Môn ngữ văn lớp 9 - Học kỳ I

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn ngữ văn lớp 9 - Học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hồng Giang
Người ra câu hỏi: Chu Thị Hiền
Môn ngữ văn lớp 9 - Học kỳ I
Thời gian trả lời: 5-6 phút

Bài 1:
Câu hỏi số 1: Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
* Đáp án và biểu điểm: (4 điểm)
- Cách sống đó của Bác giản dị, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao, sang trọng (1 điểm) Vì:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người gặp phải cảnh nghèo khổ, cũng không phải là lối sống lập dị, khác người hay tự thần thánh hoá cho khác đời, hơn đời ... mà là một cách sống có văn hoá, trở thành "một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác. (2 điểm)
+ ở Bác, cái đẹp là cái giản dị và tự nhiên. (1 điểm)
Câu hỏi số 2: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
Ăn đơm nói đặt ; ăn ốc nói mò ; hứa hươu hứa vượn.
* Đáp án: Biểu điểm: (4 điểm)
- Ăn đơm nói đặt: Vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác (1điểm)
- Ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ (1 điểm)
- Hứa hươu hứa vượn: Hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa (1 điểm)
+ Các thành ngữ nêu trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói vi phạm phương châm về chất. Đó là những điều tối kỵ trong giao tiếp mà chúng ta cần tránh (1 điểm).
Câu hỏi số 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản "Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh". Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì ?
*Đáp án: Biểu điểm: (3điểm)
- Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: Kể chuyện, miêu tả, ẩn dụ (1.5 điểm)
- Tác dụng: Làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị. Nhờ các biện pháp nghệ thuật mà văn bản đã gây hứng thú cho người đọc (1.5 điểm)

Bài 2:
Câu hỏi số 1: Nhan đề "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, có ý nghĩa gì ?
* Đáp án: Biểu điểm: (6 điểm)
Văn bản được đặt tên là "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình". Nhan đề đó đã nói lên mục đích quan trong nhất của tác giả khi viết bài văn này (2 điểm)
+ Kêu gọi mọi người tích cực đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình (2 điểm)
+ Đồng thời nó cũng thể hiện tâm huyết, lòng yêu chuộng hoà bình của G.Mác.Két (2 điểm)
Câu hỏi số 2: Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có các câu như:
	1. Lời chào cao hơn mâm cỗ
	2. Lời nói chẳng mất tiền mua
	Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Qua những câu tục ngữ, ca dao đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì ?
* Đáp án: Biểu điểm: (4 điểm)
- Các câu ca dao, tục ngữ trên khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với đời sống của con người (2 điểm)
- Khuyên con người khi giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, trang nhã (2điểm)
Câu hỏi số 3: Trong các câu sau, câu nào là câu văn miêu tả? 
A. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cứ ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu.
B. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Lim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy.
C. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sâu.
D. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín - một giống còn lại ở Huế rất hiếm.
* Đáp bán: Biểu điểm: (3 điểm)
- Học sinh đọc kĩ các câu văn, tìm câu có sử dụng yếu tốt miêu tả và đi đến kết luận là câu C (3 điểm)
Bài 3:
Câu hỏi số 1: Qua phần "Cơ hội" trong văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì ?
*Đáp án: Biểu điểm: (4 điểm)
Học sinh cần trả lời đúng 2 ý sau:
- Có sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao về vấn đề này. Hiện nay, đã có công ước về quyền trẻ em, tạo ra một cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng (2 điểm)
- Sự hợp tác và đàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực; Phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh khiến cho một số tài nguyên lớn có thể được chuyển sang phục vụ kinh tế, tăng cường các phúc lợi xã hội..(2điểm) 
Câu hỏi số 2: Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? Vì sao em biết?
Lan hỏi Bình:
- Cậu có biết trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ở đâu không?
- Thì...ở Hà Nội chứ ở đâu!
	A. Phương châm về chất 	C. Phương châm lịch sự
	B. Phương châm cách thức 	D. Phương châm về lượng
*Đáp án: Biểu điểm: (4 điểm)
- Học sinh chọn đáp án D: Câu trả lời của Bình không tuân thủ phương châm về lượng (2 điểm). Vì nội dung câu trả lời của Bình còn thiếu thông tin (2 điểm)
Câu hỏi số 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân dân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn"
Từ "Chúng tôi" trong câu văn trên được ai dùng ? 
A. Các nhà lãnh đạo cao cấp trên thế giới 	C. Tất cả công dân trên thế giới
B. Tất cả trẻ em trên thế giới 	D. Tất cả phụ nữ trên thế giới.
* Đáp án: Biểu điểm: (2 điểm)
Học sinh đọc kĩ đoạn văn và xác định đáp án đúng là A"Chúng tôi" là các nhà lãnh đạo cao cấp trên thế giới.(2 điểm)

