Kiểm tra truyện trung đại môn ngữ văn

docx3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra truyện trung đại môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS............ Kiểm tra truyện trung đại
Lớp ........................	Môn Ngữ Văn

Câu 1 : Em hãy nêu tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du (1.5đ)
Câu 2 :Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều?(2đ)
Câu 3: Thế nào là tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối của đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” để thấy rõ mối quan hệ giữa tình và cảnh.(3đ)
Câu 4: Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân trong Truyện Kiều qua đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”(2.5đ)	
Câu 5: Tại sao nói nhân vật Lục Vân Tiên được xây dựng theo kiểu miêu tả hành động nhân vật.(1đ)	
	 Bài làm
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	
Hướng dẫn chấm
Câu 1 : Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du :
Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ; quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.(0.5)
Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc có truyền thống làm quan(0.25)
Sống phiêu bạt 10 năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi về quê ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh (1796-1802) (0.25)
Ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi. (0.25)
Mất năm 1820 tại Huế , dưới triều Minh Mạng.(0.25)
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm, tiêu biểu là Truyện Kiều.(0.5)
Câu 2 : Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều:
Về nội dung : SGK Ngữ văn 9 trang 79.(1đ)
Về nghệ thuật : SGK Ngữ văn 9 trang 79.(1đ)
Câu 3 : 
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tình là mục đích miêu tả.(0.5)
Phân tích: (0.25)
+ Chú ý nắm được nội dung về bốn bức tranh buồn trông
+ Khuyến khich bài làm có ý sáng tạo.
Câu 4: 
Bốn câu đầu : Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân với vẻ đẹp riêng.(0.75)
Thời gian thấm thoát trôi mau, tiết trời đã chuyển sang tháng ba ( Thiều quang chín chục....) nhưng sức suân vẫn còn tràn trề ( con én đưa thoi...)
Bức tranh mùa xuân có sự hài hòa về màu sắc : trên nền cỏ xanh điểm một vài hoa lê trắng. Từ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn.
Tất cả làm cho mùa xuân có vẻ riêng : mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ( cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo ( xanh tận chân trời) nhẹ nhành thanh khiết.
Tám câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.(0.75)
Có hai hoạt động diễn ra : tảo mộ và du xuân chốn thôn quê ( Hội đạp thanh)
Không khí lễ hội thật náo nức, rộn ràng đông vui. Cách dùng từ láy ( nô nức, sắm sửa, dập dìu...) tạo hiệu quả miêu tả rất sinh động.
Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc học một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa.
Sáu câu cuối: Khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trỏ về.(1đ)
Không khí lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lạnh dần, mọi người chuyển động nhẹ nhàng, mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân con người thơ thẩn, một dòng nước uốn quanh.
Cảnh vẫn vậy nhưng do thời gian thay đổi nên sắc thái khác nhau, nhưng quan trọng hơn , cảnh đã nhuộm tâm trạng con người. Những từ láy ( tà tà, thanh thanh, nao nao...) không chỉ miêu tả trạng thái sự vật mà còn mang cái nhìn của con người.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du : kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình.
Câu 5 : Vì nhân vật Lục Vân Tiên hành động theo từng diễn biến của cuộc đời và đã làm được nhiều đạo lí : trọng nghĩa và khát vọng công bằng đáp ứng nguyện vọng của nhân vật này.

















File đính kèm:

  • docxDe kiem tra truyen trung dai tiet 48.docx
Đề thi liên quan