Những bài viết Nghị luận xã hội hay nhất

doc15 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bài viết Nghị luận xã hội hay nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình "mẫu tử"

“ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng
Là bác học… hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên”

Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của Chế Lan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của Nguyễn Duy trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng tôi mãi:

Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết về mẹ. Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của Nguyễn Duy giờ nén lại trong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn từ,những đúc kết cũng giản dị như không nhưng vẫn có sức lay thức ta tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơ toát lên từ tính trữ tình. Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảm biết ơn được thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu sao đọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng nhạc: “À ru hời, à hời ru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết ơn muôn vàn của người con đối với mẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầu ngọn bút để dồn nén lên hai câu thơ ấy.

Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời, phù phiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái tim bởi ở đó cái ý thơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả, bất tử, và vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh mang hòa lẫn vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng. Những xúc cảm ấy có được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm, những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị của cuộc đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người mẹ dành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt tâm hồn. Rồi đến “bát cơm con ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy, sự yêu thương của mẹ đối với “hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.

Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính trọng đối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó là sự sẻ chia buồn vui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay của tình yêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn. Nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất.
Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp chính là mẹ. Chính vì thế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tính tinh thần cao cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinh linh bé bỏng mà mẹ đã mang nặng đẻ đau trong suốt hơn chín tháng. Niềm vui, giọt nước mắt, hạnh phúc xen lẫn đau đớn tuôn trào và vỡ òa ra khi con cất tiếng khóc chào đời. Tình cảm ấy vừa là động lực, vừa là hành trang trên con đường dài rộng của con sau này.
Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử.
Được sống trong tình mẫu tử là ta được sống trong sự nâng niu, chở che. Được sống trong tình mẫu tử là ta có được sức mạnh để vượt lên khó khăn trong cuộc sống. Con vấp ngã, mẹ hiền từ đỡ con dậy, tiếp cho con nghị lực, con có lỗi mẹ sẵn sàng tha thứ, dang rộng vòng tay giúp con có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Bài học làm người con đâu chỉ được học ở trên lớp, ở thầy, ở cô mà con còn từng được học ở mẹ nữa. Lòng mẹ khoan dung, trái tim mẹ dạt dào tình thương.
Cảm thấu tấm lòng, đức hi sinh bao la của mẹ, những người con phải làm gì để đền đáp công lao đó? Không đâu, không bao giờ ta trả nổi những gì mà mẹ đã làm cho ta. Khi còn thơ bé, một điểm mười đỏ chói con mang về khoe là niềm hạnh phúc của mẹ. Khi lớn lên, con có một gia đình hạnh phúc, sống trong đủ đầy là lòng mẹ đã vô cùng mãn nguyện.
Phải rồi, chỉ có thế thôi. Mẹ chỉ cần có thế!
Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay, vẫn còn đâu đó những đứa con đã vô tình với người đứt ruột sinh ra mình. Cách đây không lâu, bản tin thời sự trên truyền hình đã đưa tin một người con trai đánh đập mẹ ngay tại chính gian bếp nhà mình. Có những người coi việc mẹ chăm sóc nuôi nấng mình là trách nhiệm và việc mình “bố thí” cho mẹ lúc về già một ít tiền đã là hoàn thành nhiệm vụ của bậc làm con. Thật đáng hổ thẹn với những quan điểm sai lệch, thiển cận của những người con bất hiếu ấy…
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao thì mỗi người càng cần phải nhìn nhận lại những thái độ tình cảm của mình với mẹ. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã có những dòng thơ nói về một tuổi trẻ bồng bột với những ngộ nhận và thiên kiến:

“Con mê hoặc những chân trời cối bể
Sau chân trời, chân trời khác càng xa
Không biết sau lưng tóc mẹ sương nhòa
Không biết cuộc đời là gang tay, công danh là mây nổi”…