Bài 4:
Câu hỏi số 1: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào ?
* Đáp án: Biểu điểm: (5 điểm)
Học sinh nêu đầy đủ 3 nguyên nhân sau:
- Người nói vụng về, thiếu ý thức trong giao tiếp (1.5 điểm)
- Người nói có thể ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn (1.5 điểm)
- Người nói muốn gây sự chú ý hoặc muốn người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó (1 điểm)
+ Trả lời rõ ràng, rành mạnh, trôi chảy (1 điểm)

Câu hỏi số 2: Em có nhận xét như thế nào về phẩm hạnh của Vũ Nương ?
* Đáp án: Biểu điểm: (3 điểm)
- Đức hạnh với chồng, với con, với mẹ chồng, với bà con hàng xóm làng (1điểm)
- Tôn trọng phẩm giá con người (Khi sống, khi bị oan, khi xuống thuỷ cung ) luôn giầy vò vì nỗi oan thất tiết (1 điểm)
- Khát khao hạnh phúc (1 điểm)
Câu hỏi số 3: Đọc hai câu thơ sau:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng
Thấy một mặt trời trong Lăng rất đỏ"
Từ "mặt trời" trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào ? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao?
* đáp án: Biểu điểm: (5 điểm)
Từ "mặt trời" trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp ẩn dụ tu từ (1điểm). ở đây tác giả gọi Bác Hồ là "mặt trời" là dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng (2 điểm). Đây không phải là hình thức phát triển nghĩa của từ vựng vì sự chuyển nghĩa từ trong câu thơ đó chỉ có ý nghĩa trong một hoàn cảnh riêng, nhất định chứ không làm cho từ có nghĩa mới (2 điểm)

Bài 5:
Câu hỏi số 1: Chỉ ra sự khác biệt giữa thể văn tuỳ bút và thể truyện ? 
* Đáp án, biểu điểm: (4 điểm)
- Thể loại truyện (trong đó có "Chuyện người con gái Lam Xương") phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua số phận của con người cụ thể. Vì thế trong truyện thường có cốt truyện và nhân vật. Cốt truyện được tạo nên từ hệ thống các sự kiện và chi tiết (có thực hoặc tưởng tượng) (2 điểm)
- Thể loại tuỳ bút (trong đó có "Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh") thông qua việc ghi chép về những con người và sự việc một cách cụ thể và chân thực, tác giả bộc lộ suy nghĩ và tỉnh cảm, cảm xúc, nhận định, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Sự ghi chép của tác giả mang tính chủ quan nên không có sự gò bó theo một trật tự kết cấu gì, song vẫn tuân theo một tư tưởng và cảm xúc chủ đạo. (2điểm)
Câu hỏi số 2: Hình ảnh Quang Trung Nguyễn Huệ trong đoạn trích "Hoàng Lê nhất thống chí" đã cho ta thấy rõ ông là người có những phẩm chất gì ?
* Đáp án, biểu điểm: (4 điểm) 
- Phẩm chất đầu tiên của Bắc Bình vương Tây Sơn Nguyễn Huệ là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán (2điểm)
- Quan Trung là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, ngoại giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa thấy rộng, biết mình, biết người, sâu sắc và tâm lý, ân uy gồm đủ (2điểm)
Câu hỏi số 3: Nêu cách phát triển của từ vựng ?
* Đáp án, biểu điểm: (4 điểm)
Có 2 cách phát triển từ vựng: Phát triển về nghĩa của từ ngữ và phát triển về số lượng từ (2điểm). Trong phát triển về số lượng từ có 2 cách: Tao thêm từ ngữ mới và mượn từ ngữ nước ngoài (từ mượn) (2điểm)

