Đề thi học sinh giỏi Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian: 120 Phút

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian: 120 Phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút

Phần I (Trắc nghiệm) (3 điểm)
 Đọc kĩ đoạn trích, trả lời các câu hỏi bằng cách khoan tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
	“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhừng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân mà là việc của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép. lưu truyền lại.”
(Theo Ngữ văn 9 – tập 2)
1. Tác giả của đoạn trích là ai?
	A – Chu Quangg Tiềm	B – Nguyễn Đình Thi
	C – Nguyễn Du	D – Nguyễn Trãi
2. Tác phẩm chứa đoạn trích này là gì?
	A – Tiếng nói của văn nghệ.	B – Bàn về đọc sách
	C – Những đứa trẻ	D – Cố hương

3. Đoạn trích chủ yếu sử dụng thao tác nghệ thuật nào?
	A – Giải thích	B – Phân tích
	C – Chứng minh	D – Tổng hợp

4. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

	A – Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách
	B – Bàn về ý nghĩa to lớn của sách vở.
	C – Bàn về thành tựu khoa học của nhân loại
	D – Bàn về con đường học vấn.

5. Câu “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn” là câu văn nêu ý chính của đoạn văn.

	A - Đúng	B – Sai

6. Câu “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn” là câu:


A – Câu đơn	 	B – Câu mở rộng thành phần	 C – Câu ghép

Phần II (Tự luận) (7điểm)
Câu1 (2đ). Viết đoạn văn nội dung tự chọn từ 5 – 7 câu, trong đó em có sử dụng khởi ngữ 
Câu2 (5đ). Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm lại trường cũ. Em hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy





Đề thi học sinh giỏi
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 120 phút

Phần I (Trắc nghiệm) (3 điểm)
	Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng.

	“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vấn của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như cái việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi … và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.”
(Ngữ văn 7 – tập 1)
1. Đoạn văn trên của tác giả nào?
	A – Thạch Lam	B – Nguyễn Tuân
	C – Minh Phương	D – Vũ Bằng
2. Đoạn văn trên tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A – Miêu tả	B – Biểu cảm	 C – Lập luận	 D – Tự sự
3. Nội dung của đoạn văn trên là:
A – Miêu tả cách thức làm cốm	B - Bàn về cách thưởng thức cốm.
C – Ca ngợi giá trị của cốm.	D – Kể về nguồn gốc của cốm
4. Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn trên là:
A – Sử dụng nhiều tính từ có giá trị biểu cảm cao.
B – Phát hiện ra những giá trị văn hoá chứa đựng trong thức quà giản dị.
C – Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiện, hấp dẫn.
D – Gồm cả 3 ý trên
5. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán – Việt.
A – Thanh khiết	B – Hoà hợp	C – Thanh đạm 	D – Trung thành
6. Nghĩa của từ “Thanh khiết” là:
A – Trong sạch	 B – Cao cả	 C– Vắng vẻ	 D – Tươi tắn
7. Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai:
a. Hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” đều viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú	 Đ S
b. Hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” đã diễn tả tình bạn gắn bó thân thiết của những tâm hồn tri âm	 Đ S
c. Hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” đều kết thúc bằng ba từ “ta với ta” nhưng nội dung thể hiện của mỗi bài hoàn toàn khác nhau.	 	 Đ S
d. Hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” đều có cách nói giản dị, dân dã, dí dỏm. 	 Đ	 S

8. Nối vế 1 với vế 2 sao cho phù hợp.

1
2
1. Sông núi nước Nam
a. Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ
2. Cảnh khuya
b. ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt quân địch
3. Tiếng gà trưa
c. Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng
4. Cảm nghị trong đêm thanh tĩnh
d. Tình yêu nước, yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, lạc quan

Phần II (Tự luận) (7điểm)
Câu1: Chỉ ra sự khác biệt trong cáh dùng cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
Câu 2: Trình bày cảm nghĩ của em về các mùa của nước ta

File đính kèm:

  • docDE THI hoc sinh gioi van 79.doc
Đề thi liên quan