Kiểm tra kì I môn Lí lớp 6

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra kì I môn Lí lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ I - MA TRẬN LÍ 6
(Tiết 10: Kiểm tra 1tiết lên từ bài 1-9 lên từ bài 1-9:40%; từ bài 10-16:60%)
 Cấp 
 Nội độ 
 dung
Nhận biết
thông hiểu
vận dụng
Đo độ dài, đo thể tích.
(4t)
2câu 
 2đ
2 câu
 2đ
Lực - Hai lực cân bằng; Kết quả tác dụng của lực; Trọng lực - Đơn vị lực
(3t)
1câu
 1đ
1 câu
 1đ
2 câu
 2đ
Lực đàn hồi; Lực-kế phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng; Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. (4t)
3câu
 4đ
3 câu
 4đ
Máy cơ đơn giản; Mặt phẳng nghiêng (2t)
1câu
 2đ
1 câu
 2đ
Tổng
3 câu 
 3đ
4 câu 
 4đ 
2 câu 
 3đ
8 câu 
 10đ 
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC:2008-2009
MÔN:VẬT LÍ 6
(Thời gian 60’ không kể thời gian chép đề )
Họ tên....................................................................Lớp..................Điểm .........
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2đ)
 Có hai thước: Thước thứ nhất dài 30 cm, có chia độ tới mm, thước thứ hai dài 1m có chia độ tới cm.
a) Xác định GHĐ và ĐCNN của mỗi thước.
b) Nên dùng thước nào để đo chiều dài của bàn giáo viên, chiều dài của cuốn sách giáo khoa vật lí 6.
Câu 2: (2đ) 
Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì? Lấy một ví dụ minh hoạ.
Câu 3: (4đ)
 Biết 10 dm3 cát có khối lượng 15kg.
a) Tính khối lượng riêng của cát.
b) Tính thể tích của một tấn cát.
c) Tính trọng lượng của một đống cát 3m3.
Câu 4: (2đ)
 Tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngòeo rất dài?
 Đáp án:KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
MÔN:VẬT LÍ 6
Câu 1:(2đ) 
a) (1đ) Thước 1: Có GHĐ 30cm và ĐCNN là 1mm.
 Thước 2: Có GHĐ 1m và ĐCNN là 1cm.
b) (1đ) Để đo chiều dài của bàn GV ta dùng thước có GHĐ 1m và ĐCNN là 1cm.
 Để đo chiều dài của cuốn sách giáo khoa vật lí ta dùng thước có GHĐ 30cm và ĐCNN là 1mm. 
Câu 2: (2đ) 
 +)Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.(1đ)
+) Ví dụ: (tuỳ H/S) Chẳng hạn: Dùng chân đá vào quả bóng làm quả bóng bay đi, thì lực của chân ta đã tác dụng vào quả bóng làm cho quả bóng bị biến đổi chuyển động. (1đ) 
Câu 3: (4đ)
Tóm tắt đúng được (0,5đ)
Cho biết.
V1=10dm3=0,01m3
m1= 15kg.
m2=1tấn=1000kg.
V3=3m3.
a)D=?
b)V2=?
c)P3=?
Bài giải:
 a) Khối lượng riêng của cát là:
 Áp dụng công thức: D=m1/V1 (0,5đ)
Thay số: D=15/ 0,01=1500kg/m3 (0,5đ)
 b) Thể tích của một tấn cát là:
 Từ công thức D=m2/V2 suy ra V2= m2/D (0,5đ)
Thay số: V2 =1000/1 500 =0,667m3. (0.5đ)
 c) Khối lượng của 3m3 cát là: 
 m3=D.V3
Thay số 
m3 = 1500.3= 4500kg (0,5đ)
 Trọng lượng của 3m3 cát là:
 P= 10m3 (0,5đ)
 Thay số: P= 10. 4500=45000N (0,5đ)
Đáp số: 1500kg/m3; 0,667m3; 45000N
Câu 4:(2đ)
 Đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo để khi ô tô lên dốc đỡ tốn lực hơn.

File đính kèm:

  • docKIEM TRA HK I MON LY 6.doc