Kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi năm học 2008 - 2009 đề thi môn: sinh học

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi năm học 2008 - 2009 đề thi môn: sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo Dục và Đào tạo Thái Bình
Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh
Kỳ thi chọn Học sinh giỏi
Năm học 2008 - 2009
Đề thi môn: Sinh học
Thời gian:150 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ Phần trắc nghiệm khách quan (8,0 điểm)
Câu 1: Dạng đột biến gen nào sau đây gây hậu quả lớn nhất đối với phân tử Protein ?Biết đột biến không liên quan đến mã mở đầu và mã kết thúc .
A. Thay thế một cặp Nucleotit ở giữa gen B. Thay thế một cặp Nucleotit ở cuối gen
C. Mất một cặp Nucleotit ở giữa gen D. Mất một cặp Nucleotit ở cuối gen
Câu 2: Loại đột biến nào sau đây tạo nên “thể khảm” trên một cơ thể thực vật?
A. Đột biến gen trội trong giảm phân ở một tế bào sinh dục
B. Đột biến gen trội trong nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng
C. Đột biến gen lặn trong giảm phân ở một tế bào sinh dục
D. Đột biến gen lặn trong nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng
Câu 3: Gen B bị đột biến thành gen b , gen b chênh lệch so với gen B hai liên kết Hidro .Biến đổi nào sau đây đã xảy ra trong gen B ?
A. Mất hoặc thêm một cặp G - X B. Mất hoặc thêm một cặp A - T
C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X C. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T
Câu 4: Một gen dài 0.357àm có số Nucleotit loại Adenin chiếm 30% số Nucleotid của gen . Một đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm cho số liên kết Hidro trong gen đột biến giảm đi một so với gen bình thường .Số lượng từng loại Nucleotit của gen đột biến là bao nhiêu ?
A. A = T = 630 , G = X = 420 B. A = T = 420 , G = X = 630
C. A = T = 629 , G = X = 421 D. A = T = 631 , G = X = 419
Câu 5: Người ta vận dụng dạng đột biến nào sau đây để loại ra khỏi NST những gen không mong muốn ?
A. Đột biến mất đoạn NST B. Đột biến lặp đoạn NST
C. Đột biến đảo đoạn NST D. Đột biến chuyển đoạn NST
Câu 6: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi vị trí của gen trên NST?
A. Mất đoạn NST B. Lặp đoạn NST C. Chuyển đoạn NST D. Đột biến đa bội
Câu 7: ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24 . Thể ba nhiễm kép của loài có bao nhiêu NST?
A. 12 B. 26 C. 36 D. 72
Câu 8: ở một loài thực vật gen B quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với gen b quy định thân thấp . Cho một cây tứ bội của loài tự thụ phấn thu được kết quả 305 cây cao và 101 cây thấp . Kiểu gen của cây đó như thế nào ?
A. BBBB B, BBBb C. BBbb D. Bbbb
Câu 9: Bệnh mù màu ở người do một gen lặn nằm trên NST X quy định ( không có alen ở Y ) một cặp vợ chồng đều bình thường họ sinh được một con gái có dạng XO và biểu hiện mù màu . Hiện tượng trên được giải thích như thế nào ?
A. Có sự rổi loạn trong phân bào giảm phân I ở mẹ B. Có sự rối loạn trong phân bào giảm phân II ở mẹ
C. Có sự rối loạn trong phân bào giảm phân ở cả bố và mẹ D. Có sự rối loạn trong phân bào giảm phân ở bố
Câu 10: Đối với một giống cây trồng kiểu gen có vai trò như thế nào trong việc tăng năng suất ?
A. Quy định khả năng chống chịu của giống B. Quy định giới hạn năng suất của giống
C. Quy định năng suất cụ thể của giống D. Quy định mức độ biến đổi của giống
Câu 11: Năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây ?
A. Giống B. Kỹ thuật sản xuất C. Giống và kỹ thuật sản xuất D. Khả năng sinh trưởng và phát triển
Câu 12: Tính chất nào sau đây không phải là của thường biến ?
