Ma trận đề kiểm tra học kì 2 Năm học: 2010-2011 Trường Thcs Bình Châu

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kì 2 Năm học: 2010-2011 Trường Thcs Bình Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 	
TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU 	 Năm học: 2010-2011
 Môn: Ngữ văn 8 -Thời gian: 90 phút 
 


Nội dung
Mức độ
Tổng cộng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Văn học
Câu 1
Văn bản “Đi đường”

2 ý
2,0 điểm



2 ý
2,0 điểm
Tiếng Việt
Câu 2
Các kiểu câu

2 ý
1,5 điểm

1 ý
0,5 điểm

1 ý
1,0 điểm

4 ý
3,0 điểm
TLV
Câu 3

Nghị luận văn học


2 ý
1,5 điểm

4 ý
1,5 điểm

2 ý
2,0 điểm

8 ý
5,0 điểm
Tổng cộng
6 ý
5,0 điểm
5 ý
2,0 điểm
3 ý
3,0 điểm
14 ý
10,0 điểm
Tỉ lệ
50%
20%
30%
100%
(Ghi chú: Mỗi ý tương ứng với một yêu cầu trong đáp án)

------------------------------------------------------------------------------------------













 PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm) 
	Chép lại nguyên văn bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ). Từ đó nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 2. (3,0 điểm)
	a) Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau:
	“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?(2)
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt: (3)
- Không đau con ạ!(4)”
	b) Hãy viết đoạn văn miêu tả về quê hương em vào lúc bình minh (khoảng 6-8 câu), trong đó có sử dụng câu nghi vấn, câu cảm thán và câu trần thuật. Gạch chân và chỉ ra những câu đó.
Câu 3. (5,0 điểm)
	Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: Người coi kiểm tra không phải giải thích gì thêm.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHÒNG GD & ĐT BÌNH SƠN 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm) 
	Chép lại nguyên văn bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh (phần dịch thơ). Từ đó nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 2. (3,0 điểm)
	a) Xác định kiểu câu trong đoạn văn sau:
	“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?(2)
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt: (3)
- Không đau con ạ!(4)”
	b) Hãy viết đoạn văn miêu tả về quê hương em vào lúc bình minh (khoảng 6-8 câu), trong đó có sử dụng câu nghi vấn, câu cảm thán và câu trần thuật. Gạch chân và chỉ ra những câu đó.
Câu 3. (5,0 điểm)
	Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú: Người coi kiểm tra không phải giải thích gì thêm.




PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU NĂM HỌC: 2010-2011
 Môn: Ngữ văn - Lớp 8


Câu 1. (2 điểm)
- Học sinh chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
	(1,0 điểm)
- Học sinh nêu khái quát được nghệ thuật và nội dung của bài thơ.	
+ Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. 
	 (0,5 điểm)
+ Nội dung: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.	 (0,5 điểm)
Câu 2 (3 điểm)
a) Học sinh xác định đúng các kiểu câu. 	(1,0 điểm) 
(1) Câu trần thuật
(2) Câu nghi vấn
(3) Câu trần thuật
(4) Câu phủ định
b) Viết được một đoạn văn: HS có thể có nhiều cách viết khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Nội dung:
Đoạn văn có nội dung miêu tả, ý tương đối trọn vẹn; có sử dụng hợp lí các câu nghi vấn, cảm thán và câu trần thuật.
- Hình thức:
+ Viết đúng quy cách đoạn văn.
+ Có độ dài đủ như yêu cầu.
+ Không mắc lỗi diễn đạt.
- Cho điểm:
+ Điểm 2,0: Trình bày đầy đủ những yêu cầu về nội dung và hình thức như trên.
+ Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên, song còn mắc một số lỗi như: nội dung chưa thật trọn vẹn, chưa sử dụng hợp lí các câu nêu trên.
+ Điểm 0: Bài không viết được gì.
Câu 3. (5,0 điểm) 
Bài viết của học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, song cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Yêu cầu 1: 	(1,5 điểm)
Học sinh nhận biết đúng kiểu bài nghị luận; biết vận dụng kiến thức lí thuyết về văn nghị luận để viết bài văn.
2. Yêu cầu 2: 	(1,5 điểm)
Hiểu bài văn đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Làm rõ vấn đề “học” là gì, “hành” là gì?
- Làm rõ mối quan hệ giữa “học” và “hành”;
- Làm rõ tác dụng của việc “học” và “hành”;
- Vận dụng vào việc học của bản thân.
2. Yêu cầu 3: (2,0 điểm)
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để xây dựng thành một bài văn nghị luận hoàn chỉnh, có bố cục rõ ràng, hợp lí. 	(1,0 điểm)





- Bài viết phải có văn phong trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả. 	(1,0 điểm)

* Yêu cầu cụ thể:
I/ Mở bài: (1,0 điểm)
- Nêu tầm quan trọng về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
- Trích dẫn đề bài
II/ Thân bài: (3,0 điểm)
1. Giải thích “học” và “hành’ là gì? (0,5 điểm)
- Học: học trong sách vở, ở nhà trường, tự học hỏi để mở mang nâng cao kiến thức, rèn luyện nhân cách.
- Hành: thực hành kiểm nghiệm, vận dụng kiến thức vào việc làm cụ thể, vào cuộc sống.
2. Khẳng định đây là phương pháp học tập đúng đắn. (0,5 điểm)
3. Chứng minh học đi đôi với hành thì mới hiệu quả: (2,0 điểm)
- Học mà không hành thì chỉ là lí thuyết suông, trở nên vô dụng; phải thực hành để kiểm nghiệm kiến thức đã tiếp thu và vận dụng vào đời sống một cách thiết thực hơn. Có như thế, cuộc sống ta mới trở nên có ý nghĩa, hiệu quả. (dẫn chứng)
- Trái lại, nếu không được trang bị bằng sự hiểu biết lý thuyết, lại thực hành không có phương pháp, thường dẫn đến thất bại. (dẫn chứng)
III/ Kết bài: (1,0 điểm)
- Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.
- Liên hệ việc học và hành của bản thân.
Cách cho điểm:
* Điểm 4,0-5,0:
- Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên, có tính sáng tạo.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
- Diễn đạt mạch lạc, không mắc quá hai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
* Điểm 2,0-3,5:
- Bài viết diễn đạt tương đối đầy đủ các ý, bố cục rõ ràng, diễn đạt được, không mắc quá năm lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
* Điểm 0,5-1,5:
- Bài làm chỉ đạt được một số ý, diễn đạt lủng củng, rời rạc, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
* Điểm 0: Bài không viết được gì hoặc chỉ vài câu không rõ nghĩa.

------------------------------------------------------------------------------------------
*Ghi chú: 
- Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung, GV tuỳ thuộc vào bài làm cụ thể của HS mà linh hoạt cho điểm phù hợp, khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo.

File đính kèm:

  • docNgữ văn 8.doc