Một số bài tập tổng hợp phần dung dịch

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài tập tổng hợp phần dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP PHẦN DUNG DỊCH 
Bài 1:
 A là dung dịch HCl
B là dung dịch HNO3
Trộn 400gam A với 100gam B thu được dung dịch C.
Lấy 10 gam C cho vào 990 gam H2O thu được dung dịch D.
Để trung hoà 80 gam dung dịch D cần dùng 50ml dung dịch NaOH 0,1M và thu được 0,319 gam muới khan sau khi cô cạn .
Tính nồng độ C% của dung dịch A và dung dịch B ban đầu .
Bài 2:Cho 600 gam dung dịch CuSO4 10% bay hơi ở nhiệt độ thường không đổi tới khi bay hơi hết 400gam H2O .Lúc đó sẽ có một phần CuSO4 kết tinh thành dạng tinh thể Cu SO4.5H2O và dung dịch còn lại là dung dịch CuSO4 bảo hoà ở nhiệt độ xác định và có nồng độ là 20%.Tính khối lượng Cu SO4.5H2O.
Bài 3: Người ta cho 6 lít dung dịch NaOH vào 4 lít dung dịch H2SO4 thì sau khi phản ứng có tính kiềm với nồng độ 0,2M.
Nếu cho 4 lít dung dịch NaOH trên vào 6 lít dung dịch H2SO4 thì sau phản ứng dung dịch có tính axit với nồng độ 0,4M.
Xác định nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 .
Bài 4:Có 500gam dung dịch KNO3 bảo hoà ở nhiệt độ 200C có nồng độ % là 6,5% .Cho bay hơi H2O ơ nhiệt độ không đổi cho đến khi nhận được một hổn hợp gồm một phần KNO3 kết tinh dạng tinh thể và một phần là dung dịch KNO3 có khối lượng là 313 gam .
Tính khối lượng KNO3 kết tinh thành chất rắn .
Bài 5:Ô xy hoá hoàn toàn 8 lít khí SO2 (đ ktc) .Sản phẩm thu được cho vào 57,2 ml dung dịch H2SO460%(d=1,5gam/ml) .Tính nồng độ C% của dung dịch thu được .
Bài 6:Hoà tan 11,44 gam Na2CO3 ngậm H2O vào 88,65 gam H2O ta được một dung dịch có nồng độ 4,24%.Tìm công thức phân tử của hydrat.
Bài 7:Cần bao nhiêu ml dung dịch HNO3(d= 1,26gam/ml) trộn lẩn vối bao nhiêu ml dung dịch HNO3 (d=1,06gam/ml) để thu được 2 lít dung dịch HNO3 (d= 1,1 gam/ml) .
Bài 8:Tìm công thức phân tử của tinh thể Na2CO3 ngậm H2O .Biềt rằng phần trăm của Na2CO3 trong tinh thể ngậm H2O là 37,07%.
Bài 8: Phải trộn dung dịch HCl 0,2M với dung dịch HCl 0,8M theo tỉ lệ như thế nào để thu được dung dịch HCl 0,5M.
Bài 9:Người ta lấy 25 gam Cu SO4.xH2O đun nóng tới khối luợng không đổi thu được 16 gam CuSO4 .Tính x.
Bài 10:Hoà tan hoàn toàn 6,66gam tinh thể Al2( SO4)3 .n H2O vào H2O thành dung dịch A .Lấy 1/10 dung dịch A cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 0,699 gam kết tủa .Xác định công thức của tinh thể muối sun fat nhôm.
Bài 11:Trong một chiếc cốc đựng một muối các bônat kim loại hoá trị I .Thêm từ từ dung dịch H2SO4 10% vào cốc cho tới khi khí vừa thoát hết thu được muối sun fat có nồng độ 13,63%.Hỏi đó là muối các bônát kim loại gì?
Bài 12 :Hoà tan 24,4 gam BaCl2.x H2O vào 175,6gam H2O thu được dung dịch 10,4% .Tính x.
Bài 13: Cô cạn từ từ 200ml dung dịch CuSO40,2M thu được 10gam tinh thể CuSO4.P H2O .Tính P.
.Bài 14:Có hai dung dịch HNO3chưa biết nồng độ và dung dịch H2SO485% .Hỏi phải trộn hai dung dịch đó theo tỉ lệ như thế nào để được một hởn hợp trong đó H2SO4 có nồng độ 60% và HNO3 có nồng độ 20%.Tính nồng độ của dung dịch HNO3 ban đầu .
Bài 25:Trộn 1/3 dung dịch HCl (ddA) với 2/3 dung dịch HCl(ddB) được 1 lít dung dịch C .Lấy 1/10 thể tích dung dịch C tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) thu được 8,61 gam kết tủa .Tính nồng độ CM của các dung dịch A, B,C.Biết rằng nồng độ ddA gấp 4 lần ddB.