A. Biến đổi đồng loạt theo cùng một hướng B. Không có khả năng di truyền
C. Có khả năng di truyền D. Biến đổi tương ứng với điều kiện sống
Câu 13: Khảo sát một quần thể thực vật người ta xác định được số cây có kiểu gene dị hợp Aa chiếm 60%. Hãy dự đoán sau 3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ cây dị hợp Aa là bao nhiêu % ?
A. 7.5% B. 12,5% C. 22.5% D. 30%
Câu 14: Bằng phương pháp nào sau đây có thể tạo được dòng thuần một cách nhanh nhất ?
A. Cho tự thụ phấn bắt buộc B. Cho giao phối cận huyết
C. Dùng Consixin tứ bội hoá các cơ thể lưỡng bội D. Dùng Consixin lưỡng bội hoá các cơ thể đơn bội
Câu 15: ở người bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường gây ra. Trong một gia đình bố mẹ đều bình thường sinh ra con bị bạch tạng .Bệnh được biểu hiện là do:
A. Sự phản ứng của cơ thể với môi trường B. Sự tổ hợp các gen đột biến lặn
C. Sự tương tác giữa các gen D. Sự xuất hiện tính trạng trung gian
Câu 16: ở cây bầu gen A át chế các gen không alen để cho màu trắng ; cặp alen aa không át chế . Gene B quy định màu vàng trội so với gen b quy định màu xanh. Từ một phép lai giữa cây bầu quả trắng và cây bầu quả vàng thu được kết quả gồm : 80 cây quả trắng; 60 cây quả vàng;20 cây quả xanh.Kiểu gen của cây bố mẹ phải như thế nào ?
A. AABB và aaBB B. AABb và aaBB C. AaBb và aaBb D. AaBB và aaBb
Câu 17: Có 250 tế bào sinh tinh giảm phân để tạo tinh trùng hiệu suất thu tinh của tinh trùng là 10%, của trứng là 1%. Trong quá trình giảm phân và thụ tinh đã có bao nhiêu hợp tử được hình thành và bao nhiêu tế bào sinh trứng tham gia?
100 hợp tử được tạo thành và 1000 tế bào trứng tham gia
1000 hợp tử được tạo thành và 1000 tế bào trứng tham gia
100 hợp tử được tạo thành và 100 tế bào trứng tham gia
100 hợp tử được tạo thành và 10.000 trứng tham gia
Câu 18: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1:1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:
A. Aa x Aa B. AA x Aa C. AA x aa D. B, C đúng
Câu 19: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ là:
A. 4 kiểu hình :8 kiểu gen B. 8 kiểu hình : 27 kiểu gen
C. 8 kiểu hình : 12 kiểu gen D .4 kiểu hình : 12 kiểu gen
Câu 20: ở đậu Hà Lan có A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau:
 Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn cho 1 hạt vàng, trơn và 1 xanh, trơn Kiểu gen của 2 cây bố mẹ sẽ là :
A. Aabb x aabb B. AAbb x aaBB C. Aabb x aaBb D. Aabb x aaBB
Câu 21: Phép lai nào dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất:
A. AABB x AaBb B. AABb x Aabb C. Aabb x aaBb D. AABB x AABb
Câu 22: Sử dụng dữ kiện: A: Cây cao a: Cây thấp B: Quả tròn b: Quả bầu 
 Mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể 
Phép lai P: AaBb x aaBb cho F1 có tỷ lệ kiểu gen:
A. (1:2:1)2 B. 1:2:1:1:2:1 C. 3:3:1:1 D. 9:3:3:1
Câu 23: Trong những điều kiện nghiệm đúng sau của định luật Hácđi- Vanbéc, điều kiện cơ bản nhất là 
quần thể phải đủ lớn, trong đó các cá thể mang kiểu gen và kiểu hình khác nhau đều được giao phối với xác suất ngang nhau.
các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau.
các loại hợp tử đều có sức sống như nhau. D. không có đột biến, chọn lọc, du nhập gen.
