Kỳ thi giáo viên giỏi cấp thpt năm học 2009-2010 đề thi môn: hoá học thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

doc5 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi giáo viên giỏi cấp thpt năm học 2009-2010 đề thi môn: hoá học thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THPT NĂM HỌC 2009-2010
ĐỀ THI MÔN: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
————————
Lưu ý: Đề thi có 02 trang
A. PHẦN NHẬN THỨC CHUNG (4 điểm)
Chủ đề năm học 2009-2010 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
	Đồng chí hãy nêu nhận thức của bản thân về chủ đề năm học.
	Qua việc nghiên cứu các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009-2010 bậc trung học và thực tế giảng dạy, đồng chí hãy xác định nhiệm vụ của bản thân trong việc thực hiện tốt yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục
B. PHẦN KIẾN THỨC BỘ MÔN (16 điểm)
Câu I (2 điểm)
 Cho 10,000 lít H2 và 6,720 lít Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hòa tan sản phẩm vào 385,400 gam nước, được dung dịch A. Lấy 50,000 gam dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, được 7,175 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2
Câu II (2 điểm)
 Sản xuất ure từ khí metan, không khí và hơi nước bằng các giai đoạn phản ứng sau:
 xt
	 CH4 + 2H2O CO2 + 4H2 (1)
 t0
Loại O2 từ không khí để được N2:
	 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (2)
	 N2 + 3H2 2NH3 	 (3)
Rồi từ NH3 phản ứng tiếp với CO2 tạo ure .
Nếu từ 841,7 m3 không khí ( 21,03 % oxi, 78,02% nitơ còn lại là khí hiếm ) thì cần bao nhiêu m3 metan và bao nhiêu m3 hơi nước ( cùng điều kiện t0, p) để có đủ lượng nitơ và hiđro theo tỉ lệ mol 1: 3 dùng cho phản ứng tổng hợp amoniac? Giả sử phản ứng (1), (2) xảy ra hoàn toàn .
Câu III (2 điểm)
 Hốn hợp X có 2 hiđro cacbon đồng đẳng liên tiếp . x = 31,6. 6,32 gam X cho vào 200 gam dung dịch có xúc tác thích hợp thì được dung dịch Z và 2,688 lít khí khô Y bay ra (đktc). y = 33. Biết dung dịch Z có C % andehit được tạo ra. 
 Tìm giá trị của C?
Câu IV (2 điểm)
 25,6 gam hỗn hợp X có Fe, FeS, FeS2 và S tan hết ở dung dịch HNO3 dư được V lít NO ( đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, được 126,25 gam kết tủa. Tìm giá trị của V?
Câu V (2 điểm)
 Hỗn hợp khí A có CH4, C2H6, C3H8 và C4H10. Tỉ khối của A so với hiđro bằng 17,1. Đốt hoàn toàn 3,36 lít A bằng oxi rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, được m gam kết tủa. Khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính số gam kết tủa thu được ?
Câu VI (2 điểm)
 Dung dịch monoaxit HA 0,373 % có khối lượng riêng 1,000 g/ml và pH = 1,70. Khi pha loãng gấp đôi thì pH = 1,89.
 1. Tính Ka của axit?
 2. Tính khối lượng mol và công thức phân tử của axit này. Biết rằng thành phần axit có 1,46 % H, 46,72% O còn lại là nguyên tố chưa biết . 
Câu VII (2 điểm)
 m gam hỗn hợp A có Mg, MgCO3 tan hết ở dung dịch HCl dư, được 22,4 lít hỗn hợp H2 và CO2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ CO2 vào 500 ml NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, được 50,4 gam chất rắn khan. Tìm m? 
Câu VIII (2 điểm)
 A là hợp chất của nitơ và hiđro với tổng điện tích hạt nhân bằng 10.
 B là oxit của nitơ có 36,36 % oxi về khối lượng .
 1/ Xác định A, B, D,E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
 A + NaClO → X + NaCl + H2O 
	 X + HNO2 → D + H2O 
 D + NaOH → E + H2O
 1 : 1
 A + Na G + H2 
 G + B → E + H2O 
 2/ Công thức cấu tạo của D? Nhận xét về tính oxihóa - khử của nó?
 3/ D hòa tan Cu tương tự HNO3 . Hỗn hợp D và HCl hòa tan được vàng tương tự cường thủy . Viết các phương trình phản ứng tương ứng.
—Hết—
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh  SBD 
KỲ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THPT NĂM HỌC 2009-2010
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC
————————
A. PHẦN NHẬN THỨC:
	-Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng GD là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH-HĐH, hội nhập quốc tế; Đây cũng là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài. (Nêu một vài hạn chế của công tác quản lý và chất lượng GD hiện nay). (1,0 đ)