Bài 26:Trộn 50ml dung dịch HNO3 có nồng độx mol/lit với 150 ml dung dịch Ba(OH)20,2M thu được dung dịch A .Cho một ít quì tím vào dung dịch A thấy có màu xanh .Thêm từ từ 100ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A thấy quì tím trở lại màu tím .Tính nồng độ x.
Bài 27:Hoà tan V lit khí (đktc) SO2 vào 500 ml H2O thu được dung dịch H2SO4 0,82%.Tính V.
Bài 28:Cho m1 gam Na tác dụng với p gam H2O thu được dung dịch NaOH có nồng độ a% .Cho m2 gam Na2O tác dụng với p gam H2O cũng thu được dung dịch NaOH có nồng độ a%.Lập biểu thức liên hệ giửa m1 ,m2, p.
Bài 29 :Xác định công thức của tinh thể BaCl2 ngậm nước .Biết rằng thành phần % về khối lượng của nước kết tinh trong tinh thể là 14,75%.
Bài 30:Trong tinh thể hyrat của một muối nitrat kim loại hoá trị III ,nước kết tinh chiếm 40,099% về khối lượng .Hãy xác định công thức tinh thể .Biết nitơ chiếm 10,396 % về khối lượng .
Bài 31:Hoà tan 100gam tinh thể Cu SO4.5H2O vào 464 ml dung dịch CuSO4 1,25M .Tính nồng độ CM của dung dịch thu được sau khi pha trộn .
Bài 32 : Có V1 lít dung dịch chứa 7,3 gam HCl ( dung dịch A) và V2 lít dung dịch chứa 58,4 gam HCl(dung dịch B) .Trộn dung dịch A với dung dịch B ta được dung dịch mới (dung dịch C) .Thể tích dung dịch C bằng V1+V2 = 3 lít .
a> Tính nồng độ CM của dung dịch .
b>Tính nồng độ CM của dung dịch A và dung dịch B.Biết hiệu số nồng độ CM(B) - CM(A) =0,6(mol/lít).
Bài 33:Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 10% (d=1,11g/ml) và bao nhiêu ml dung dịch NaOH 40% (d=1,44g/ml) để pha thành 2 lít dung dịch NaOH20% (d=1,22g/ml).
Bài 34:Pha thêm 500ml H2O vào dung dịch chứa 48 gam NaOH thì nồng độ CM của dung dịch giảm đi 2 lần .Tính nồng độ CM của dung dịch NaOH ban đầu (Thể tích dung dịch không thay đổi khi pha trộn ).
Bài 35:Cho 188 gam K2O vào 1lít dung dịch KOH 10% (d=1,082g/ml) thì thu được dung dịch A .Tính nồng độ C% của dung dịch A.
Bài 36:Tính khối lượng dung dịch H3PO419,6 % cần dùng để khi hoà tan vào đó 71 gam P2O5 thì thu được dung dịch H3PO4 có nồng độ 49%. 
Bài 37 : Hoò tan một hydrôxyt kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 6,3% ,người ta thu được một dung dịch muối nitrat có nòng độ 8,96% .Hãy xác định công thức của hydrôxyt đã dùng .
Bài 38: Trộn 400gam dung dịch HCl (dung dịch A) với 100gam dung dịch HNO3 (dung dịch B) thu được dung dịch C .Để trung hoà hết 100gam dung dịch C cần dùng đúng 500 ml dung dịch NaOH 0,2M .Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thì được 6,38 gam muối khan .Xác định nồng độ C% của các dung dịch A,B.
Bài 39:Biết thành phần % khối lượng FeSO4 trong tinh thể hydrat hoá là 54,68% .Hãy xác định công thức tinh thể đó.
Bài 40:A là dung dịch H2SO4,B là dung dịch NaOH.Đổ 50ml dung dịch A vào 50ml dung dịch B thì thu được một dung dịch có tính axit với nồng độ H2SO40,6M .Đổ 150ml dung dịch B vào 50 ml dung dịch Athì được một dung dịch có tính kiềm với nồng độ NaOH là 0,2M.Vác định nồng độ CM của dung dịch Avà dung dịch B(Giả thiết rằng thể tích dung dịch không thay đổi khi pha trộn ).
Bài 41:Trộn 200ml dung dịch HCl (dung dịch A)với 300ml dung dịch HCl(dung dịch B) thì thu được 500ml dung dịch mới (dung dịch C).
Lấy 1/5 dung dịch Ccho tác dụng với AgNO3dư thì thu được 11,48 gam kết tủa .
a>Tính nồng độ CM của dung dịch C
b>Tính nồng độ CM của dung dịch A và dung dịch B .Biết nồng độ CM của dung dịch A lớn gấp 2,5 lần nồng độ CM của dung dịch B.
