Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hoá cấp tỉnh năm học 2012-2013 môn thi: ngữ văn; lớp: 8 phổ thông

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hoá cấp tỉnh năm học 2012-2013 môn thi: ngữ văn; lớp: 8 phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Đề thi có 01 trang
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI: Ngữ văn; LỚP: 8 Phổ thông
Ngày thi: 30/3/2013
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (4,0 điểm)
	Cho đoạn trích sau:
	Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
(Cô bé bán diêm – An-đéc-xen, Ngữ văn 8, T1, NXB giáo dục Việt Nam, 2011, tr.64 - 65)
	a. Việc sử dụng các câu hỏi trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?
	b. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích trên? Tác dụng của trường từ vựng đó.
Câu 2. (6,0 điểm)
	Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, hình ảnh chiếc lá thường xuân được cụ Bơ-men vẽ trên bức tường đã giữ lại sự sống cho Giôn-xi trong lúc cô tuyệt vọng nhất.
	Hình ảnh ấy đã đem đến cho em bài học gì về cuộc sống?
Câu 3. (10,0 điểm)
	Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:	
	… Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
	Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
	Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
	Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
	“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
	Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
	Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
	Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
	Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Quê hương – Tế Hanh, Ngữ Văn 8, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.16 - 17)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
`	Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
(Khi con tu hú – Tố Hữu, Ngữ văn 8, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.19)
--------------------------------Hết-------------------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh................................................ Số báo danh:..................
Giám thị 1 (Họ tên và ký)............................................................................
Giám thị 2 (Họ tên và ký)........................................................................... 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
BẮC GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP TỈNH
NGÀY THI: 30/3/2013
MÔN THI: Ngữ văn; LỚP: 8 PHỔ THÔNG
Bản hướng dẫn chấm có 03 trang

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1

Tiếng Việt
4,0

a.
Ý nghĩa của việc sử dụng các câu hỏi trong đoạn trích tác phẩm Cô bé bán diêm (2,0 điểm)



- Các câu hỏi được sử dụng: Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?; Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ?
- Ý nghĩa: 
+ Đây là câu hỏi mà nhân vật cô bé bán diêm tự đặt đặt ra cho mình như một hình thức tự giãi bày, tự bộc lộ cảm xúc, tâm trạng.
+ Thể hiện ước muốn, khao khát đốt lên ngọn lửa, tạo ra hơi ấm xua tan đi giá lạnh, rét buốt đêm đông.
0,5



0,5

1,0

b.
Các từ cùng thuộc trường từ vựng và tác dụng của trường từ vựng đó trong đoạn trích tác phẩm Cô bé bán diêm (2,0 điểm)



- Các từ cùng một trường: ngọn lửa, xanh lam, trắng, rực hồng, sáng chói chỉ màu sắc và ánh sáng của ngọn lửa.
- Tác dụng: 
+ Miêu tả ngọn lửa của que diêm cháy lung linh, huyền ảo qua cái nhìn đầy mơ mộng của cô bé bán diêm.
+ Thể hiện ước mơ về một ngọn lửa ấm áp, một thế giới đầy ánh sáng, một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc của cô bé nghèo đang sống trong hoàn cảnh bi đát.
1,0


0,5

0,5
Câu 2

Bài học từ hình ảnh chiếc lá cuối cùng mà nhân vật họa sĩ Bơ-men vẽ trong tác phẩm cùng tên của O Hen-ri.
6,0


Yêu cầu về mặt kỹ năng



Học sinh vận dụng các kỹ năng, thao tác nghị luận để viết một đoạn, hoặc một bài văn nghị luận ngắn về bài học rút ra từ hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri. Bài (đoạn) văn cần đảm bảo yêu cầu sau:
- Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, phù hợp.
- Diễn đạt lưu loát, linh hoạt; hành văn uyển chuyển, kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích, bác bỏ…
- Không mắc các lỗi về viết câu, dùng từ, chính tả.



Yêu cầu về kiến thức



 Đây là một dạng đề mở, học sinh có thể có nhiều cách hiểu, rút ra nhiều bài học khác nhau từ một hình ảnh giàu sức gợi trong tác phẩm. Do đó, bài làm có thể tập trung nghị luận về một hoặc nhiều bài học mà học sinh rút ra từ hình ảnh này. Dưới đây là một số khả năng nghị luận:
- Niềm tin, nghị lực trong cuộc sống.
- Tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia.
- Nét tính cách bao dung, vị tha.
- Lối sống nhân ái, giàu đức hy sinh, sẵn sàng cho, thậm chí là cả cuộc sống của mình vì người khác.
 Tuy nhiên, dù nghị luận theo hướng nào cũng cần thể hiện được những luận cơ bản sau:
- Giải thích rõ ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng theo cách hiểu của học sinh, rút ra bài học về lẽ sống từ đó.
- Luận bàn về bài học đã được rút ra: 
+ Những biểu hiện cụ thể.
+ Ý nghĩa, tác dụng.
+ Liên hệ thực tế đời sống và bản thân. 
+ Phương hướng rèn luyện để hình thành cho mình tư tưởng, lẽ sống tích cực.











2,0


1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 3

Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Quê hương của Tế Hanh và đoạn thơ trong bài Khi con tu hú của Tố Hữu.
10,0


Yêu cầu về mặt kỹ năng:



Viết một bài văn nghị luận về tác phẩm, đoạn trích thơ trữ tình với những yêu cầu cụ thể sau:
- Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về nội dung cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, thể thơ, nhịp điệu, các thủ pháp tu từ…) trong hai đoạn trích thơ.
- Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển; không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả.