Với tôi, với một cô bé mười sáu tuổi, đã không ít lần tôi giận mẹ, không ít lần tôi nỡ cư xử không hay với mẹ. nhưng với tôi mẹ mãi là nguồn yêu thương, nguồn động lực giúp tôi những khi gặp khó khăn.
Quê tôi ở miền đất gió lào cát trắng. Giờ đây, những trận mưa vẫn xối xả rơi, cái rét ngọt cuối năm đang tràn về và bàn chân khô nứt nẻ của mẹ lại lội xuống bùn. Rồi mẹ lại đọi nón đưa tôi tới trường trong cái lạnh tê tái và trở về trong ánh chiều chạng vạng.
Mẹ ơi, năm nay con đi học xa nhà, con mong trường sẽ cho nghỉ sớm, để con được về phụ giúp mẹ cấy lúa mẹ nhé!
Con thầm cảm ơn thượng đế chí nhân đã ban cho con một người mẹ, cho con nhận được từ cõi lòng mẹ tình yêu thương, sự chở che. Mãi khi con lớn lên mười sáu con mới cảm nhận được phần nào tình thương của mẹ. Những đùm trứng, bó rau, những quả chanh, những cân gạo…tất cả là bao ngọt bùi năm tháng mẹ chắt chiu nuôi con ăn học…
Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy đã cho tôi được lắng đọng trong tình mẹ…





Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Democrite đã nói: "Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống."
 
Bài 1:
Ông cha ta từng có câu:
"Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn hoạn nạn, ân cần có nhau"

Con nguời không ai có thể sống thiếu bạn. Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất. Như nhà văn Thomas Hughs từng nói: "Phước thay người nào đó có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của Thượng Đế." Quả thật như thế, tình bạn có một sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Con người từ khi sinh ra đến ngày trưởng thành không ai không có bạn. Tình bạn rất gần gũi, giản dị chứ không xa vời hay khó nói như nhiều thứ tình cảm khác. Tình bạn là một phạm trù xã hội, được dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh.
Tình bạn có thể là bạn tri kỉ, bạn nối khố, bạn học, bạn đồng hương, bạn đồng lứa, bạn đồng minh hay bạn chiến đấu. Bạn là người có cùng sở thích, cùng lí tưởng, quan niệm sống với chúng ta. Bạn là người cho ta một bờ vai mỗi khi ta khóc, cho ta một điểm tựa khi ta rơi vào tuyệt vọng, cho ta một bầu trời ánh sáng khi ta lạc bước vào thế giới tăm tối, là người sẽ luôn bên ta dù cuộc đời có đổi thay, khi ta gặp hoạn nạn cũng như tìm thấy hạnh phúc. Nhưng tại sao ta cần phải có bạn? Phải chăng vì bạn là người luôn ở bên ta như câu nói: "Ở nhà thì nhờ ba mẹ, ra đường thì nhờ bạn bè". Có lẽ vì vậy mà bạn bè rất quan trọng, nếu ai không có bạn thì đó là một thiệt thòi lớn trong đời. Có bạn là điều hạnh phúc nhất của mỗi cuộc đời như nhà văn A.Manzoni đã nói: "Một trong những hạnh phúc lớn nhất đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm tâm sự thầm kín. Tình bạn đến với mỗi chúng ta một cách rất tự nhiên bởi lẽ nó xuất phát từ trái tim của mỗi người.

Trong cuộc sống, tình bạn được biều hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Bất cứ thời đại nào cung tồn tại rất nhiều tình bạn đẹp. Chẳng hạn như tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ ngày xưa. Khi Dương Lễ là một thư sinh nghèo khổ, Lưu Bình không những không chê bai mà còn kết giao bạn hữu và tạo điều kiện cho Dương Lễ ăn học. Đến khi Dương Lễ công thành danh toại, Lưu Bình chỉ là một kẻ ăn mày rượu chè bê tha. Nhớ đến nghĩa tình bạn bè năm xưa, Dương Lễ đã nhờ vợ mình giúp nuôi và đốc thúc việc học của Lưu Bình. Sau đó, Lưu Bình đỗ đạt làm quan. Hay tình bạn vô cùng tốt đẹp và sâu sắc của hai nhà chính trị lớn là Các-mác và Ăng-ghen.