Bài 42:Khi hoà tan một ôxýt kim loại hoá trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch K2SO49,8% thì được một dung dịch muối có nồng độ 14,8% .Hãy xác định công thức của ôxyt kim loại.
Bài 43:Dung dịch A chứa HCl và HNO3.
Để trung hoà hết 40ml dung dịch A cần dùng 300ml dung dịch NaOH 0,2M.
Lấy 40ml dung dịch Acho tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 5,47 gam kết tủa .
Hãy xác định nồng độ CM của HCl và HNO3 .
Bài 44:Tính khối lượng SO3 và khối lượng dung dịch H2SO4 20,5% cần lấy để pha chế được 310 gam dung dịch H2SO4 có nồng độ 49%.
Bài 45: Hào tan V lít khí HCl (đktc) vào 192,7 ml H2O thì thu được dung dịch HCl 3,65% .
a>Tính V?
b>Tính nồng độ CM của dung dịch .Suy ra khối lượng riêng của dung dịch (cho rằng sự hoà tan không làm thay đổi thể tích dung dịch chất lỏng ).
Bài 46:Tính nồng độ CM của dung dịch HCl và dung dịch NaOH biết :
-Khi hoà tan hết 5 gam CaCO3trong 40ml dung dịch HCl thì phải dùng hết 20ml dung dịch NaOH để trung hoà lượng dư .
-Để trung hoà hết 150ml dung dịch NaOH thì cần dùng đúng 50ml dung dịch HCl.
Bài 47:Trộn dung dịch A chứa KOH và dung dịch B chứa Ba(OH)2 theo thể tích 1:1 được dung dịch C .Để trung hoà hết 400ml dung dịch C cần đúng 140 ml dung dịch H2SO4 2M,sau phản ứng thu được 37,28 gam kết tủa .Tính nồng độ CM của dung dịch A vàB.
Bài 48:Cho 365 gam dung dịch HCl (dung dịch A) tác dụng vừa đủ với 307 gam dung dịch Na2CO3 (dung dịch B).Sau phản ứng thu được một dung dịch muối có nồng độ 9% .Xác định nồng độ C% của dung dịch A và dung dịch B.
Bài 49:Có 50 gam dung dịch Fe(NO3)2 20,08%.Làm lạnh dung dịch thấy tách ra 10,1 gam tinh thể hydrat hoá .Dung dịch nước lọc còn lại có nồng độ Fe(NO3)2 là 10% .Hãy xác định công thức tinh thể hydrat hoá.
Bài 50:Trộn lẩn hai dung dịch NaOH(A và B) theo tỉ lệ khối lượng 2:3 thì thu được dung dịch NaOH 18%.Tính nồng độ C% của dung dịch A và dung dịch B.Biết nồng độ C% của dung dịch A lớn gấp 3 lần dung dịch B.
Bài 51: Thêm 200gam H2O vào dung dịch chứa 40gam KOH thì nồng độ C% của dung dịch giảm đi 10% .Tính nồng độ C% của dung dịch KOH ban đầu .
Bài 52:Đem cô cạn 165,84 ml dung dịch CuSO4 18% (d=1,206gam/ml) cho kết tinh hoàn toàn người ta thu được 56,25 gam tinh thể hydrat hoá .Hãy xác định công thức tinh thể .
Bài 53: Khi hoà tan thêm 64 gam NaOH vào một dung dịch chứa 0,4mol NaOH thì thu được một dung dịch mới có nồng độ CM cao hơn nồng độ dung dịch ban đầu là 2M.Tính nồng độ CM của dung dịch NaOH trước và sau khi pha trộn .
Bài 54:Hoà tan 200gam tinh thể Cu SO4.5H2O vào 128 ml dung dịch MgSO40,5M .Tính nồng độ CM của các chất có trong dung dịch sau khi pha trộn .
Bài 55 :Trộn một phần thể tích dung dịch A Với 2 phần thể tích dung dịch B chứa cùng loại chất tan ,người ta thu được dung dịch mới có nồng độ 2M.Tính nồng độ M của dung dịch A và dung dịch B,Biết CM(A) +CM(B) =4,5M(Thể tích dung dịch xem như không thay đổi khi pha trộn ).
Bài 56:Hoà tan hết 71 gam P2O5 vào H2O người ta thu được dung dịch axít có nồng độ 46% .Tính khối lượng H2O đã dùng .
Bài 57:Trộn 20 ml dung dịch H2SO4 (dung dịch A) với 80 ml dung dịch HCl (dung dịch B) thì được 100ml dung dịch mới (dung dịch C) .Đem pha loảng C bằng nước cất được 500ml dung dịch D .Trung hoà hết 200ml dung dịch D thì cần đúng 500ml dung dịch NaOH 0,8M.Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 26,4 gam muới khan.Hãy xác định nồng độ CM của dung dịch A và dung dịch B.
………………………………….&………………………………….

File đính kèm:

  • docBai tap tong hop phan dung dich.doc