Bài 6:
Câu hỏi số 1: Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả của Truyện Kiều?
	A. Có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học
	B. Từng trải, có vốn sống phong phú.
	C. Có trái tim giàu tình yêu thương.
	D. Cả A, B và C đều đúng.
* Đáp án, biểu điểm: (2 điểm)
- Học sinh đọc kỹ các đáp án và chọn câu trả lời chính xác: Đáp án C (2điểm)
Câu hỏi số 2: Chỉ ra bức chân dung nổi bật hơn trong đoạn trích "Chị em Thuý Kiều"
* Đáp án, biểu điểm: (5 điểm)
Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" thể hiện sự tinh tế của Nguyễn Du khi miêu tả nhân vật. Tác giả không miêu tử theo thứ tự "Thuý Kiều là chị" trước và "em là Thuý Vân" sau. ậ đây chân dung Thuý Vân được miêu tả trước để làm nổi bật chân dung Thuý Kiều. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đòn bẩy để miêu tả nhân vật. Ngoài ra khi miêu tả Vân Nguỹen Du chỉ dành có 4 câu thơ và chủ yếu là miêu tả ngoại hgình của nàng, trong khi đó ông dành tới 12 câu thơ để miêu tả toàn diện cả nhan sắc và tài năng, tâm hồn của nàng Kiềug.
Như vậy bức chân dung của Kiều là bức chân dung nổi bật hơn.
Câu hỏi số 3: Cho biết trong hai ví dụ sau ở ví dụ nào từ "muối" có sắc thái biểu cảm?
	a) Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước.
	b) "Tay nâng chén muối đĩa gừng
	Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"
	 (Ca dao)

* Đáp án, biểu điểm: (4 điểm)
- Trong hai từ "muối" đó, từ muối trong ví dụ b mang sắc thái biểu cảm, cùng với "gừng cay", "muối mặn" chỉ những vát vả, gian truân mà con người phải nếm trải trong cuộc sống (2điểm). Từ "muối" trong ví dụ a là một thuật ngữ (2điểm)

Bài 7:
Câu hỏi số 1: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du thể hiện trong 8 câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" như thế nào ?
* Đáp án, biểu điểm: (5 điểm)
Tám câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (1điểm)
+ Điệp từ "buồn trong" được nhắc lại 4 lần tạo nên âm hưởng trầm buồn, cụm từ này trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc tâm trạng của nàng Kiều (1điểm)
+ Để diễn tả tâm trạng buồn lo của Kiều, Nguyễn Du đã chọn mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với một trạng thái tình cảm của nàng. Nói về nỗi nhớ cha mẹ, nhớ nhà thì chọn cảnh "thuyền ai thấp thoáng". Nói về nỗi buồn nhớ người yêu và sự xót xa cho thân phận thì chọn cảnh "hoa trôi man mác". Nói về nỗi buồn đau cho cảnh ngộ của mình thì chọn cảnh "nội cỏ dầu dầu", "ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" ... (3điểm)
Câu hỏi số 2: Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:
a) Về khuya, đường phố rất im lặng
b) Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
* Đáp án, biểu điểm: (4 điểm)
a) Dùng sai từ "im lặng". Từ này dùng để nói về con người, có thể thay từ này bằng từ yên tĩnh, vắng lặng (2điểm)
b) Dùng sai từ "cảm xúc". Từ này thường được dùng như danh từ, có nghĩa là "sự rung động trong lòng do tiếp xúc với việc gì" đôi khi nó được dùng như động từ, có nghĩa là "rung động trong lòng do tiếp xucvs với việc gì". Có thể thay từ này bằng từ cảm động (2điểm)
Câu hỏi số 3: Trong Tiếng Việt có nhiều từ phức (từ ghép và từ láy) có các yếu tốp cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau, như từ ghép: nguy hiểm - hiểm nguy, hoặc từ láy: lừng lẫy - lẫy lừng. Hãy tìm năm từ ghép và từ láy tương tự?
* Đáp án, biểu điểm: (1 điểm)
Học sinh tìm đúng mối từ được 1 điểm. 
- Ta có các từ sau: Ca ngợi - ngợi ca; đấu tranh - tranh đấu ; khao khát - khát khao ; vương vấn - vấn vương ; quẩn quanh - quanh quẩn.