Tình bạn của hai ông bắt nguồn từ việc có cùng chung mục đích và lí tưởng. Trong suốt thời gian nghiên cứu và làm việc, hai ông đã không ngừng viết thư cho nhau và vô cùng vui sướng khi gặp lai nhau. Có lần Ăng-ghen bị bệnh, Các-mác đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu sách vở để tự tìm ra cách trị bệnh cho bạn.. Đó mới chính là tình bạn chân thành và cao quý. Bên cạnh tình bạn chân chính còn có tình bạn không chân chính. Đó là tinh bạn dựa trên sự giả dối và lợi dụng. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ vĩnh cửu cả. Bởi tình bạn được xây dựng dựa trên những tình cảm, những cảm xúc chân thành nhất. Chính vì vậy, nếu thiếu đi những thứ này, tình bạn sẽ không bao giờ bền vững.Viên pha lê "tình bạn" óng ánh kia sẽ không còn sáng lấplánh nữa mà thay vào đó là những ánh sáng mờ nhạt, đen tối. Tình bạn dối lừa sẽ làm cho con người ta mất đi nhân phẩm, đạo đức của mình. Tình bạn dối trá sẽ khiến cho hai chữ "tình bạn" không còn thiêng liêng và cao quý nữa. Tình bạn này sẽ khiến cho bất cứ ai trong cuộc đều cảm thấy buồn phiền và thất vọng. Không những ta đã gây cho người khác sự tổn thương mà chính ta cũng bị tổn thương ngược lại bởi những gì ta đã gây ra. Vì vậy, chúng ta cần tránh xa thứ tình bạn đáng xấu xa này.
Tình bạn là một trải nghiệm lí thú của cuộc đời mỗi người. Tình bạn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình. Chính nhờ tình bạn mà ta trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống. Không những thế, tình bạn giúp cuộc sống trở nên vô cùng ý nghĩa, đúng như Democrite đã nói: "Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống."

Bài 2: 
Cuộc như một trò chơi ghép hình, những mảnh ghép là một thứ tình cảm sâu sắc. Trái tim của mỗi người chỉ đẹp hơn khi biết chia sẻ những cảm xúc, giúp đỡ nhau. Vì vậy bức tranh chỉ thực sự hoàn thiện khi ta biết chọn đúng những mãnh ghép, ghép vào đúng chỗ trong trái tim.

Tình yêu có thể đến, cũng có thể ra đi bất cứ khi nào, nhưng tình bạn vẫn mãi ở bên cạnh, xuất hiện khi ta cần nó nhất. Và đối với chúng ta, lứa tuổi mười bảy biết bao ước mơ và hoài bão thì một người bạn thân luôn luôn được chào đón, và trong cuộc sống lúc này chúng ta đã có những người bạn thật tốt, chúng ta nên yêu quí họ... Chúng ta không thể biết tình bạn xuất phát từ lúc nào nhưng biết được rằng cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt khi không có bạn. Tình bạn như sợi chi bằng vàng nối trái tim toàn thế giới. Có lẽ, khi ông trời tạo ra một vùng đất, nơi ấy có con người thì ông đã thêm vào đó những thứ tình cảm để gắn kết mỗi người lại với nhau, và tình bạn là một trong những tình cảm ấy. Theo tiếng anh "tình bạn" được dịch là " friendship", "con thuyền của tình bạn", ở đây chiếc thuyền được xem như một chiếc ghe nhỏ, nó được tạo nên từ những miếng gỗ đóng chặc vào nhau. Thiên nhiên với muôn vàng thách thức, bão táp, phong ba có thể lật đổ chiếc thuyền bất cứ lúc nào nếu chiếc thuyền ấy thiếu đi những miếng gỗ, và tình bạn cũng vậy. Tình bạn chỉ kết thúc khi ta không có sẻ chia, không có sự tương đồng, khi ta ích kỉ, nhỏ nhen, khi ta chỉ biết đến mình. Mười hai năm học, một chặng đường dài để chúng ta học cách chung sống với mọi người. Chúng ta đã có những người bạn, tình bạn của ta cũng đẹp xiết bao! Đôi lúc nó xanh mát như bầu trời, phẳng lặng như một dòng sông... nhưng đôi khi nó âm u, tối đen như thành phố lúc không đèn, không trăng, như những con sóng dữ dội lúc biển động.

Chắc hẳn, ai cũng biết được tình bạn của hai nhà nho, nhà thơ nổi tiếng ở nước ta là Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Nguyễn Khuyến đã đau xót, khóc thương cho người bạn của mình. Và bài thơ " Khóc Dương Khuê" được ông sáng tác diễn tả những cảm xúc đau thương, tiếc thương về sự ra đi đột ngột của người bạn, nhớ về những kỉ niệm đẹp của một tình bạn mà cảm thấy đau đớn và cô đơn. Mỗi câu thơ, vần thơ của ông thấm đầy lệ, khiến phải xót xa, nuối tiếc về một tình bạn đẹp của ông.

"Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn"

Sáu câu thơ này để lại ấn tượng nhất trong lòng đọc giả, sáu từ " không" kết hợp với hai từ láy " hững hờ", " ngẩn ngơ" nói lên tiếng lòng của nhà thơ. Khi không có bạn để sẻ chia thì mọi thứ như vô vị, nó như một món canh không được nêm nếm. Sẽ thật là buồn khi không có người tri âm, thấu hiểu suy nghĩ của mình. Và tình bạn đối với Nguyễn Khuyến đẹp biết nhường nào! Quay ngược về quá khứ có tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, quay trở về hiện tại có đôi bạn " Lưu Bình- Dương Lễ thời nay". Thật sự,đôi bạn ấy thật đáng để ngưỡng mộ "A Byuh và A Trâm" hai người bạn một đôi chân. Chẵng có gì thay thế được tình bạn của hai cậu bé ấy, không ngại những chặng đường xa khi cõng bạn đến trường, không xa lánh bạn khi bạn tật nguyền, giúp bạn, giúp bằng tất cả khả năng của mình, trái tim của A Byuh đã làm rung động biết bao nhiêu người, dạy họ phải biết sống vì mọi người, yêu mọi người như yêu chính bản thân mình.
Tuổi học trò hồn nhiên với bao giấc mơ, kí ức đẹp nhất của một tuổi hoa là những người bạn, những người luôn sát cánh bên bạn. Thật sự khó có thể dùng một từ nào để nói về tình bạn, không một từ nào có thể diễn tả được ý nghĩ sâu sắc của " tình bạn". Tình bạn nhẹ nhàng, mát dịu như cơn gió mùa thu, khiến lá vàng xao động, ấm áp như tia nắng mặt trời, sôi rọi từng ngõ ngách trong trái tim. Tình bạn là sự thấu hiểu lẫn nhau, sẵn sàng ngồi cạnh nhau khi khó khăn, không ích kỉ, không tự lợi, cùng nhau đối mặt với cuộc sống, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Đôi khi cuộc sống không như ta muốn, có những tình bạn vu lợi, lợi dụng, đối xử với nhau không bằng con tim mà bằng sự ganh ghét. Những điều ấy sẽ đánh mất đi nét đẹp thật sự của tình bạn. Ở đời, khi đã mất đi một cái gì đó khi ấy ta mới hối tiếc. Thôi thì ta hãy học cách tiếp nhận và gìn giữ cái hiện tại, đừng nuối tiếc về quá khứ, hãy đối xử với những người bạn của mình bằng sự chân thành từ đáy con tim. Vẫn hãy luôn tin tưởng rằng: bất kì một người bạn tốt nào cũng đã từng là một người xa lạ. Ta cứ mở làng chào đón mọi người đến với ta... vì chỉ khi ta mở cánh cửa của lòng tin, ta mới có thể mở cánh cửa tình bạn. Khi ta cho tất cả bằng sự chân thật của mình khi ấy ta sẽ nhận được những món quà lớn lao của thượng đế. Người ta nói "Tình yêu mù quáng, còn tình bạn thì lại giúp ta sống tốt hơn", bởi một người bạn thật sự, sẽ bước vào cuộc sống ta khi mọi người bước ra... sẽ cho ta thấy đâu là đúng, là sai... sẽ bên ta để cùng vượt qua thử thách cuộc đời.
"Rồi một ngày mỗi đứa đi một đường, mỗi chí hướng, giấc mơ tình yêu. Bạn ơi! Xin nhớ rằng buồn vui luôn có tôi luôn bên bạn chia sớt". Đúng vậy, tình bạn luôn là thứ tình cảm đẹp nhất, quý giá nhất. Hãy biết quý trọng những người bạn bên cạnh chúng ta, cuộc sống dù ngắn hay dài thì cũng nên trân trọng tất cả những tình bạn đẹp. Hãy vẽ nên một thiên sử về tình bạn, tô lên nó bằng những màu sắc yêu thương và màu sắc quan tâm. Vì bức tranh tình bạn sẽ luôn in sâu vào con tim mỗi chúng ta, theo ta suốt chặng đường của cuộc đời. Hãy làm cho mỗi ngày mới - ngày đầu tiên cho phần còn lại của cuộc sống... đều tràn ngập tiếng cười của bạn và tôi! .









Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người.
 
“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới.

Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống,… rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức. 

Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.

Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới.
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè.

Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".
 
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.

Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.
Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...

Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!

Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ c

File đính kèm:

  • docNLXH HAY nhat.doc