Kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện vòng 1 năm học 2012 - 2013 môn thi: môn thi: ngữ văn 9 thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

docx2 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện vòng 1 năm học 2012 - 2013 môn thi: môn thi: ngữ văn 9 thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 1 NĂM HỌC 2012 - 2013 
Môn thi: N Môn thi: Ngữ Văn 9 
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) 
Câu 1 (6.0 điểm): 
Đọc kỹtruyệndưới đâyrồi thực hiện các yêu cầu sau đó: 
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi 
tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. 
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng 
có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt 
lấy bàn tay run rẩy của ông: 
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. 
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: 
- Cháu ơi, cảmơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. 
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của 
ông. 
( Người ăn xin - Theo Tuốc-ghê-nhép) 
1. ( 3.0 điểm): 
a ( 1.0 điểm): Chép ra từ ngữ xưng hô trong những lời thoại trên. 
b( 1.0 điểm): Dựa vào từ ngữ xưng hô, chỉ rõ vai xã hội của người tham gia hội 
thoại. 
c. ( 1.0 điểm) Cho biết thái độ của các nhân vật được thể hiện qua từ ngữ xưng 
hô cùng với cử chỉcủa họ. 
Câu 2 ( 3.0 điểm): Với câu chuyện trên, không chỉ có nhân vật trong truyện mà 
người đọc ( người nghe) cũngđã "nhận được một cái gìđó". Ý kiến của em. 
Câu 3 ( 4.0 điểm): 
" Khi con tu hú" của Tố Hữu là bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và 
niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Hãy 
chứng minh. 
Câu 1 ( 6.0 điểm): 
1 ( 3.0 điểm): 
a ( 1.0 điểm): Chép ra được từ ngữ xưng hô trong các lời thoại. Cụ thể: 
- Lời của nhân vật " tôi": " ông", "cháu" => mỗi từ đúng: 0.25 điểm 
- Lời của người ăn xin: " cháu", " lão" => mỗi từ đúng: 0.25 điểm 
b ( 1.0 điểm): Xác định được vai xã hội của người tham gia hội thoại: 
+ Nhân vật " tôi": Vai dưới => 0.5 điểm. 
+ Người ăn xin: Vai trên => 0.5 điểm. 
c ( 1.0 điểm): Thái độ của các nhân vật: Nhân vật " tôi": Quan tâm, tôn trọng và 
chân thành đối với người ăn xin => 0.5 điểm. 
Người ăn xin: Tôn trọng, chân thành trước những gì mà nhân vật " tôi" đã dành 
cho mình => 0.5 điểm. 
Câu 2 ( 3.0 điểm): 
I. Đáp án: 
Sau đây là một số gợi ý: 
+ Nhân vật trong truyện dù không nhận được ở nhau giá trị vật chất nhưng đã nhận 
được tình cảm của mỗi người dành cho nhau( nhân vật " tôi" đã dành cho nhân vật 
người ăn xin sự quan tâm, thái độ tôn trọng, cử chỉ, lời nói chân thành; còn nhân vật 
người ăn xin đã cảm kích trước tấm lòng của nhân vật " tôi" và cũng đáp lại tình cảm 
của " tôi" bằng một thái độ tôn trọng và tình cảm chân thành, sâu sắc). 
+ Người đọc ( người nghe) nhận được một bài học có ý nghĩa sâu sắc từ nội dung 
câu chuyện. Đó là cách ứng xử giữa con người với con người được gợi lên từ cách 
ứng xử của các nhân vật trong truyện. Cụ thể: 
- Biết quan tâm đến người khác và biết cách thể hiện sự quan tâm đó ( bằng lời 
nói, cử chỉ...). 
- Cần phải có thái độ tôn trọng người khác ( thái độ đó không bị chi phối bởi địa vị 
hay sự sang - hèn...). Và tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình. 
- Cần biết đón nhận và biết trân trọng, nâng niu tình cảm, tấm lòng của người khác 
dành cho mình. 
- Khi con người biết dành cho nhau sự quan tâm, tôn trọng và sự chân thành thì sẽ 
góp phần làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. 
+ Phương châm hành động của bản thân. 
Câu 3 ( 4.0 điểm): 
gợi ý: 
+ Bài thơ được Tố Hữu sáng tác trong cảnh lao tù. 
+ Lòng yêu cuộc sống tha thiết đã giúp cho trí tưởng tượng người tù cách mạng 
hướng về cuộc sống tự do bên ngoài. Từ sự tưởng tượng ấy mà một bức tranh mùa hè 
rộn rã, tươi vui, đầy sức sống được hiện ra (...). Đó là một bức tranh tâm cảnh sống 
động và đằng sau bức tranh ấy là tình cảm, tấm lòng của người chiến sĩ cách mạng đối 
với cuộc sống. 
+ Khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh ngộ tù 
đày được thể hiện ở tâm trạng bực bội, muốn phá tung xiềng xích chốn lao tù. 
+ Đánh giá về con người nhà thơ Tố Hữu. 

File đính kèm:

  • docxKY THI HOC SINH GIOI CAP HUYEN VONG 1 NAM HOC 2012docx.docx