Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn thi ngữ văn

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2008 - 2009 môn thi ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
 N¨m häc 2008 - 2009
Đề chính thức
M«n thi: Ng÷ v¨n
Thêi gian lµm bµi: 150 phót
(Kh«ng kÓ thêi gian giao nhËn ®Ò)
 	 	§Ò nµy cã 01 trang
Câu 1: (4 điểm)
Xác định phép tu từ và phân tích giá trị của phép tu từ trong các câu thơ sau:
	Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
	Sóng đã cài then đêm sập cửa.
	Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
	Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
	(Trích Ngữ văn 9, tập 1 - NXBGD)	 
	C©u 2: (6 ®iÓm)
	Trong bài thơ "Quê hương", nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:
	Quê hương nếu ai không nhớ
	Sẽ không lớn nổi thành người.
	Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 30 - 40 dòng) suy nghĩ của mình về nội dung hai câu thơ trên.
	Câu 3: (10 điểm)
	Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ "Khi con tu hú" của tác giả Tố Hữu và "Ngắm trăng" của tác giả Hồ Chí Minh.
	--------------------Hết--------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH LỚP 9
 N¨m häc 2008 - 2009
M«n thi: Ng÷ v¨n
Thêi gian lµm bµi: 150 phót
Câu 1: (4 điểm)
Néi dung cÇn ®¹t
BiÓu ®iÓm
 - Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: So sánh (như hòn lửa) và nhân hóa: (cài then, đêm sập cửa).
- Giá trị của phép tu từ được sử dụng:
 + Hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm, gợi nên một cảnh hoàng hôn trên biển hết sức tráng lệ, tăng giá trị thẩm mỹ cho hình ảnh thơ.
 + Hình ảnh nhân hóa làm cho sóng và biển trở nên có hồn hơn, gần gũi hơn với con người. Câu thơ gợi liên tưởng: vũ trụ như một ngôi nhà lớn mà màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những lượn sóng là then cửa.
1,0 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
Câu 2: (6 điểm)
	I. Yêu cầu về thể loại
	- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Viết một đoạn văn sử dụng phép nghị luận giải thích (giải thích một vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội có đan xen kiến thức văn học) đặc biệt với yêu cầu của đề bài này có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm. 
- Học sinh phải biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn, một đoạn văn nghị luận.
	II. Yêu cầu về nội dung:
- Bài viết phải tập trung lý giải những căn cứ, cơ sở của vấn đề, qua đó khẳng định tình yêu quê hương, coi quê hương là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn cũng như trí tuệ của con người Việt Nam.
	III. Yêu cầu về hình thức:
- Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp... 
IV. Thang điểm: 
- Điểm 8 : Đảm bảo yêu cầu về thể loại, về nội dung và hình thức.
- Điểm 6 - 7: Biết cách xác định luận điểm, đảm bảo yêu cầu về nội dung. Hình thức sạch đẹp, bố cục rõ, có cảm xúc, lập luận tương đối chặt chẽ.
- Điểm 4 - 5: Xác định được yêu cầu của đề bài, chưa lý giải những căn cứ, cơ sở của vấn đề mà chỉ tập trung khẳng định được tình yêu quê hương, coi quê hương là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn cũng như trí tuệ của con người Việt Nam. Hình thức sạch đẹp, bố cục rõ, có cảm xúc, lập luận tương đối chặt chẽ.
- Điểm 3 - 2: Chưa xác định rõ được yêu cầu của đề bài, chưa làm nổi bật được yêu cầu về nội dung. Thiếu một ý nào đó trong phần nội dung.
- Điểm 1: Chưa xác định được yêu cầu đề chưa làm nổi bật được yêu cầu về nội dung. bài viết quá sơ sài.
Câu 3: (10 điểm)
	Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ "Khi con tu hú" của tác giả Tố Hữu và "Ngắm trăng" của tác giả Hồ Chí Minh.
	I. Yêu cầu về hình thức:
	- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài phân tích, biểu cảm. Học sinh phải biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn, một đoạn văn nghị luận. Bước đầu biết so sánh, nhận xét, đối chiếu 2 tác phẩm văn học trong một giai đoạn văn học.
	- Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp... 
	II. Yêu cầu về nội dung:
Néi dung cÇn ®¹t
BiÓu ®iÓm
- Giới thiệu chung về bài thơ và giá trị hai bài thơ.
- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trong hai bài thơ: (Cảm nhận từ nghệ thuật đến nội dung, đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời để thấy rõ giá trị).
 1. Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu:
 - Hoàn cảnh sáng tác: 7/1939, tại nhà lao Thừa Phủ, khi nhà thơ còn rất trẻ.
- Bức tranh thiên nhiên:
 Mùa hè quê hương tươi vui, khoáng đạt, được cảm nhận bằng các giác quan + trí tượng tượng phong phú của nhà thơ. (Phân tích từ ngữ, hình ảnh thơ, các biện háp tu từ... để làm nổi bật được luận điểm này)
- Vẻ đẹp tâm hồn:
 + Yêu thiên nhiên, cuộc sống bên ngoài nhà tù.
 + Sự ngột ngạt, uất hận, khao khát được "tháo cũi sổ lồng" khát khao tự do, yêu cuộc sống.
2. Ngắm trăng của tác giả Hồ Chí Minh:
 - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1942 - 1943, trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.
 - Bức tranh thiên nhiên: 
 + Vẻ đẹp của trăng qua tâm trạng bối rối, xúc động đầy chất nghệ sĩ của người tù. (Đối thử lương tiêu nại nhược hà? - Trước cảnh đẹp đêm nay ta biết làm gì đây?)
 + Vẻ đẹp đêm trăng làm người tù phút chốc quên đi những thiếu thốn vật chất, cực khổ của cảnh tù đầy.
 - Vẻ đẹp tâm hồn:
 Cảnh ngắm trăng trong tù, người tù vượt qua những chấn song sắt tàn bạo của cửa sổ nhà tù để đến với trăng, người và trăng như đôi bạn tri âm, tri kỉ tâm hồn người nghệ sĩ yêu thiên nhiên, khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng Chất thép trong tâm hồn người nghệ sĩ
3. So sánh, nhận xét, đánh giá:
 - Điểm chung: 
 + Hai bài thơ đều được sáng tác trong tù, các tác giả là người hoạt động cách mạng (nhà thơ - chiến sĩ cách mạng)
 + Thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, tâm hồn con người.
- Điểm riêng: 
 + Khi con tu hú - Tố Hữu: Đó là tình yêu quê hương - xứ Huế, lòng khát khao tự do....được thể hiện bằng nghệ thuật dùng từ, tả cảnh, tả tâm trạng và viết bằng thể thơ lục bát.
 + Ngắm trăng - Hồ Chí Minh: Đó là thiên nhiên nơi đất khách, thể hiện chất thép trong tâm hồn của người chí sĩ cách mạng, với thể thơ tứ tuyệt Đường luật và được viết bằng chữ Hán...
 - Đánh giá: Bức tranh thiên nhiên sống động, tâm hồn phong phú cao đẹp của những thi sĩ - chiến sĩ cách mnạg trong hai bài thơ đem lại cho người đọc sự hiểu biết, cảm xúc thẩm mĩ, giá trị đích thực của thơ ca dân tộc...
1,0 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm

File đính kèm:

  • docDE THI, DA HSG VAN LOP 9_2009.doc