	-Với mỗi giáo viên ngoài việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ, cần thường xuyên làm tốt một số công việc sau:
	+Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với giải pháp cụ thể của Ngành là thực hiện “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. (1,0 đ)
	+Thực hiện đổi mới PPDH, theo yêu cầu trong hai năm học bắt đầu từ năm học 2009-2010 chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua lối “đọc – chép”; trong năm học mỗi giáo viên có ít nhất một đổi mới PPDH. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, trong năm học mỗi giáo viên làm được ít nhất một bài giảng điện tử. (1,0 đ)
	+Thực hiện tốt việc đổi mới KTĐG; thực hiện đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng; đánh giá đúng chất lượng thực, khắc phục triệt để tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp; thực hiện công khai chất lượng GD; đổi mới KTĐG thúc đẩy việc đổi mới PPDH và cách học của học sinh. (1,0 đ) 
	Trên đây là những ý cơ bản, giáo viên có thể nêu thêm một số công việc khác. Giám khảo vận dụng cho điểm. 
B. PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN:
t0
Câu I (2 điểm)
 H2 + Cl2 2HCl (1)
	 HCl + AgNO3 AgCl ↓ + HNO3 (2)
Ban đầu 
 → H2 dư, tính hiệu suất phản ứng theo Cl2
Đặt x là số mol Cl2 đã phản ứng → 2x mol Hcl
 nAgCl = 	(0,5 đ)
Ta có → x = 0,2
 Hiệu suất phản ứng = = 66,67 %	(0,5 đ)
 (SGK 10 nâng cao, trang 130 bài 6)
Câu II (2 điểm)
 CH4 + 2H2O → CO2 + H2 (1)
 	 CH4 + 2O2 → CO2 +2H2O (2) 
	 N2 + 3H2 2NH3 	 (3)
Phản ứng (2) để loại hết oxi, còn lại là nitơ
Phản ứng (1) tạo ra hiđro 
Trong cùng điều kiện về t0, p thì = 581 m3	(1 đ)
	 (hơi) = 808 m3 (1 đ)
 (Sgk 11bài 8 trang 48)
Câu III (2 điểm)
 Trong X có C2H2, C3H4 
 1 mol X có x mol C2H2 → 26x + 40(1-x) = 31,6 → x= 0,6 
 6,32 g X có : = 0,12 mol C2H2
2,688 lít Y là 0,12 mol y
 1 mol Y có y mol C2H2 → 26y + 40(1-y) = 33 → y= 0,5 mol C2H2 (1 đ)
 xt
 Vậy 0,12 mol Y có 0,12.0,5 = 0,06 mol C2H2 dư
 	C2H2 + H2O CH3CHO 
 xt
 C3H4 + H2O CH3COCH3
 → nCH3CHO = nC2H2 pư = 0,12 - 0,06 = 0,06 mol 
 C % = = 1,305 %	(1 đ)
Câu IV (2 điểm)
 Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO +2H2O 
 FeS + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + 3NO +2H2O 
 FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5 NO + 2H2O
 S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO
 Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O
 → ở 25,6 g X có 0,54 mol ( s, s-1, s-2)
 Và 0,15 mol (Fe, Fe+2)	(1 đ)
 nNO = = 1,229 mol
 → VNO = 27,55 lít	(1 đ)
Câu V (2 điểm)
 Công thức phân tử chung là CH
 CH + O2 → CO2 + (+1)H2O
	 =17,1 → = 2,3
 Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O 
 n= .2,3 = 0,345 (mol)
 → m = 197.0,345 = 67,965 gam
Câu VI (2 điểm)
 1/ (1 điểm) HA H+ + A-
 Bỏ qua H+ của H2O phân li
 Ban đầu nồng độ HA là C (M/l)
 Ka = 
 pH = 1,70 → [H+] = 10-1,70 = 0,0200
 pH = 1,89 → [H+] = 10-1,89 = 0,0129
 Ka = → Ka = 0,0116
 	 C = 0,0545 (M/l) 	(1 đ)
 2/ (1 điểm) 
 m 1lít dd HA = 1000.0,00373 = 3,73 g
 KL mol HA = = 68,4 gam 
 1 mol HA có 68,4.0,0146 = 1,00 g H (1 mol)
 	 68,4. 0,4672 = 32,05 g O (2 mol)
 	 68,4 - 1,00 - 32,05 = 35,6 g X 
 CTPT axit: HXnO2 
 n = 1 → X: Cl thỏa mãn 
 n = 2, 3,... không có X thỏa mãn 
 CTPT axit: HClO2	(1 đ)
Câu VII (2 đ)
 Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑ 	 (1)
 MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2 ↑ (2)
 = 1 mol 
Ta có sơ đồ : NaOH → CO2 → NaHCO3 
	 1 mol 84 gam 
	 2 NaOH → CO2 → Na2CO3 
	 1 mol 	53 gam 
 Nhận xét : 50,4 < 53 < 84
 Suy ra : NaOH dư 	(1 đ)
 Chỉ có : 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O 
	 2x x x 
 40 (1-x) + 106 x = 50,4 
 → x = 0,4 mol CO2 = n MgCO3
 → 1- 0,4 = 0,6 mol H2 = n Mg
	 m = 48 gam 	(1)
Câu VIII (2 đ)
 1/ (1 đ) A: NH3 B: N2O D: HN3 
 E: NaN3 	 G: NaNH2
 2NH3 + NaClO → N2H4 + NaCl + H2O
 N2H4 + HNO2 → HN3 + 2H2O
 HN3 + NaOH → NaN3 + H2O 
 2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2 
 NaNH2 + N2O → NaN3 + H2O
 2/ (1 đ) H - N -3 = N+5 ≡ N-3
 Vừa có tính oxihóa ( vì có N+5)
 Vừa có tính khử ( vì có N-3)
 Cu + 3HN3 → Cu(N3)2 + N2 + NH3 
 2Au + 3 HN3 + 8HCl → 2H[AuCl4] + 3N2 + 3NH3
—Hết—

File đính kèm:

  • doc02 Hoa GVGTHPT 0910.doc