đề yêu cầu
+Xác định và triển khai các luận điểm, luận cứ đầy đủ
+Chọn dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, chứng minh. 
-Về kỹ năng:
+Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, phân tích đề, để xác định đúng vấn trọng tâm (luận đề)
+Rèn luyện kỹ năng lập ý, xác định luận điểm, luận cứ, dẫn chứng tiêu biểu để ghi vào giấy nháp trước khi làm bài. Nếu học sinh trong quá trình làm bài, nếu quên ý thì có ý ở giấy nháp để làm tiếp, trình bày đầy đủ ý.
+Rèn luyện cách viết, trình bày văn bản hoàn chỉnh, có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài (gồm nhiều đoạn văn), kết bài.
+Vận dụng kỹ năng đọc hiểu, kiến thức từ sách vở để làm rõ vấn đề trọng tâm mà đề yêu cầu.
4. Riêng giáo viên dạy khối 11, tăng cường luyện tập cách làm bài thi ở Phần chung, Câu 2 (3 điểm): Viết bài văn ngắn khoảng 400 từ về tư tưởng đạo lý, hiện tượng đời sống XH.
-Về nội dung:
+ Xác định đúng trọng tâm vấn đề, đúng luận đề
+Triển khai các luận điểm, luận cứ đầy đủ
+Chọn một số dẫn chứng tiêu biểu.
+Không nêu nhiều dẫn chứng, phân tích nhiều vì không đủ thời gian để làm câu khác vừa không đúng yêu cầu về mặt hình thức của văn bản. Do đó sẽ không đạt điểm tối đa.
-Về kỹ năng:
+Rèn luyện cách viết đảm bảo hình thức khoảng 400 từ : hướng dẫn học sinh về nhà viết một đoạn văn bản ở SGK, đếm đủ 400 từ, khoảng bao nhiêu dòng trên giấy thi để sau này có định hướng khi làm thi đảm bảo về mặt hình thức.
+Rèn luyện cách viết, trình bày văn bản hoàn chỉnh, có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài (gồm nhiều đoạn văn), kết bài.
+Vận dụng kiến thức từ sách vở, trên các phương tiện thông tin (có chọn lọc), trong thực tế cuộc sống để làm rõ vấn đề trọng tâm mà đề yêu cầu.
5. Giáo viên ra đề và đáp án chính xác, rõ ràng, nộp đúng thời gian quy định để Tổ chuyên môn duyệt, điều chỉnh, nộp cho trường và nộp cho Sở GD&ĐT.
Vinh Xuân, ngày 23 tháng 4 năm 2009
TỔ TRƯỞNG


HOÀNG ANH TUẤN

File đính kèm:

  • docHuong dan on tap HKII 2009.doc