Bài 8:
Câu hỏi số 1: Nhận xét về nhân vật Lục Vân Tiên qua truyện "Lục Vân Tiên"
* Đáp án, biểu điểm: Lục Vân Tiên là nhân vật được khắc hoạ qua mô típ quen thuộc ở truyện nôm truyền thống (như truyện Thạch Sanh). Đó là một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo và cuối cùng họ trở thành vợ chồng ... Mô típ đó thể hiện niềm mong ước của tác giả và của nhân dân về việc có những người tài đức dám ra tay cứu nạn giúp đời, nhất là trong thời buổi loạn lạc này.(4 điểm)
Câu hỏi số 2: Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn trích "Lục vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" ?
* Đáp án, biểu điểm: (3 điểm)
Ngôn ngữ của đoạn trích có những đặc điểm sau: 
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động. Vì thé, nó rấ tự nhiên và dễ đi vào lòng người (1 điểm)
- Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương Nam Bộ, thể hiện được tính cách của họ (1 điểm)
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phùhợp với diễn biến tình tiết của sự việc và phù hợp với tính đa dạng của các nhân vật (1 điểm)
Câu hỏi số 3: Những câu sau chủ yếu miêu tả điều gì ?
"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dín gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.
A. Cử chỉ của Thuý Kiều 	 C. Nội tâm của Thuý Kiều
B. Nét mặt của Thuý Kiều	 D. Dáng đi của Thuý Kiều
* Đáp án: Biểu điểm: Đáp án đúng: C (3 điểm)

Bài 9:
Câu hỏi số 1: Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm được thể hiện ở đoạn thơ nào trong đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn". Đó là tâm địa gì ?
* Đáp án: Biểu điểm: (4 điểm)
Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm được thể hiện trong đoạn thơ mở đầu: 
"Đêm khuya lặng lẽ như tờ
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay
Trịnh Hâm khi ấy ra tay
Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời
 Cho người thức dậy lấy lời phui pha" (2 điểm)
- Vì lòng đố kị, ganh ghét với tài năng của Lục Vân Tiên và lo lắng cho con đường tiến thân của mình sau này mà Trịnh Hâm đã quyết định hãm hại Vân Tiên với sự toan tính, sắp đặt một cách khá kĩ lưỡng trong khi Lục Vân Tiên bị mù cả hai mắt và không nơi nương tựa (2 điểm)
Câu hỏi số 2: Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
"ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn"
* Đáp án: Biểu điểm: (4 điểm)
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn (2 điểm)
- Từ láy: Nho nhỏ, gật gù, lạnhlùng, lấp lánh, xa ôi (2 điểm)
Câu hỏi số 3: Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương?
* Đáp án: Biểu điểm: Ví dụ (4 điểm)
- "Thân em vừa trắng lại vừa tròn - Bẩy nổi ba chìm với nước non"(2điểm)
("Bánh trôi nước" - Thơ Hồ Xuân Hương)
- "Một đời được mấy anh hùng - Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi" (2 điểm)
("Truyện Kiều" - Nguyễn Du)

	Giáo viên ra câu hỏi


	Chu Thị Hiền









Trường THCS Hồng Giang
Người ra câu hỏi: Chu Thị Hiền
Môn Giáo dục công dân lớp 9 - Học kỳ I
Thời gian trả lời: 5-6 phút

Bài 1: Sống giản dị
Câu hỏi số 1: Tìm ra những biểu hiện trái với giản dị hoặc không giản dị?
* Đáp án: Biểu điểm: (3 điểm)
- Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp (1 điểm)
- Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng (1điểm)
- Hành vi thể hiện lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh (1 điểm)

Bài 2: Trung thực
Câu hỏi số 1: Đối với người học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì ?
* Đáp án: Biểu điểm: (4 điểm) Rèn luyện tính trung thực trừ những việc làm đơn giản thông thường, gần gũi nhất:
- Thật thà, ngay thẳng đối với cha mẹ, thầy cô giáo và mọi người xung quanh (1 điểm)
- Trong học tập: Ngay thẳng không gian dối (1 điểm)
- Dũng cảm nhận khuyết điểm khi có lỗi (1 điểm)
- Đấu tranh phê bình khi bạn mắc khuyết điểm (1 điểm)

Bài 3: Tự trọng
Câu hỏi số 1: Sau khi đọc truyện "Một tâm hồn cao thượng" em có nhận xét gì về hành động của Rô - be ?
* Đáp án: Biểu điểm: (4 điểm)
- Rô - be là người có ý thức trách nhiệm cao (1 điểm)
- Thực hiện lời hứa bằng bấtt cứ giá nào (1 điểm)
- Biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác (1 điểm)
- Vẻ bề ngoìa nghèo khổ nhưng ẩn chứa một tâm hồn vô cùng cao thượng (1điểm)
Bài 4: Đạo đức và kỉ luật
Câu hỏi số 1: Em hãy đọc nội dung bài tập (C) trong sách giáo khoa trang 14 và trả lời câu hỏi: Em có đồng ý với ý kiến của các bạn ở lớp tuần không ? Vì sao?
* Đáp án: Biểu điểm: (5 điểm) Em không đồng ý với ý kiến của các bạn (1 điểm)
Vì: - Hoàn cảnh gia đình Tuấn rất khó khăn:Tuấn phải thường xuyên đi làm vào ngày chủ nhật, còn những ngày học và hoạt động trong tuần Tuấn vẫn đảm bảo tốt, như vậy Tuấn đã giải uyết tốt việc nhà và việc học (1 điểm)
- Thỉnh thoảng (nghĩa là không phải tất cả các hoạt động của lớp Tuấn vắng mặt) (1 điểm)
- Tuấn "Báo cáo vắng mặt" như vậy là có ý thức tôn trọng quy định, hoạt động của tập thể (1điểm) 
- Kết luận: Tuấn là người có đạo đức: Tranh thủ giúp bố mẹ, cân đối việc học và lao động giúp gia đình, khi vắng mặt đều có báo cáo. (1 điểm)

