Kỳ thi khảo sát chất lượng thi đại học năm 2012 lần thứ 2 Đề thi Môn: Ngữ Văn Lớp 11; Khối: C TRƯỜNG THPT LỤC NAM

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi khảo sát chất lượng thi đại học năm 2012 lần thứ 2 Đề thi Môn: Ngữ Văn Lớp 11; Khối: C TRƯỜNG THPT LỤC NAM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT LỤC NAM
——————
KỲ THI KSCL THI ĐẠI HỌC NĂM 2012 LẦN THỨ 2
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11; KHỐI: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời giao đề.
Đề thi gồm: 01 trang.
———————

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm): Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
Câu II (3,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong những câu thơ sau:
 Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
 Trơ cái hồng nhan với nước non.
 Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, 
 Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
 (Tự tình, bài II- Hồ Xuân Hương)
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
 Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện lúc chiều tối trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam .
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
 Phân tích quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
………………………..Hết………………………
Họ và tên thí sinh: ...................................................SBD:...................... Phòng:............





 



















 ĐÁP ÁN ĐỀ THI VĂN 11 KHỐI C

PHẦN CHUNG
Câu 1:
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
- Nam Cao (1917- 1951) là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, nhất quán. Những nội dung này thể hiện trong sáng tác của ông. (0,25d)
- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao : văn chương phải phán ánh chân thực cuộc sống, phục vụ cho đời sống con người. Trong truyện Giăng sáng , ông đã nói rõ: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần ánh trăng lừa dối ; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than…” (0,5d)
- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là quan điểm hiện thực và nhân đạo. Ông cho rằng, tác phảm phải có giá trị nhân đạo sâu sắc. Trong Đời thừa, ông viết: “…nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phần khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. (0,5d)
- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao còn thể hiện: Coi lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu. Ông xem nhà văn phải là người sáng tạo “Nhà văn phải biêt khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có…” ( Đời thừa). Ông đòi hỏi người viết phải có lương tâm, không được cẩu thả “Cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. (0,5d)
- Tóm lại, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là tiến bộ và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Với quan điểm đó, Nam Cao có ảnh hưởng và cống hiến cho nền văn học, xứng đáng được tôn vinh là một hiện tượng văn học không thể thay thế. (0,25d)

 Câu 2:
Khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ cần phân tích( 0,5d)
Cảm nhận về đoạn thơ
Hai câu đề (1d)
Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hối thúc của thời gian qua nhịp điệu dồn dập của tiếng trống canh. Thể hiện tam trạng rối bời, lo âu ( phân tích từ: đêm khuya, văng vẳng).
Câu 2 diễn tả nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng của nhà thơ trước cảnh ngộ của chính mìn
 ( phân tích từ trơ, cách ngắt nhịp)
Hai câu thơ thể hiện một cảm giác cô đơn, trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ, bẽ bàng trước cuộc đời.
Hai câu thực (1d)
Nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng (phân tích sự lặp lại của từ lại và hình ảnh vầng trăng khuyết chưa tròn).
Kết luận: 
 Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (0,5d).




PHẦN RIÊNG
Câu 3:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (1d)
Hình ảnh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tối trong Hai đứa trẻ:
Thiên nhiên với các biểu hiện cụ thể: hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị.
 Đặc điểm chung: êm ả, đượm buồn, thấm đượm cảm xúc trìu mến. (1d)
Vai trò của hình ảnh thiên nhiên : gợi đúng đặc trưng của không gian phố huyện, làm nền cho hoạt cho con người, gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật, tạo nên chất trữ tình riêng cho truyện (0,5d)

3. Hình ảnh con người ở phố huyện nghèo lúc chiều tối
- Những kiếp người tàn tạ: mẹ con chị Tý, gia đình bác xẩm, bác phở Siêu, bà cụ Thi, hai chị em An và Liên ( phân tích). Đặc điểm chung: cuộc sống buồn tẻ, đơn điệu, quẩn quanh, bế tắc (2,0 đ)
- Tình cảm của nhà văn dành cho những con người nghèo khổ nơi phố huyện là thông cảm, xót thương, muốn có sự thay đổi đến với cuộc đời của họ (0,5 đ) 

Câu 4:
1.Khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề (1,0d)
2.Qúa trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo
Qúa trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo
Cấp độ 1: Từ người lương thiện Chí trở thành kẻ lưu manh
+ Chí vốn là người lương thiện: hiền lành, có ước mơ, có lòng tự trọng (0,5d)
+ Sau khi ra tù, Chí thay đổi từ diện mạo, trang phục đến hành động thường ngày: say rượu, chứi bới, ăn vạ… Hăn trở thành một kẻ lưu manh. (0,5d)
Cấp độ 2: Từ kẻ lưu manh Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
Hắn trở thành công cụ gây tội ác trong tay Bá Kiến. Dưới con mắt của làng Vũ Đại, hắn thực sự là con quỷ dữ hiện hình. (0,5d)
Sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo
Sau trận ốm và sau cuộc tình với thị Nở, Chí Phèo sống lại những cảm xúc đầy nhân tính: cảm nhận âm thanh trong cuộc sống, nhận thức về bản thân. Khi được thị chăm sóc, Chí thực sự được hồi sinh tâm hồn: xúc động, khát khao hạnh phúc, khát khao lương thiện…(0,5d)
Sau khi bị cự tuyệt, Chí có hành động phản kháng đầy tuyệt vọng: giết Bá Kiến rồi tự sát ( phân tích lời nói và hành động của Chí khi đến nhà Bá Kiến lần cuối). Hành động của Chí là hành động rửa thù của người nông dân đã thức tỉnh về quyền sống và nhân phẩm. (0,5d)
Ý nghĩa của quá trình tha hóa và thức tỉnh trong Chí Phèo 
Tố cáo xã hội đẩy người lương đến tận cùng sự tha hóa ( 0,25d)
Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ của Nam Cao: phát hiện, miêu tả, khẳng định bản chất lương thiện của con người ngay cả khi tưởng chừng họ bị vùi lấp nhân hình, nhân tính. (0,25d).

3.Kết luận:
Qúa trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo được Nam Cao thể hiện bằng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt của một tài năng lớn cùng với những cảm xúc của một trái tim nghệ sĩ giàu tình yêu thương con người nà sự sống. (1,0d).


 …………..Hết…………..




File đính kèm:

  • docDE THI THU DH DANH CHO LOP 11.doc