Câu 24: Một người có mắt nâu (NN):
A. Chắc chắn sinh được con có mắt xanh.
B. Có thể sinh con mắt xanh nếu kết hôn với người mang kiểu gen Nn.
C. Có thể sinh con mắt xanh nếu kết hôn với người mang kiểu gen nn.
D. Không thể sinh con mắt xanh.
Câu 25: Để chắc chắn người phụ nữ mang kiểu gen dị hợp sinh được các con đều có mắt nâu thì người chồng phải có kiểu gen là:
A. NN B. Nn C. NN hoặc Nn D. Nn hoặc nn
Câu 26: Phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 là:
A. AaBb x aabb. B. Aabb x aaBb. C. AaBb x AABB D. A và B đúng.
Câu 27: Liên kết gen hoàn toàn xảy ra khi:
A. Các gen trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau
B. Tất cả các gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể
C. Các gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và có vị trí tương đối xa nhau
D. Các gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và có vị trí gần nhau
Câu 28: Muốn phân biệt quy luật liên kết gen với gen đa hiệu người ta sử dụng phương pháp:
A. Kết hợp việc cho trao đổi chéo với gây đột biến
B. Kết hợp giữa lai phân tích với lai tương đương
C. Kết hợp giữa lai tương đương với lai thuận nghịch
D. Kết hợp giữa giao phối gần với lai xa
Câu 29: P: (Aa, Bb) x (Aa, bb). Có thể xác định quy luật liên kết gen khi F1 xuất hiện kết quả:
A.1(A-bb) : 2(A-B-) : 1(aabb) 
B.3(A-B-) : 3(A-bb) : 1(aaB-) :1(aabb)
C.1(A-B-) : 2(A-bb) : 1(aaB-) hay 1( A-bb) : 2(A-B-) : 1 (aaB-)
D. 1(A-bb) : 2(A-B-) : 1(aabb) hoặc 1(A-B-) : 2(A-bb) :1(aaB-)
Câu 30: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê đã đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Van béc cấu trúc di truyền trong quần thể lúc đó là
0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa. B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
 C. 0,39 AA: 0,52 Aa: 0,09 aa. D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 31: Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có 75 AA: 28 Aa: 182 aa, các cá thể giao phối tự do cấu trúc di truyền của quần thể khi đó là
A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa. B. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
 C. 0,09 AA: 0,42 Aa: 0,49 aa. D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 32: Trong quần thể Hácđi- vanbéc, có 2 alen A và a trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số tương đối của alen a và alen a trong quàn thể đó là
0,6A : 0,4 a. B. 0,8A : 0,2 a. C. 0,84A : 0,16 a. D. 0,64A : 0,36 a.
I/ Phần tự luận (12,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
1. Biến dị tổ hợp là gì? Cho ví dụ. 
2. Có hai loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội của loài thứ nhất là 2n1, của loài thứ 2 là 2n2 (n1>n2). Qua giao phối loài nào sẽ cho nhiều biến dị tổ hợp hơn? Giải thích.
Câu 2 (2,0 điểm)
Làm thế nào để phân biệt được tính trạng lặn, tính trạng trội trong cặp tính trạng tương phản? Cho biết tính trạng do 1 gen quy định, tính trạng trội hoàn toàn.
Câu 3 (2,0 điểm) 
Thế nào là cặp nhiễm sắc thể(NST) tương đồng? Nó được cấu tạo như thế nào? Nêu cơ chế hình thành cặp NST tương đồng bình thường.
Câu 4 (2,0 điểm)
Các dạng đột biến nào có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể số 21 của người. Làm thế nào để nhận biết các dạng đột biến đó?
Câu 5. (2,0 điểm)
Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phần gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa giống?
Vì sao trong chọn giống người ta vẫn tiến hành dùng hai phương pháp thụ phấn bắt buộc và giao phối gần?
Câu 6. (2,0 điểm) 
ở một loài thực vật, tiến hành lai 2 thứ giống cây thuần chủng: cây thân cao, hoa trắng với cây thân thấp, hoa đỏ thu được F1 đồng loạt cây thân cao, hoa hồng. Đem lai cây F1 với một thứ khác thu được F2 có tỉ lệ phân li về kiểu hình là 3: 6: 3: 1: 2: 1. 
Biện luận, viết sơ đồ lai minh họa từ P đến F2.

File đính kèm:

  • docde thi chon HSG .doc
Đề thi liên quan