Đề đề nghị học kì I năm học: 2013 - 2014 môn: Vật lý lớp 6

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề đề nghị học kì I năm học: 2013 - 2014 môn: Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD&ĐT Đại Lộc
 Trường THCS Mỹ Hòa
ĐỀ ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ I
Năm học: 2013-2014
Môn : VẬT LÝ – LỚP 6
Người ra đề: Huỳnh Năm
MA TRẬN ĐỀ
Nội dung kiến thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
1. Đo độ dài
1câu
C1
0,5đ
0,5đ
2. Đo thể tích
1câu
C3
0,5đ
0,5đ
3. Khối lượng. Đo khối lượng
1câu
C2
0.5đ
0,5đ
4. Lực- Hai lực cân bằng 
2câu
C5
0,5đ
0,5đ
5. Kết quả tác dụng của lực
1câu
C8
1đ
1đ
6. Trọng lực. Đơn vị lực 
1câu
C7
2đ
2đ
7. Lực đàn hồi 
Câu
C4
0.5đ
0,5đ
8. Lực kế. Phép đo lực 
Câu
C6
0.5đ
0,5đ
9. KLR . TLR . Bài tập 
Câu
C9
2,5đ
2,5đ
10. Máy cơ đơn giản 
câu
C10
1,5đ
1,5đ
Tổng
câu
1,5đ
2đ
1đ
2,5đ
0,5đ
2,5đ
10đ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÝ – LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút ( Không kể thời gian phát đề)
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau: 
Câu 1. Dụng cụ dùng để đo độ dài: 
A. Thước	 B. Bình chia độ 	C. Lực kế 	D. Cân 
Câu 2. Trên 1 hộp bánh có ghi 500g , số 500g chỉ :
A. Sức nặng của hộp bánh. 	B. Thể tích của hộp bánh. 
C. Trọng lượng của hộp bánh. 	D. Khối lượng bánh trong hộp .
Câu 3. Người ta dùng bình chia độ có GHĐ 100 cm3, trong bình chứa 50 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình mực nước trong bình dâng lên tới vạch 85 cm3. Thể tích hòn đá là:
A. V = 85 cm3	B. V= 35 cm3	 C. V= 135 cm3 D. V= 50 cm3 
Câu 4. Lực đàn hồi xuất hiện khi:
 A. Lò xo nằm yên trên bàn. B. Một cành cây bị gãy.
C. Lò xo bị kéo dãn ra.	D. Lò xo được treo thẳng đứng.
Câu 5. Hai lực cân bằng là:
A. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và chiều.
B. Hai lực mạnh như nhau, không cùng phương nhưng cùng chiều, cùng đặt lên một vật.
C. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng đặt lên một vật.
D. Hai lực không mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Câu 6. Nếu dùng lực kế đo trọng lượng của một vật có khối lượng 2,5kg thì lực kế sẽ chỉ:
A. 2,5N 	B. 250N 	C. 0,25N 	D. 25N
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 7.(2điểm) Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
Câu 8.(1 điểm). Nêu ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: 
a. Từ chuyển động sang đứng yên?
b. Chuyển động nhanh sang chuyển động chậm dần?
Câu 9.(2,5điểm) Một quả cầu nhôm có thể tích 40dm3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3.
a. Tính khối lượng của quả cầu đó?
b. Tính trọng lượng của quả cầu?
c. Tính trọng lượng riêng của nhôm?
Câu 10.(1,5điểm) Em hãy nêu các máy cơ đơn giản đã học? Khi sử dụng các máy cơ đơn giản để nâng vật ta được gì? Để đưa một thùng dầu nặng 200kg lên gác ta dùng máy cơ đơn giản nào?
III. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: (3đ)(chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
D
B
C
C
D
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 7. (2 điểm)
- Trọng lực là lực hút của trái đất.(1đ)
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất.(1đ)
Câu 8. (1 điểm)
 - HS nêu được mỗi trường hợp 01 ví dụ đúng cho 0,5 điểm.
Câu 9.(2,5 điểm)
V = 40 dm3 = 0,04 m3 
 D = 2700 kg/m3 
 m= ?	(0,25đ)
 P = ? 
 d = ? 
a. Khối lượng của quả cầu là: 
 m = D x V = 0,04 m3 x 2700 kg/ m3 = 108 (kg). (0,75đ)
 	b. Trọng lượng của quả cầu là: 
 P =10 x m = 10 x 108 = 1080( N). (0,75đ)
c. Trọng lượng riêng của nhôm là: 
 d = = 1080N : 0,04m3 =27000. (N/m3) (0,75đ) 
Câu 10 (1,5 điểm)
- Kể tên 3 loại máy cơ đơn giản.(0,5đ) 
- Nêu được tác dụng nâng vật dễ dàng.(0,5đ) 
- Nêu phương án dùng ròng rọc.(0,5đ) 
* Lưu ý :	- HS giải bằng cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
	- Nếu thiếu công thức thì trừ 0,25 điểm.
	- Nếu thiếu hoặc sai đơn vị trừ 0,25 điểm cho toàn bài.

File đính kèm:

  • docLY61_MH1.doc
Đề thi liên quan