Yêu cầu về kiến thức:



a. Giới thiệu vấn đề nghị luận (1,0 điểm)
- Giới thiệu về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương, tác giả Tố Hữu và bài Khi con tu hú.
- Dẫn dắt và trích hai đoạn thơ trong đề bài.
b. Cảm nhận về hai đoạn thơ (7,0 điểm)
* Về đoạn thơ trong bài Quê hương của Tế Hanh
- Nội dung, cảm xúc:
+ Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của quê hương miền biển qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình khi đã rời xa, với hình ảnh gần gũi, bình dị mà xúc động.
+ Khung cảnh làng quê với không gian bao la, kỳ vĩ của biển cả, của bầu trời mang tầm vóc vũ trụ, mang điệu hồn riêng của làng chài.
+ Không khí lao động khẩn trương, sôi nổi, tấp nập khi đoàn thuyền đánh cá về bến đỗ với tôm cá đầy khoang. Khung cảnh ấy gợi ra một cuộc sống yên bình, ấm no, vui tươi và hạnh phúc.
+ Hình con người lao động quê nhà bình dị, chất phác, lam lũ, cơ cực mà vạm vỡ, mạnh mẽ, lớn lao sánh ngang với sự kỳ vĩ của thiên nhiên, biển trời.
+ Tình yêu, sự gắn bó sâu sắc và niềm tự hào của nhân vật trữ tình về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người quê hương.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi, mang ý nghĩa biểu tượng cao, để lại ấn tượng mạnh mẽ.
+ Ngôn ngữ giàu sức sợi, giàu chất tạo hình và biểu cảm, cùng với cách diễn đạt gần với lời ăn tiếng nói của người miền biển; các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa, so sánh… được sử dụng linh hoạt, tinh tế.
+ Giọng điệu say mê, hào sảng, xen với giọng trữ tình đằm thắm của nỗi nhớ.
* Về đoạn thơ trong bài Khi con tu hú của Tố Hữu.
- Nội dung, cảm xúc:
+ Đoạn thơ là những dòng hồi ức về quê hương, về đồng ruộng thân yêu, quen thuộc được đánh thức từ tiếng chim tu hú gọi hè vang vọng vào nhà nhà ngục khi tác giả bị giam cầm trong xà lim ở Thừa Thiên.
+ Khung cảnh quê hương được mở ra với không gian mênh mông, bát ngát của đồng ruộng vào mùa, của bầu trời xanh trong, của vườn đang đơm hoa kết trái.
+ Hình ảnh quê nhà trong ký ức của người tù – nhân vật trữ tình hiện ra lung linh trong nắng hè với màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị… được miểu tả sống động, ngập tràn vẻ đẹp và nhựa sống.
+ Nỗi nhớ đồng quê gắn với niềm cô đơn, u uất, với khát vọng tự do của người tù phải xa cuộc sống, xa đồng bào đồng chí.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát với giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết; ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
+ Hình thơ bình dị, mộc mạc mà bay bổng, lãng mạn; kết hợp nhiều giác quan trong việc cảm nhận và thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đồng ruộng.
c. Điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ (2,0 điểm).
- Điểm tương đồng:
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ về quê hương với những hình ảnh thân thương, gần gũi, hằn sâu trong tâm tưởng, với không bao la, bát ngát mang hồn cốt riêng của mỗi vùng quê qua tình yêu mãnh liệt, cảm xúc sâu lắng.
+ Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm; hình ảnh thơ dung dị, mộc mạc mà ý nghĩa biểu tượng cao; giọng điệu tha thiết, say mê.
- Sự khác biệt:
+ Khung cảnh quê hương trong đoạn thơ của Tế Hanh mang nét đặc trưng của không gian miền biển, gắn với những kỷ niệm tuổi thơ, với cuộc sống, lao động của con người; cảm xúc thơ nghiêng về yêu thương, tự hào về mảnh đất, vẻ đẹp của con người quê hương. Còn đoạn thơ của Tố Hữu khắc họa khung cảnh đồng quê ngày hè với âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hương vị đặc trưng, với vẻ đẹp lung linh, sống động; cảm xúc thiên về nỗi niềm cô đơn, khắc khoải của một người tu khao khát tự do bị cách ly khỏi cuộc sống.
+ Tế Hanh sử dụng thể thơ thất ngôn; hình ảnh, thi liệu thiên về những trải nghiệm, những quan sát thực tế tuổi thơ với những ấn tượng đậm nét nhất trong ký ức. Còn nhà thơ Tố Hữu lại sử dụng thể thơ lục bát mang đậm phong vị dân gian; hình ảnh, thi liệu mang đậm cảm xúc lãng mạn, bay bổng trong tương quan đối lập giữa thế giới đồng quê tươi đẹp với không gian ngục tù tăm tối, mất tư do.

1,0





0,5

0,5

0,5


0,5

0,5


0,5

0,5


0,5


0,5


0,5

0,5


0,5


0,5

0,5



0,5


0,5





0,5




0,5



Tổng điểm toàn bài: 
20,0

--------------------------------Hết-------------------------------

Lưu ý khi chấm bài:
- Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý.
- Khuyến khích những bài làm có nhiều tìm tòi, phát hiện, sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện; trừ điểm đối với những bài mắc lỗi kiến thức cơ bản, lỗi hành văn và trình bày.


File đính kèm:

  • docDE DAP AN HSG TINH VAN 8 BAC GIANG 1213.doc