Bài 5: Yêu thương con người
Câu hỏi số 1: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình thương yêu của con người đối với con người ?
* Đáp án: Biểu điểm: (4 điểm)
- Lá lành đùm lá rách 	(1điểm)
- Yêu nhau chín bỏ làm mười	(1điểm)
- Yêu trẻ trẻ hay đến nhà	(1điểm)
Kính già già để tuổi (phúc) cho
- Bầu ơi thương lấy bí cùng	(1điểm)
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Bài 6: Tôn sư trọng đạo
Câu hỏi số 1: Em hãy nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo trong học sinh hiện nay ? 
* Đáp án: Biểu điểm: (3điểm)
- Tư thế chào hỏi thầy cô giáo chưa nghiêm túc (vừa chạy, vừa chào, vừa đùa nghịch với bạn vừa chào...) 1 điểm
- Không vâng lời thầy, cô giáo khuyên răn (về nhà không học bài và làm bài tập, còn đánh nhau, chửi nhau, nói tục....) 1 điểm
- Có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo (Nói tục chửi bậy trước mặt thầy, cô giáo, vò nát bài kiểm tra bị điểm kém, cãi lại thầy, cô giáo khi bị kiểm điểm...) 1điểm



Bài 7: Đoàn kết tương trợ 
Câu hỏi số 1: Trái với "Đoàn kết, tương trợ" là điều gì?. Hãy tìm một dẫn chứng để chứng minh cho điều ấy?
* Đáp án: Biểu điểm: (4 điểm)
- Mặt trái của đoàn kết, tương trợ là chia rẽ - chia rẽ là chết (2 điểm)
- Dẫn chứng: Lấy từng chiếc đũa ra khỏi bó đũa thì bẻ dễ dàng, nhưng để cả bó thì không sao bẻ nổi (2 điểm)

Bài 8: Khoan dung
Câu hỏi số 1: Em đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến nào sau đây ? Đánh dấu (x) vào ô trống tương ứng.
* Đáp án: Biểu điểm: Xác định đúng mỗi đáp án được 0.5đ	 	 Đồng ý Không đồng ý
1. Nên tha thứ cho lỗi nhỏ của bạn x
2. Khoan dung là nhu nhược	 x
3. Cần biết lắng nghe ý kiến của người khác	 x
4. Không nên bỏ qua mọi lỗi của bạn	 x
5. Khoan dung là cách đối xử khôn ngoan và đúng đắn	 x
6. Khoan dung là không công bằng	 x
Đáp án: Xem phần đánh dấu vào các ô trống của đề bài (câu hỏi)

Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá 
Câu hỏi số 1: Những tiêu chuẩn để xây dựng một gia đình văn hoá là gì?
* Đáp án: Biểu điểm: (4 điểm)Ngày nay cuộc vận động xây dựng gia đìnhvăn hoá có 4 nội dung tiêu chuẩn sau:
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình (1 điểm)
- Xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, có sinh hoạt văn hoá lành mạnh.(1điểm)
- Đoàn kết xóm giềng(1 điểm)
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.(1 điểm)

Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Câu hỏi số 1: Em hãy kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình ? Em cần hiểu như thế nào để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

* Đáp án: Biểu điểm: (6 điểm)
- Học sinh kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình (Ví dụ: truyền thống học tập, đạo đức, văn hoá nghệ thuật..v..v.)(2điểm)
- Để góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
+ Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp, cần được giữ gìn và phát huy.(2điểm)
+ Muốn phát huy truyền thống gia đình, dòng họ, trước hết phải hiểu truyền thống đó.(2điểm)

	Giáo viên ra câu hỏi


	Chu Thị Hiền

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 9 HK I(1).doc